1/. Kiến thức:
- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- HS hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen .
- HS hiểu và ghi nhớ một số thật ngữ , kí hiệu trong di truyền học .
2/. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình .
- Phát triển tư duy phân tích so sánh
3/. Thái độ:
Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ Thứ Phần I Di truyền và biến dị Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen Tiết 1 Bài 1: Men đen và di truyền học I/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức: - HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. - HS hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của men đen . - HS hiểu và ghi nhớ một số thật ngữ , kí hiệu trong di truyền học . 2/. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình . - Phát triển tư duy phân tích so sánh 3/. Thái độ: - Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học . - Gây được hướng thú cho học sinh , lòng say mê môn học . Ii/ Đồ dùng dạy học: * GV: Tranh phong to hình 1.1 SGK / 6. * HS: Nghiên cứu bài ở nhà . Iii/. Tiến trình bài giảng: 1/. ổn định tổ chức lớp : - ổn định lớp : - Kiển tra sĩ số : 9A ; 9B ; 9C 2/.Kiểm tra bài cũ: 3/. Bài mới: * Mở bài : Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỷ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học , Men Đen là người đầu tiên đặt nền móng cho di truyền học , di truyền và biến dị gắn liền với di truyền học ntn ? Thì cô cùng các em đi nghiên cứu bài hôm nay . Hoạt động 1:(10 phút) Tìm hiểu di truyền học Mục tiêu : Hiểu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học . Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập mục ^ sgk / 5 và liên hệ bản thân mình có những đặc điểm giống và khác với bố mẹ ntn? Về hình dạng tai, mắt, mũi, màu da, màu mắt, màu tóc, . HS: Trình bày những đặc điểm giống và khác với bố mẹ . GV: Phân tích và giải thích cho học sinh hiểu . + Những đặc điểm con giống với bố mẹ là hiện tương di truyền . + Những đặc điểm con khác với bố mẹ là hiện tượng biến dị . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức . GV?Thế nào là hiện tượng di truyền và biến dị ? HS : Phát biểu . GV: Nhắc lại KN và giải thích rõ ý nghĩa của hiện tượng di truyền và biến dị . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức . GV: Yêu cầu học sinh đọc lại thông tin SGK/5 Và Trình bày ND, ý nghĩa thực tiễn của DTH . HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi . GV ? Em hãy giải thích các ND nghiên cứu của DTH ? . HS: Phát biểu . GV: Chốt lại kiến thức. I/. Di truyền học * Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu . * Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết . * Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị . * Di truyền học có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại, khoa học chọn giống và có vai trò lớn đối với nền y học . Hoạt động 2:(15 phút) Men đen- người đặt nền móng cho DTH Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu DTH của Men đen , phương pháp phân tích các thế hệ lai. Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV: Giới thiệu tiểu sử của Men đen và gọi học sinh đọc thông tin SGK/7 . HS: Nghe giảng và đọc thông tin trong SGK/7 . GV: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỷ XX và phương pháp nghiên cứu của Men đen . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức . GV ? Phương pháp phân tích các thế hệ lai là gì ? Hãy nêu các ND cơ bản của phương pháp lai phân tích ? HS: Phát biểu. GV : Giảng giải cho học sinh hiểu được tính độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức . GV? Vì Sao Men đen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ? . HS: Vì cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính . GV: Chốt lại kiến thức . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở . II/. Men Đen – Người đặt nền móng cho DTH. * Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ . * Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra định luật di truyền các tính trạng của bố mẹ, con cháu . * Đối tượng nghiên cứu của Men đen trên cây đậu Hà Lan ví cây đậu Hà Lan là loài hoa có hoa lưỡng tính tự thụ phấn khá nghiêm ngặt. Hoạt động 3: (15 phút) Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của DTH Mục tiêu: HS nắm được 1 số thuạt ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học . Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV: Yêu cầu học sinh tự n/c thông tin trong SGK/6 Và nghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi . HS: Thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi . GV? Thế nào là tính trạng ? HS: Dựa vào thông tin trong SGK/6 Trả lời câu hỏi . GV? Thế nào là cặp tính trạng tương phản ? HS: Trả lời . GV? Gen là gì ? HS: Dựa vào ND trong SGK/6 trả lời câu hỏi . GV? Giống thuần chủng là gì ? HS: Trả lời GV: Chốt lại kiến thức . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học . GV: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ một số kí hiệu cơ bản của di truyền học . HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học . GV: Gọi học sinh đọc phần kết lận chung. III/. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH. 1/. Thuật ngữ của DTH. * Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể. * Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng . * Gen là nhân tố DT qui định một hay một số tính trạng nào đó của cơ thể . * Giống thuần chủng là giống có đặc tính DT đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước . 2/. Một số kí hiệu cơ bản của DTH. - P: Cặp bố mẹ xuất phát . - X: Kí hiệu phép lai. - G: Giao tử. - F: Thế hệ lai. - F1: Thế hệ lai thứ nhất con của P. - F2: Thế hệ lai thứ hai được sinh ra từ F. Hoạt động 4:(5 phút) 4/. Củng cố 1/ Tại sao Men Đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai ? 2/ Em hãy nêu ND cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen? 5/. Hướng dẫn học ở nhà: GV: Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK/7. GV: Yêu cầu học sinh về nhà học bài theo câu hỏi /7. GV: Yêu cầu học sinh kẻ sẵn bảng 2 SGK/8 vào vở bài tập . GV: Yêu cầu học sinh n/c trước bài 2. IV/. Rút kinh nghiệm bài giảng. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn : Ngày giảng: Thứ Thứ Tiết 2 Bài 2: Lai một cặp tính trạng i/. Mục tiêu bài học: 1/. Kiến thức: - HS trình bày và phân tích được TN lai một cặp tính trạng của Men Đen . - HS hiểu và phát biểu được ND qui luật phân ly của Men Đen . - HS hiểu và ghi nhớ một số khái niệm về kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - HS giải thích được kết quả TN theo quan điểm của Men Đen . 2/.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình . - Phát triển tư duy phân tích so sánh , lo gíc . 3/.Thái độ: - Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học . - Gây được hướng thú cho học sinh , lòng say mê môn học . - Củng cố niềm tin vào khoa học khi n/c tính qui luật của hiện tượng sinh học . Ii/. Đồ dùng dạy học: * GV: Tranh phong to hình 2.1 và H 2.2 SGK / 8-9. Bảng phụ . * HS: Nghiên cứu bài ở nhà . Iii/. Tiến trình bài giảng: 1/. ổn định tổ chức lớp: - ổn định lớp : - Kiển tra sĩ số : 9A ; 9B ; 9C 2/. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1:(5 phút) HS1: Em hãy nêu ND cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen ? HS2: Hãy nêu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH? 3/. Bài mới: Mở bài : Lai các cặp tính trạng bố mẹ thuàn chủng khác nhau về 1 hoặc 1 số tính trạng rồi theodõi sự DT riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên cơ thể con cháu của từng cặp bố mẹ, vậy sự DT tính trạng của bố mẹ con cháu ntn? Thì cô cùng các em đi n/c bài hôm nay . Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu thí nghiệm của Men Đen Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được các TN lai một cặp tính trạng của Men Đen , phát biểu được ND qui luật phân li. Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV: Yêu cầu học sinh tự n/c thông tin trong SGK/8 và ghi nhớ kiến thức . HS: Tự n/c thông tin trong SGK/8. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H2.1 và giới thiếuự thụ tinh, thụ phấn nhân tạo trên cây đạu Hà Lan . HS: Quan sát tranh và ghi nhớ kiến thức. GV: Sử dụng bảng 2 để phân tích các KN về kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn . GV: Treo bảng 2 lên bảng và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm NX, Ghi ND vào bảng. HS: Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến hoàn thiện bảng. GV: Yêu cầu học sinh XĐ tỷ lệ KH ở F2 trong từng trường hợp . HS: Thảo luận thống nhất ý kiến điền vào bảng. GV: Từ kêt quả đã tính toán được rút ra tỷ lệ ở F2 là 3:1 HS: Ghi nhớ kiến thức . GV: Gọi 1 hs làm bài tập điền từ trongSGK/9 để rút ra ND ĐL phân li của Men Đen . HS: Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống. 1- đồng tính 2- 3 trội : 1 lặn GV: Gọi 1 học sinh đọc lại ND định luật phân li. HS: Đọc lại ND định luật phân li . GV: Chốt lại kiến thức bài học. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học . I/. Thí nghiệm của Men Đen 1/. Các khái niệm a/ Kiểu hình - kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. b/ Tính trạng trội - Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở đời F1. c/ Tính trạng lặn - Tính trạng lặn là tính trạng chỉ đến F2 mới được biểu hiện. 2/. Thí nghiệm của Men Đen * Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. VD: P: Hoa đỏ X Hoa trắng F1: Hoa đỏ F1x F1: Hoa đỏ X Hoa đỏ F2: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng 3/. Nội dung qui luật phân li * Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn . Hoạt động 3:(20 phút) Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen . Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV: Giải thích quan niệm đương thời của Men Đen về di truyền hoà hợp và nêu quan niệm của Men Đen về giao tử thuần khiết. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức. GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập trongSGK/9. HS: Quan sát H 2.3 thảo luận nhóm và XĐ tỷ lệ . GV? Tại sao tỷ lệ các loại giao tử ở F1 và tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 là bao nhiêu? HS: TRả lời ( G : F1 Là 1A : 1a) . GV? Tại sao F2 có tỷ lệ là 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng ( 3 trội : 1 lặn ). HS: Vì hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử A A ... - HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn 2/. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm - Kĩ năng khái quát hoá kiến thức. - Rèn kĩ năng phát triển tư duy, logic - Rèn kĩ năng tổng hợp vận dụng kiến thức 3/. Thái độ: - Gây được hứng thú cho học sinh. - Giáo dục học sinh ý thức tự học và lòng say mê môn học. Ii/. Đồ dùng dạy học: * GV: Bảng phụ * HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà . Iii/. Tiến trình bài giảng 1/. ổn định tổ chức lớp : - ổn định lớp : - kiển tra sĩ số : 2/. Kiểm tra bài cũ : 3/. Bài giảng : Hoạt động 1: Sinh học cá thể Mục tiêu: HS chỉ rõ và khái quát hóa kiến thức về các hệ cơ quan của TV và của con người. Lấy VD về sự liên quan giữa các hệ cơ quan trong cơ thể. Hoạt động của thầy và trò Nội Dung GV y/c HS hoàn thành bảng 65.1và 65.2 - GV chữa - Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở TV và ngời - Em hãy lấy VD CM sự hoạt động của các cơ quan hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau? I/ Sinh học cá thể - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày - Cá nhân đọc lại nội dung bảng * ở TV - Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể. - Nhng láchỉ quang hợp đc khi rễ hút nước, MK và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá *ở người - Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể hoạt động, lao động, di chuyển Để thực hiện đc chức năng này cần có năng lợng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, O2 do hệ hô hấp và đc vận chuyển tới từng TB nhờ hệ tuần hoàn Bảng 65.1: Chức năng của các cơ quan ở cây có hoa Cơ quan Đặc điểm Rễ Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây Thân Vận chuyển nước và MK từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận # của của cây Lá Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí vối môi trường ngoài và thoát hơi nước Hoa Thực hiện thụ phấn, thụ tinh kết hạt và tạo quả Quả Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt Hạt Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống Bảng 65.2: Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan Cơ quan và hệ cơ quan Chức năng Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể. Tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxi vào TB và chuyển sản phẩm phân giải từ TB tới hệ bài tiết theo dòng máu Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với MT ngoài: Nhận ôxi và thải cacbônic Tiêu hóa Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể Da Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể Thần kinh và giác quan Điều khiển,điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn Tuyến nội tiết Điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là các QT TĐC, chuyển hóa vật chất và năng lượng bằng con đờng thể dịch ( Đường máu) Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống Hoạt động 2: Sinh học tế bào Mục tiêu: HS khái quát hóa được chức năng về các bộ phận của TB. Khái quát được các hoạt động sống của TB. Hoạt động của thầy và trò Nội Dung - GV y/c HS hoàn thành nội dung các bảng 65.3 đến 65.5 - GV chữa - Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở TB TV - GV nhắc HS ôn kỹ các hoạt động sống của TB đặc điểm quá trình nguyên phân và giảm phân II/ Sinh học tế bào - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày - Cá nhân đọc lại nội dung bảng Bảng 65.3. Chức năng của các bộ phận ở TB Các bộ phận Chức năng Thành tế bào Bảo vệ TB. Màng tế bào Trao đổi chất giữa trong và ngoài TB. Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của TB. Ti thể Thực hiện sự chuyển hóa năng lượng của TB. Lục lạp Tổng hợp chất hữu cơ( quang hợp). Ri bô xôm Tổng hợp prôtêin. Không bào Chứa chất dịch TB. Nhân Chứa vật chất DT(ADN,ARN) điều khiển mọi hoạt động sống của TB. Bảng 65.4. Các hoạt động sống của TB Các quá trình Vai trò Quang hợp Tổng hợp chất hữu cơ. Hô hấp Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. Tổng hợp prôtêin Tạo prôtêin cung cấp cho TB. Bảng 65.5. Những điểm # nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân Các kỳ Nguyên phân Giảm phân I Giảm phân II Kỳ đầu NST kếp co ngắn, đóng xoắn và đính vào sợi thoi phân bào ở tâm động NSTkép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo NST kép co lại thấy rõ số lượng NST kép( Đơn bội) Kỳ giữa Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mạt phẳng xích đạo của thoi phân bào Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào Các NST kép xếp thành 1 hàng ở MPXĐ của thoi phân bào Kỳ sau Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của TB Các cặp NST kép tương đồng phân ly về độc lập về 2 cực của TB Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NSTđơn phân về 2 cực TB Kỳ cuối Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng= 2n nh ở TB mẹ Các NST kép nằm gọn trong nhân với số lượng n(kép) = 1/2 ở TB mẹ Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n ( NST đơn) 4/. Củng cố: GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài giảng cho học sinh khắc sau kiến thức . 5/. Dặn dò – Hướng dẫn học sinh học ở nhà : GV: Yêu cầu học sinh học về nhà làm đọc và n/c trước tiết 70 “ Tổng kết chương trình toàn cấp ”. Iv/. Rút kinh nghiệm bài giảng Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ Thứ Tiết 70 Bài 65: Tổng kết Chương trình toàn cấp (Tiếp theo ) i/. mục tiêu bài học: 1/. kiến thức : - HS hệ thống hóa được kiến thức về sinh họccơ bản toàn cấpTHCS - HS biết vận dụng KT vào thực tế 2/. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm - Kĩ năng khái quát hoá kiến thức. - Rèn kĩ năng phát triển tư duy, logic - Rèn kĩ năng tổng hợp vận dụng kiến thức 3/. Thái độ : - Giáo dục ý thức học sinh tham gia và chấp hành tôt luật bảo vệ môi trường. - Gây được hứng thú cho học sinh. - Giáo dục học sinh ý thức tự học và lòng say mê môn học. Ii/. Đồ dùng dạy học: * GV: Bảng phụ * HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà . Iii/. Tiến trình bài giảng 1/. ổn định tổ chức lớp : - ổn định lớp : - kiển tra sĩ số : 2/. Kiểm tra bài cũ : 3/. Bài mới : Hoạt động 1: Di truyền và biến dị Mục tiêu: HS hệ thống hóa được toàn bộ kiến thức về DT và biến dị. Hoạt động của thầy và trò Nội Dung - GV: Chia lớp thành 8 nhóm - GV: Nhấn mạnh và khắc sau kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3. - GV: yêu cầu học sinh phân biệt được đột biến cấu trúc NST và ĐB số lượng NST nhận biết được dạng ĐB. - Mỗi bàn là 1 nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày - HS lấy VD:ĐB số lượng NST; ĐB ở cà độc được và Đ. biến ở củ cải ƯThể hiện kích thước cơ quan sinh dưỡng to 1. Cơ sở vật chất của hiện tượng DT Bảng 66.1: Các cơ chế của hiện tượng DT. Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng Cấp phân tử: ADN ADN " ARN "Prôtêin Tính đặc thù của prôtêin Cấp tế bào : NST Nhân đôi - phân ly- tổ hợp Nguyên phân- giảm phân- thụ tinh Bộ NST đặc trưng của loài Con giống bố mẹ 2. Các quy luật DT Bảng 66.2. Các quy luật DT Quy luật di truyền Nội dung Giải thích 1.Phân ly( ĐL phân tính) 2. Phân ly độc lập 3. DT liên kết 4.DT giới tính 1. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng # nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì các cơ thể lai ở F2 xuất hiện sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ 3 trội: 1 lặn 2.Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng # nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tơng phản thì sự DT của cáctính trạng phân ly độc với nhau, tỷ lệ kiểu hình chung của F2 bằng tích các tỷ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó. 3.Các gen nằm trên cùng một NST thì phân ly cùng nhau và tạo nên nhóm gen liên kết 4. Tr 40 SGK - Tr 9SGK - Tr 17 SGK - Tr 42 SGK - Tr 39 SGK 3: Biến dị Bảng 66.3. Các loại biến dị Biến dị tổ hợp Đột biến Thờng biến Khái niệm Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra các thế hệ lai những kiểu hình # P Những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến Những biến đổi ở kiểu hình , phát sinh trong QT phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của MT Nguyên nhân Phân ly tổ hợp và tổ hợp tự do của các cặp gen trong giảm phân và thụ tinh Tác động của các nhân tố ở MT trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST ảnh hưởng của các ĐK MT chứ không do sự biến trong kiểu gen Tính chất và vai trò Xuất hiện với tỷ lệ không nhỏ, DT được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa Mang tính cá biệt ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền đc, là ng/liệu cho tiến hóa và chọn giống Mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi, không DT đc, nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể 4. Đột biến Bảng 66.4. các loại đột biến VI . Sinh vật và môi trường 1. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và MT Giải thích sơ đồ hình 66.SGK +Sự tác động qua lại giữa MT và các cấp độ tổ chức sống đc thể hịên qua sự tơng tác giữa các nhân tố sinh thái ở từng cấp độ tổ chức sống + Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trng của quần thể; Mật độ, tỷ lệ giới tính, thành phần tuổi... và chúng quan hệ với nhau đặc biệt mặtk sinh sản + Tập hợp các quần thể thuộc các loài # nhau tại một không gian xác dịnh tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái 2. Hệ sinh thái Bảng 66.5: Đặc điểm của quần thể, quần xã, hệ sinh thái Quần thể Quần xã Hệ sinh thái Khái niệm Bao gồm những các thể sống cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới Bao gồm những QT thuộc các loài # nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau Bao gồm QX vàg khu vực sống( Sinh cảnh) của nó, trong các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau với các nhân tố không sống tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định Đặc điểm Có các đặc trưng về mật độ, tỷ lệ giới tính, thành phần tuổi...., các cá thể có mqh sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh, số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kỳ, Thường được điều chỉnh ở mức cân bằng Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế tọa nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể, sự thay thế kế tiếp nhau của các QX theo thời gian là diễn thế sinh thái Có nhiều mqh, Nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới TĂ. Dong năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi TĂ: SV sản xuất Ư SV tiêu thụ ƯSV phân giải 4/. Củng cố: GV: Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài giảng cho học sinh khắc sau kiến thức . 1/Trong chương trình SH THCS em đã được những gì? 5/. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: GV: Yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức để chuẩn bị vào THPT Iv/. Rút kinh nghiệm bài giảng Ký duyệt của tổ chuyên môn Ngày....... tháng năm 2009 Kí duyệt của BGH nhà trường Ngày . tháng năm 2009 .............................OoO........................................
Tài liệu đính kèm: