Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 18)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 18)

Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức :

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Giới thiệu Menđen là người đạt nền mòng cho Di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen

- Nêu được các thí nghiệm của men đen và rút ra nhận xét

2. Kỹ năng :

 

doc 206 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.5.2010	
Ngày dạy: 31.5.2010
Tiết 1
PHẦN I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ.
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN.
BÀI 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Giới thiệu Menđen là người đạt nền mòng cho Di truyền học 
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen
- Nêu được các thí nghiệm của men đen và rút ra nhận xét
2. Kỹ năng :
- Phat triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
3. Thái độ:
 Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
II.Phương pháp dạy học:
 Sử dụng phương pháp hỏi đáp và hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Tranh phóng to H1.2 SGK.
 + ảnh chân dung của Men Đen.
+Bảng phụ: Liên hệ các tính trạng của bản thân với các tính trạng của bố mẹ.
- Học sinh: Học bài, đọc trước bài 1- SGK trang 5 và trả lời câu hỏi trang 7 SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Bài mới.(40 phút)
ĐVĐ: Tại sao nói “Nòi nào thì nảy ra giống ấy”. Vì có hiện tượng di truyền. Để hiểu di truyền là gì? Và Men Đen là người đặt nền móng cho di truyền như thế nào ta xét vào bài hôm nay.
 Hoạt động 1(15 phút).
 Tìm hiểu về di truyền học.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo Ñ(tr. 5). Liên hệ với bản thân mình có những điểm giống và khác với bố mẹ?
- theo bảng sau:
- GV: Treo bảng phụ.
- GV giải thích:
/ Đặc điểm giống bố mẹ gọi là hiện tượng di truyền.
/Đặc điểm khác bố mẹ gọi là hiện tượng biến dị. 
? Thế nào là di truyền?
? Thế nào là biến dị?
-GV:giải thích BD và DT là 2 hiện tượng gắn liền với quá trình sinh sản.
? Vậy nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? 
Hoạt động cá nhân theo bảng sau
Tính trạng
Khác bố mẹ
Giống bố
Giống mẹ
Màu mắt
Tai
Màu da
Màu mắt
- Gọi một học sinh trình bày đặc điểm của bản thân giống và khác với bố mẹ.
- Học sinh dựa vào kết quả bài tập và tài liệu SGK để trả lời được hiện tượng di truyền và biến dị.
-Lớp nhận xét và bổ sxung.
- HS ngiên cứu „ SGK để trả lời. 
*Tiểu kết:
Hoạt động 2 (25 phút).
 Men Đen người đặt nền móng cho di truyền học.
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu và nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen, phương pháp phân tích các thế hệ lai.
+ Hiểu và nhớ được một số thuật ngữ, các kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV treo ảnh và giới thiệu tiểu sử của Men Đen
-GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ 19 và phương pháp nghiên cứu của Men Đen.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 ( SGK- Trang 6 ) 
? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai ? 
- đọc „ mục II.
? Nêu phương pháp nghiên cứu của Men Đen?
-GV giải thích thêm: tính độc đáo của phương pháp nghiên cứu di truyền và giải thích vì sao Men Đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu. 
-Hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ, yêu cầu HS lấy VD minh họa cho từng thuật ngữ 
-GV nhận xét, sửa chữa.
-Giới thiệu một số kí hiệu thường hay dùng trong di truyền.
VD: - thế hệ xuất phát: P
 - con lai: F
-HS nghe hiểu.
-Hoạt động nhóm bàn, quan sát và phân tích theo hình 1.2. Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
-HS nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- đọc „ và trình bầy nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai
 *Tiểu kết: 
- Phương pháp phân tích cơ thể lai : 
 Nội dung SGK – Trang 6.
- Đối tượng nghiên cứu:Đậu Hà Lan.
* Một số thuận ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
- Thuật ngữ:
- Tính trạng: 
- Cặp tính trạng tương phản: 
- Nhân tố di truyền:(gen)
- Giống thuần chủng:
- Kí hiệu:
-(x) : phép lai.
-P : cặp bố mẹ xuất phát.
-G : giao tử.
-F1 : thế hệ lai thứ 1 của P.
-F2 : thế hệ lai thứ 2 của P.
-FB : con lai của phép lai phân tích 
3. Kiểm tra - Đánh giá(4 phút).
- Trình bày nội dung, phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen ?
- Tại sao Men Đen chọn các cặp tương phản để thực hiện phép lai ?
- Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “ Cặp tính trạng tương phản”. 
4. Dặn dò và hướng dẫn học bài.(1 phút):
- Học bài theo nội dung SGK và câu hỏi.
- Kẻ bảng 2 – Trang 8 vào vở.
- Chuẩn bị trước bài 2: Lai một cặp tính trạng.
Ngày soạn: 29.5.2010
Ngày dạy: 1.6.2010
Tiết 2
BÀI 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình.
- Có kĩ năng phân tích số liệu, tư duy toán học.
3. Thái độ:
 Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền.
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
 + Tranh phóng to H 2.1, 2.2, 2.3 SGK trang 8- 9.
- Học sinh: 
 Đọc trước bài 2- SGK trang 8 và trả lời câu hỏi trang 10 SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức (1 phút): 
 2.Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
 Câu 1:Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
 Câu 2: Nêu các thuật ngữ và ghi lại các kí hiệu lên bảng.
3. Bài mới: (35 phút) 
 ĐVĐ: GV cho học sinh trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen. Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ?
Hoạt động 1: Thí nghiệm của Men Đen.
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen.
+ Nêu khái niệm kiểu hình, tính trội, tính lặn.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV treo tranh hình 2.1 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan, nhấn mạnh đây là công việc mà Men Đen tiến hành rất công phu, cẩn thận, tỉ mỉ.
-Giáo viên nêu câu hỏi:
?Tại sao Men Đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu?
?Men Đen cắt bỏ nhị ở cây mẹ nhằm mục đích gì?
-Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành Ñ 1 bảng 2 trang 8.
-Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền kết quả bảng 2
-GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn
?Các tính trạng hoa đỏ, thân cao, quả lục gọi là gì?
?Các tính trạng hoa trắng, thân lùn, quả vàng gọi là gì?
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét:
? Số loại kiểu hình ở F1 ?
? Số loại và tỷ lệ kiểu hình ở F2 (Tỷ lệ 3:1 đúng khi số lượng cá thể lớn, P thuần chủng, tính trội phải trội hoàn toàn)
-Giáo viên nhận xét nếu thay đổi vị trí các giống làm bố hay làm mẹ thì kết quả vẫn không thay đổi. Điều này chứng tỏ vai trò của bố mẹ trong di truyền là ngang nhau.
-GV yêu cầu học sinh thực hiện Ñ2
 -Giáo viên ý học sinh nhắc lại nội dung bài tập.
-Giáo viên chốt kiến thức.
-Học sinh nhớ thí nghiệm.
-Hoạt động cá nhân 1 phút trả lời
+Đậu Hà Lan có tính tự thụ phấn cao.
+Ngăn ngừa tự phấn, 
-Học sinh hoạt động cá nhân (2 phút), lớp theo dõi nhận xét.
-Học sinh dựa vào bảng 2 nêu.
-Học sinh ghi nhớ khái niệm.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn 2 phút thống nhất ý kiến trả lời.
-Học sinh dựa vào kết quả bảng 2 trả lời.
+F1 1 loại (đồng tính)
+F2 2 loại (phân tính) theo tỷ lệ 3:1
-Học sinh lựa chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ trống.
+Đồng tính.
+ 3 trội : 1 lặn. 
-Học sinh khác lên thuyết minh trên sơ đồ hình 2.2
-1 vài học sinh đọc nội dung bài tập, học sinh khác lên trình bày trên sơ đồ hình 2.2 
 * Tiểu kết: 
-Lai giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD
P:Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 Hoa đỏ
F2:3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
2.Các khái niệm:
- Kiểu hình: là tập hợp các tính trạng của cơ thể sinh vật.
-Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ở F1.
-Tính trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà đến F2 mới được biểu hiện.
3. Kết luận:
 Bài tập điền từ SGK trang 9
 Hoạt động 2.(18 phút)
 Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm.
- Mục tiêu: 
 Học sinh giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen phát biểu được nội dung quy luật phân li. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Giáo viên nêu quan niệm đương thời Men Đen về sự di truyền hoà hợp.
-Quan niệm của Men Đen về giao tử thuần khiết.
-Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả F1 đồng tính, F2 phân tính theo tỷ lệ 3:1?
-Giáo viên treo tranh hình 2.3 yêu cầu học sinh QS, kết hợp nghiên cứu „ trả lời
-Giáo viên chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ lai.
1.Chữ cái A,a quy định cái gi
-Giáo viên nhấn mạnh quy ước chữ cái in hoa gen trội, chữ cái in thường tương ứng gen lặn.
2.Trong tế bào dinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại như thế nào?
3.Trong giao tử các nhân tố di truyền tồn tại và khác tế bào dinh dưỡng như thế nào?
4.Các nhân tố di truyền được tổ hợp như thế nào?
5.Tỉ lệ các loại giao tử ở F1? Tỉ lệ các loại tổ hợp giao tử ở F2? Tỉ lệ kiểu hình F2?
-GV cung cấp cho HS:
 /Khái niệm alen: Là trạng thái khác nhau của cùng một gen.
/Cặp alen: hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trong cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội: AA, Aa, aa.
-Giáo viên chốt kiến thức dưới dạng sơ đồ lai
?Tại sao F2 lại có tỷ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
-Giáo viên hoàn thiện kiến thức.
-Phát biểu nội dung quy luật phân li? 
HS hoạt động nhóm HS thảo luận nhóm bàn 3 phút: N1, N3, N5.Câu1,2, 3.
+N2, N4, N6 câu 4, 5.
Các nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
-Quy ước nhân tố di truyền.
-Sự tồn tại của nhân tố di truyền trong tế bào.
-Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại từng cặp: AA, aa, Aa
-Trong giao tử nhân tố di truyền tồn tại một mình A hoặc a.
-Một giao tử đực kết hợp với 1 giao tử cái.
-F1 có hai loại giao tử, tỷ lệ 1A:1a.
-F2 có 3 loại tổ hợp theo tỷ lệ: 1A: 2Aa: 1aa.
-F2 có tỷ lệ kiểu hình 3đỏ: 1 trắng.
- Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA.
-Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các TT.
-kết luận SGK trang 9
 1.Giải thích:
+Qui ước:
- Gen A hoa đỏ.
- Gen a hoa trắng.
+Cây đậu hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AA.
Cây đậu hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aa.
+Sơ đồ lai: P : Hoa đỏ x Hoa trắng.
 AA aa
 G: A a
 F1: Aa: Hoa đỏ
 Cho F1 x F1: 
 Aa x Aa
 Gf1: A, a A, a.
 F2:
 ♂
♀
A
a
A
AA.
Hoa đỏ
Aa
Hoa đỏ
a
Aa
Hoa đỏ
aa
Hoa trắng
+Kết luận:
F2Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 3đỏ: 1trắng.
+Men Đen đã giải thích: Các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền qui định cặp tính trạng tương phản ... inh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, đại bàng, hổ.
+Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, giun đất.
4. Củng cố đánh giá: ( 5 phút)
Câu 1: Cho các chuỗi thức ăn sau đây:
a. Cỏ → Thỏ → ?
b. Cây lúa → Sâu đục thân → ? →Vi sinh vật.
c. Cỏ → ? → Hổ 
1.Hãy viết tiếp các mắt xích phù hợp vào chỗ có dấu?, để hoàn thành chuỗi thức ăn trên?
2. Thế nào là mắt xích trong chuỗi thức ăn?
 Đáp án:
1. Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau:
a. Cỏ → Thỏ → Cáo
b.Cây lúa → Sâu đục thân → Ong mắt đỏ →Vi sinh vật.
c. Cỏ → Dê, Thỏ →Hổ
Câu2:
Hãy sắp xếp các sinh vật trong chuỗi thức ăn trên theo thành phần của hệ sinh thái?
Đáp án: - Sinh vật sản xuất : Cỏ, Lúa.
 - Sinh vật tiêu thụ : Thỏ, Sâu đục thân, Dê, Hổ.
 - Sinh vật phân giải: Vi sinh vật. 
5. Dặn dò 
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 153.
- Đọc mục “ Em có biết” SGK trang 153.
- Đọc trước nội dung bài thực hành HST
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG.
Tiết 49
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên.
- Từ đó có được ý thức trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai.
2. Kĩ năng : - Thu thập thông tin,khái quát hoá kiến thức, HĐN.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và các thế hệ mai sau.
II.Đồ dùng dạy học 
- Giáo viên: 
+ Tư liệu về môi trường và các hoạt động của con người tác động tới môi trường. 
 + Tranh hình 53.1 SGK trang 157.
- Học sinh: 
+Trả lời câu hỏi SGK trang 160.
+Hoàn thành bảng 53.1, 53.2 trang 159 và trang 160.
III. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, hoạt động nhóm.
IV.Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra
* Khởi động: Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất họ đã biết khai thác các ngồn, lợi từ môi trường tự nhiên phục vụ cho lợi ích của mình đó là cơ sở hình thành nên các ngành kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp...Vì vậy họ đã làm cho môi trường bị thay đổi. Vậy trách nhiệm của con người đối với môi trường là gì? 
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1.(16 phút)
Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội.
- Mục tiêu:
 + Chỉ ra được tác động 2 mặt có lợi và có hại của con người qua các thời kỳ phát triển.
 - Tiến hành: HĐN ( 5 phút)
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
→ GVtreo tranh vẽ các hình thức khai thác tài nguyên của con người theo hình: 53.1, 53.2, 53.3 SGK tr 157, 158.
 → GV cung cấp kiến thức về tác động của con người tới môi trường qua các giai đoạn phát triển của xã hội.
→ yêu cầu HS lấy thêm ví dụ dẫn chứng.
? Vậy tác động của con người vào môi trường qua các thời kì xã hội như thế nào?
→ GV nhận xét bổ xung.
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội:
- Tác động của con người:
+ Thời kì nguyên thuỷ: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ → giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp:
+ Trồng trọt chăn nuôi.
+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất → Làm thay đổi đất và tầng nước mặt.
- Xã hội công nghiệp:
+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp → Đất trồng bị thu hẹp.
+ Rác thải rất lớn.
Hoạt động 2.(16 phút)
Tìm hiểu tác động của con người tới môi trường tự nhiên.
- Mục tiêu:
 + chỉ ra được hoạt động cụ thể của con người gây hậu quả cho môi trường
- Tiến hành: HĐNB ( 2 phút) 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
→ GV nêu câu hỏi:
? Những hoạt động nào của con người phá huỷ môi trường tự nhiên?
? Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì?
→ GV thông báo kết quả đúng( Theo SGV trang 178). 
? Ngoài ra còn những hoạt động nào làm suy thoái môi trường mà em biết?
→ GV nêu vấn đề:
? Em hãy trình bày hậu quả của chặt phá rừng và cháy rừng?
II.Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên: 
- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu như:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Xói mòn đất → gây lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
+ Nhiều loài sinh vật bị mất. Đặc biệt là động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Hoạt động 3.(8 phút)
Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
- Mục tiêu:
+ Chỉ ra được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoá. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tiến trình: HĐCN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
→ GV nêu câu hỏi:
? Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường?
→ GV nhận xét và giúp đỡ HS hoàn thiện nội dung kiến thức.
→ Cho HS liên hệ: Cho biết thành tựu con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường?
III.Vai trò của con người, trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
- Hạn chế sự gia tăng dân số.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Pháp lệnh bảo vệ sinh vật.
- Phụ hồi trồng rừng.
- Xử lí rác thải.
- Lai tạo giống có năng suất và phẩm chất tốt.
4. Củng cố đánh giá:( 5 phút)
Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến suy thoái của môi trường do tác động của con người?
Câu 2: Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường?
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 160..
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiết: 50
BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được thế nào là ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó có được ý bảo vệ môi trường sống.
- mỗi HS chỉ ra được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
2. Kĩ năng : Quan sát, khái quát hoá kiến thức, HĐN
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống cho chính mình và các thế hệ mai sau.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: 
 + Tranh hình từ: H54.1: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí. 
 H54.2:Con đường phát tán các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học trong tự nhiên.
 H54.3: Nhà máy điện nguyên tử.
 H54.4: sữa bò bị nhiễm chất phóng xạ.
 H54.5: Muỗi truyền nhiễm mầm bệnh sốt rét sang người.
 H54.6: Người ăn gỏi cá bị nhiễm bệnh sán lá gan. 
 + Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
 + Bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài
III. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, HĐN
IV.Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra đầu giờ:(5 phút)
? Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người.
? Nêu những biện pháp chính để con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên 
* Khởi động : Trong quá trình sống, lao động..... Con người đã gây ô nhiễm môi trường tự nhiên vậy các tác nhân nào gây ra ô nhiễm? quá trình phát sinh như thế nào?
3.Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động 1.(5 phút)
Ô nhiễm môi trường là gì.
- Mục tiêu:
 + Học sinh nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
 + Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
 - Tiến hành: HĐCN 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
→ GV nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi:
? Thế nào là ô nhiễm môi trường?
? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
? Do đâu môi trường bị ô nhiễm?
→ GV cho HS thảo luận, cần lưu ý:
- HS thành phố: Rác thải, khói bụi→ Gây ô nhiễm ?
- HS nông thôn: chưa thấy hết tác hại của phân, thuốc sâu để trong nhà? 
→ GV nhận xét phần thảo luận và yêu cầu học sinh khái quát hoá kiến thức.
I. Ô nhiễm môi trường là gì:
1. Khái niệm:
 Ô nhiễm môi trường là: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
2. Nguyên nhân:
- Do hoạt động của con người gây ra
- Do hoạt động tự nhiên như: núi lửa, vi sinh vật gây bệnh phát triển...
Hoạt động 2.(30 phút)
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. 
- Mục tiêu:
 + Chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiêm môi trường và tác hại của nó. Từ đó biết cách tránh ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
HS nghiên cứu nhanh  II (trang 161→164) yêu cầu HĐN lớn thực hiện lệnh
? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm 
? Các chất khí thải gây độc đó là chất gì?
? Vậy các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
→ GV yêu cầu quan sát hình 54.1 SGK trang 161và thực hiện Ñ1. 
→ GV đánh giá kết quả của các nhóm theo bảng:
→ Y/C thực hiện Ñ2: Liên hệ?
→ GV treo tranh hình 54.2. Y/C HS thực hiện theo ÑSGK trang 163.
→ QS hình: 54.3 và 54.4,
? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
? Các chất phóng xạ này gây tác hại như thế nào?
Y/C đọc  Phần 4 SGK trang 163 hoàn thành Ñ1, bằng cách: GV gọi 2 HS:
/ 1 em đọc tên các chất thải.
/Một em đọc hoạt động thải.
→ Lưu ý: Chất thải rắn gây tai nạn cho người, cản trở giao thông.
→ QS hình 54.5 và 54.6 SGK trang 164- 165.
? để phòng tránh các bệnh do sinh vật gây nên, chúng ta cần có biện pháp gì?
→ GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. 
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm: 
1. Ô nhiễm do các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các chất thải từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu, thải do sinh hoạt, đã gây ô nhiễm không khí.
2 .Ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các chất hoá học độc hại được phát tán và tích tụ:
+ Hoá chất (dạng hơi) → Mưa → ao, sông, biển, đất → Tích tụ làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ:
-Gây đột biến ở người và sinh vật.
- Gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất rắn.
Các chất rắn gồm:
+Đồ nhựa, đồ cao su, dụng cụ kim loại, giấy
+ Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây.
+Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm đất, đá, vôi, cát... 
+ Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm...Các gia đình thải ra nhiều loại rác như túi nilon dùng gói thức ăn, thức ăn thừa.
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí (phân, rác thải sinh hoạt, xác động vật) 
-SV gây bệnh cho người qua đường tiêu hoá, hô hấp, ngủ không màn, thói quen ăn gỏi (cá,thịt).
4. Củng cố đánh giá ( 5 phút)
Câu 1: Em hãy chọn các phương án đúng như sau:
 1. Những việc làm nào dưới đây của con người ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên:
a. Săn bắt động vật hoang dã.	 e. Chặt phá rừng.
b. Khai thác khoáng sản.	 h. Đốt rẫy làm nương.
c. Trồng cây trong vườn trường.	 i. Xây dựng công viên cây xanh.
d. Vệ sinh đường phố.
2.Những hoạt động nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường:
a. Sử dụng phương tiện giao thông. e. Vứt rác bừa bãi ra môi trường.
b.Xây dựng nhà máy, khu công nghiệp. h. Phun thuốc trừ sâu. 
c. Xây dựng hệ thống nước thải. k. Trồng cây gây rừng.
d. Xây dựng công trình thuỷ lợi. 
 Đáp án : 1. a, b, e, h.
 2. a, b, e, h. 
5. Dặn dò 
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 165.
- Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và những công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sin h 9 BT.doc