Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 62)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 62)

Nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học.

 - Giới thiệu Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học.

 - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen.

 - Nêu được các thí nghiệm của Men đen và rút ra được các nhận xét.

 - Phát biểu được các nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly và quy luật phân li độc lập.

 

doc 170 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 62)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần i Di truyền và biến dị
Chương 1: các thí nghiệm của men đen
I. Mục tiêu yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học.
 - Giới thiệu Men đen là người đặt nền móng cho di truyền học.
 - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men đen.
 - Nêu được các thí nghiệm của Men đen và rút ra được các nhận xét.
 - Phát biểu được các nội dung và ý nghĩa của quy luật phân ly và quy luật phân li độc lập.
 - Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Men đen.
 - Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.
 2. Kĩ năng
 - Phát triễn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men đen.
 - Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen.
 - Viết được sơ đồ lai.
II. Phương tiện
 - Tranh vẽ: H1.1 - H 5 SGK
 - Đồng xu xác suất.
 - Một số bài tập về phần di truyền.
III. Kế hoạch chương
 Tổng số tiết : 7 Tiết Trong đó
 + Lý thuyết : 5 Tiết
 + Thực hành : 1 Tiết
 + Bài tập : 1 Tiết 
 ................................................
Ngày soạn: 19/ 8 /2012 Ngày giảng: Lớp: 91: 20/ 8/ 2012; Lớp 93:20/ 8/ 2012 
 Lớp: 92: 21/ 8/ 2012; Lớp 94: 20/ 8/ 2012 
Tiết 1 Bài 1 Men đen và di truyền học 
I.Mục tiêu bài học : 
 1. Kiến thức 
- Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH.
- Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen.
- Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH.
 2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
 3. Thái độ
- Có ý thức vươn lên trong học tập, có niềm tin vào khoa học, vào bản thân.
II. Phương tiện
 - Tranh vẽ : H 1.1 - H 1.2 sgk
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định(1’): 
 2.Bài cũ(3’): Giới thiệu chương trình
 3. Các hoạt động dạy - học:
Tại sao gà chỉ đẻ ra gà mà không đẻ ra vịt? Hiện tượng đó gọi là gì? Ngành khoa học nào nghiên cứu những hiện tượng đó?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: (10’)
GV:y/cầu hs làm bài tập: Liên hệ bản thân mình có những đặc điểm nào giống và khác bố mẹ ?
HS suy nghĩ, trả lời từ đó GV khái quát thành khái niệm di truyền và biến dị.
- GV giải thích: 
+ Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền.
+ Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị.
+ Thế nào là di truyền, biến dị ?
- GV giải thích: DT và BD là 2 hiện tượng song song, gắn liền với nhau và với quá trình sinh sản. Từ đó GV cho HS thử xác định nhiệm vụ, ý nghĩa của DTH.
+ GV y/cầu hs : Trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiển của di truyền học ?
 Hoạt động 2:(7’)
- GV cho HS xem ảnh chân dung của Men đen, nói sơ lược về tiểu sử, nghiên cứu của Men đen.
- GV nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu đọc đáo của Men đen.
- GV y/cầu hs tranh H.1.2 cho HS quan sát, nêu những ưu điểm của đậu Hà Lan thuận lợi cho công tác nghiên cứu của Men đen.
 + Có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi cặp tính trạng?
Các nhóm thảo luận, trình bày
GV thống nhất ý kiến của các nhóm. HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3(9’)
GV đưa ra các ví dụ, yêu cầu HS khái quát thành khái niệm và lấy thêm một vài ví dụ cho mỗi thuật ngữ.
GV có thể giải thích xuất xứ của từng kí hiệu để giúp HS dễ nhớ.
1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
1. Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ, tổ tiên.
- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ, tổ tiên ở nhiều chi tiết.
- DTH n/cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng DT và BD
2.Men đen - Người đặt nền móng cho DTH (1822 - 1884)
* Kết luận:
 - Các tính trạng trong cùng một cặp có sự tương phản với nhau gọi là cặp tính trạng tương phản.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai: ( sgk)
 + Lai các cặp bố mẹ t/chủng khác nhau 
 + Dùng toán thống kê
3. Một số kí hiệu và thuật ngữ cơ bản của DTH.
* Một số thuật ngữ:
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. Ví dụ: Mắt đen, hạt vàng,...
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn,...
- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa,... 
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất thế hệ sau giống thế hệ trước.
* Một số kí hiệu:
P (parentes): Thế hệ bố mẹ.
Dấu X kí hiệu phép lai.
G (gamete): Giao tử
F (filia): Thế hệ con
♀: Cá thể (giao tử) cái
♂: Cá thể (giao tử) đực
* Kết luận chung: SGK
 4. Củng cố: (3’)
- Lấy ví dụ về các cặp tính trạng tương phản ở người?
 5. Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc: "Em có biết?".
- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng".
 IV. Kinh nghiệm:
Ngày soạn: 19/ 8 /2012 Ngày giảng: Lớp: 91: / 8/ 2012; Lớp 93: / 8/ 2012 
 Lớp: 92: / 8/ 2012; Lớp 94: / 8/ 2012 
Tiết 2
Bài 2 Lai một cặp tính trạng
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức :
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
- Phát biểu được nội dung qui luật phân li và giải thích được qui luật theo quan điểm của Men đen.
 2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích số liệu và kênh hình.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
II. Phương tiện
 - Tranh vẽ: H 2.1 - 3
III. Tiến trình dạy học
 1. ổn định(1’): 
 2.Kiểm tra bài cũ: (9’)
 + Đậu Hà lan có những cặp tính trạng tương phản nào?
 3. Hoạt động dạy - học:
Khi nghiên cứu đối tượng đậu Hà lan Men đen đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm cơ bản đầu tiên giúp ông tìm ra các qui luật di truyền là phép lai một cặp tính trạng. Vậy lai một cặp tính trạng là phép lai như thế nào? Men đen đã phát biểu định luật ra sao?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(15’)
- GV: Y/cầu hs q/sát H 2.1 SGK, giới thiệu cách thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan.
+ Vì sao phải cắt nhị trên hoa của cây chọn làm mẹ? 
+ Vì sao không cần cắt nhụy trên hoa của cây chọn làm bố?
GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, Tính trạng trội, Tính trạng lặn.
- Yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin SGK mục 1 và nội dung bảng 2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét kiểu hình ở F2 ?
+ Xác định tỉ lệ KH ở F2 trong từng trường hợp ?
 Hoa đỏ/ Hoa trắng = 705/224 = 3,14/1 = 3/1
 Thân cao/ Thân lùn = 787/277 = 2,8 / 1 = 3/1
 Quả lục /Quả vàng = 428/152 =2,8 / 1 =3/1
- Từ kết quả trên: Y/ cầu HS rút ra tỷ lệ KH ở F2?
- Y/ cầu HS trình bày TN của Men đen
- GV: nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi -> Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ 
- GV yêu cầu HS làm bài tập điền các cụm từ thích hợp vào ô trống để hoàn thiện nội dung định luật.
GV cho HS đọc lại nội dung khái niệm.
GV đưa qua các quan niệm về sự di truyền đương thời Men đen. Men đen có quan điểm như thế nào?
Hoạt động 2(13’)
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
GF1 : 1A : 1a
 Hợp tử F2: có tỉ lệ 1AA : 2 Aa : 1aa
 + Tại sao ở F2 tỉ lệ kiểu hình là 3:1 ?
- HS quan sát hình 2.3 chốt lại cách giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen.
- GV giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố Dt về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P.
1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
I. Thí nghiệm của Men đen. 1. Các khái niệm
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
2. Thí nghiệm
Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD: 
 P Hoa đỏ x Hoa trắng
 F1 Hoa đỏ
 F2 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
( KH có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn)
3. Nội dung quy luật phân li 
Đáp án: Từ cần điền
1/ Đồng tính
2/ 3 trội : 1 lặn
II. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm
- Sơ đồ: SGK
- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố dỉntuyền.
- Các nhân tố DT được tổ hợp lại trong thụ tinh.
* Kết luận chung: SGK
 4. Củng cố:(5’)
- Đọc nội dung định luật phân li?
- Làm bài tập 4 SGK?
 5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc: "Em có biết?".
- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng" (tt). Kẻ bảng 3 vào vở bài tập.
 IV. Kinh nghiệm:
Ngày soạn: 26/ 8 /2012 Ngày giảng: Lớp: 91: 27/ 8/ 2012; Lớp 93:27/ 8/ 2012 
 Lớp: 92: 28/ 8/ 2012; Lớp 94: 27/ 8/ 2012 
Tiết 3
Bài 3 Lai một cặp tính trạng (TT)
I. Mục tiêu yêu cầu: 
 1. Kiến thức :
- Hiểu, trình bày được mục đích, nội dung và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải thích được các điều kiện nghiệm đúng của ĐLPL, biết được ý nghĩa của định luật trong sản xuất.
- Phân biệt được sự di truyền tội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
 2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ phân tích, so sánh.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
 3. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, ý thức đúng trong lao động sản xuất.
II. Phương tiện
 - Tranh vẽ: H3 SGK trang 12
III. Tiến trình bài giảng
 1. Bài cũ: 
 + Phát biểu nội dung qui luật phân li?
 + Viết sơ đồ lai giải thích qui luật phân li của Men đen?
 2. Bài mới:
 Trong kết quả lai một cặp tính trạng của Men đen xuất hiện 3 kiểu hình trội. Làm thế nào để biết cá thể nào thuần chủng, cá thể nào không?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
- GV y/ cầu HS nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong TN của Menđen.
- Từ kết quả GV phân tích các khái niệm : Kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- GV yêu cầu HS xác định kết quả 2 phép lai ở lệnh▼ thứ nhất?
- GV: Hoa đỏ có 2 KG AA và Aa
+ Làm thế nào để xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội ?
( Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn)
- GV thông báo: Phép lai đó gọi là phép lai phân tích
- Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
 ( Đáp án: 1.Trội , 2. K/gen , 3. Lặn, 
 4. Đồng hợp trội, 5. Dị hợp )
- GV cho HS đọc lại nội dung phép lai phân tích.
- GV: Mục đích của lai phân tích là nhằm xác định KG của cá thể mang tính trạng trội.
Hoạt động 2: 
- GV lấy một vài ví dụ về tương quan trội lặn trên vật nuôi, cây trồng và con người.
 + Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
 + Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn nhằm mục đích gì ?
 + Việc xác định độ thuần chủng của một giống thì phải sử dụng phép lai nào?
Hãy nêu rõ nội dung của phép lai đó?
Hoạt động 3: 
GV đưa ra ví dụ:
Pt/c: Hoa đỏ X Hoa trắng
 AA aa
F1 Aa (Hoa hồng) 
+ Nêu sự khác nhau về KH ở F và F2 giữa trội không hoàn toàn với TN của Men đen ?
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh p.
+ Thế nào là trội không hoàn toàn ?
1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
III. Lai phân tích
1. Một số khái niệm
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể.
- Thể đồng hợp: KG chứa ... n định
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Quần xã sinh vật biển
- Quần xã rừng ngập mặn
Hệ sinh thái
Bao gồm quần xã và khu vực sống của quần xã. Các sinh vật trong HST có sự tác động lẫn nhau và tác động với các NTVS của môi trường
- HST rừng mưa nhiệt đới
- HST rừng ngập mặn
- HST nông nghiệp
 V.Kinh nghiệm
Ngày soạn :6/5/11
Ngày giảng: /5/11
Tiết 69
Bài 65 Tổng kết chương trình toàn cấp
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
	- HS hệ thống hoá kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào .
	- HS biết vân dụng kiến thức vào thực tế .
 2. Kĩ năng 
	- Rèn kĩ năng tư duy , so sánh , tổng hợp 
	- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức 
II. Chuẩn bị 
	GV : Nội dung các bảng từ 64.1 đ 64.5 vào vở học bài .
	Ôn tập lại chương trình THCS
III.Tiến trình lên lớp 
	1. ổn định lớp 
	2. Kiểm tra bài cũ 
	 GV : Kể tên nội dung chính đã học trong chương trình THCS
	3.Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Hoàn thành bảng 65.1 và 65.2 SGK tr. 194 .
 - Cho biết chức năng của hệ cơ quan ở thực vật và người .
 - Theo dõi các nhóm hoạt động giúp đỡ nhóm yếu .
- Chữa bài bằng cách các nhóm treo bảng phụ đ lớp theo dõi .
- Nhận xét đánh giá hoạt động nhóm đ Giúp đỡ HS hoàn thiên kiến thức .
+ Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
Hoạt động 2
- Hoàn thành nội dung ác bảng 65.3đ 65.5
- Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật .
- Chữa bài như ở hoạt động 1 .
- Đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức .
 * GV lưu ý : Nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào , đặc điểm quá trình nguyên phân giảm phân .
I. Sinh học cơ thể .
* Kết luận :
 Kiến thức như SGV 
II. Sinh học tế bào .
* Kết luận :
 Nội dung trong các bảng như SGV .
 3. Củng cố 
	GV nhận xét kết quả hoạt động nhóm của các nhóm .
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
	Ôn tập kiến thứ trong chương trình sinh học 9 
	Hoàn thành nội dung các bảng SGK tr. 194 + 195 .
 IV. Kinh nghiệm
.........................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6/5/11
Ngày giảng: /5/11
Tiết 70
Bài 66 Tổng kết chương trình toàn cấp
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
	HS hệ thống hoá được kiến thức về sinh học cơ bản tòn cấp THCS 
	HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế .
 2. Kĩ năng 
	Tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
	Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp 
	Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức .
II. Chuẩn bị 
	GV : Nội dung bảng từ 66.1 đ 66.5 vào vở học bài .
	HS : Kẻ sẵn bảng ở nhà .
III. Tiến trình lên lớp 
	1. ổn định lớp .
	2. Kiểm tra bài cũ .
	 GV : Kiểm tra việc ke bảng của HS ở nhà .
	3. Bài mới .
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung 
- Cho HS chữa bài và trao đổi toàn lớp .
- Nhận xét nội dung thảo luận của các nhóm , bổ sung thêm kiến thức còn thiếu .
- Nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3 .
- Yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST nhận biết được dạng đột biến .
Hoạt động 2
+ HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr . 197.
- Chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên máy chiếu .
- Tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hoàn chỉnh và nội dung chưa hoàn chỉnh để bổ sung .
- Tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 
*Lưu ý : HS lấy VD để nhận biết quần thể quần xã với tập hợp ngẫu nhiên .
I. Di truyền và biến dị .
* Kết luận :
 Kiến thức ở các bảng trong SGV .
II. Sinh vật và môi trường 
* Kết luận :
 Kiến thức trong các bảng như SGV .
 3.Củng cố 
	GV Có thể kiểm tra HS bằng các câu hỏi : Trong chương trình THCS em đã học được những gì ?
 4.Hưỡng dẫn học ở nhà .
	Kiến thức chương trình THCS .
	Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho học kiến thức sinh học THPT
 IV. Kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 1 Sắp xếp các sinh vật sau đây vào nhóm sinh vật biến nhiệt ,nhóm sinh vật hằng nhiệt : Chim bồ câu,cá sấu ,ếch ,chó sói, Cây bạch đàn, Sán dây, Cá voi xanh, cú mèo, dơi, cá chép
Câu 2 Hãy sắp xếp các ví dụ sau theo từng nhóm quan hệ giữa sinh vật với sinh vật: 1. Cỏ dại và lúa; 
2. Cáo với gà; 
3. Cá ép đực bám vào cá ép cái khi di chuyển; 
4. Nấm và tảo sống cùng nhau hình thành địa y; 
5. Cây tơ hồng sống trên hàng chè tàu; 
6. Cá ép bám vào rùa khi di chuyển; 
7. Cây phong lan sống trên cây đa.
8.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ cây họ đậu
9. Dê và bò cùng ăn trên một đồng cỏ
- Hổ trợ cùng loài: 3.
- Cộng sinh: 4 , 8 .
- Hội sinh: 6, 7.
- Cạnh tranh: 1.
- Kí sinh: 5.
- Sinh vật ăn sinh vật khác: 2 , 9
 Đề 1
I-Trắc nghiệm khách quan: ( 3,5 điểm)
Câu 1:(1,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu :
1-Trong tự nhiên, mật độ quần thể không cố định mà phụ thuộc theo:
A. Mùa. C. Chu kì sống của sinh vật.
B. Năm. D. Cả a,b,c.
2- Mật độ quần thể giảm khi:
 A. Nguồn thức ăn giảm. C. Khi tỉ lệ tử vong cao hơn tỉ lệ sinh.
B. Nơi ở chật chội và có bệnh dịch. D. Cả a,b,c.
3-Ô nhiễm môi trường do nguyên nhân chủ yếu là:
 A. Con người gây ra. B. Động vật gây ra.
 C. Cháy rừng gây ra. D. Núi lửa hoạt động.
Câu 2 (2 điểm) Kể tên 5 mối quan hệ của các sinh vật khác loài và sắp xếp các ví dụ sau đây theo từng mối quan hệ:
 A. Cơ thể địa y bao gồm tảo và nấm.
 B. Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó cá được đưa đi xa.
 C. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
 D. Hươu, nai và hổ cùng sống chung một cánh rừng, số lượng hươu nai bị khống chế bởi số lượng hổ.
 E. Rận và bét sống trên da trâu bò.
II. Tự LUậN (6,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Có một quần xã gồm các loài sinh vật sau: Cây cỏ, dê, cáo, hổ, thỏ, gà, diều hâu.
a-Vẽ lưới thức ăn của quần xã .
b- Trong lưới thức ăn trên có mấy chuỗi.
c- Xác định mắt xích chung của lưới. 
Câu 2 (1,5 điểm)Nêu khái niệm môi trường? Kể tên từng loại môi trường và cho ví dụ về các sinh vật sống trong từng môi trường.
Câu 3 (2 điểm) Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
Đề 2
 I-Trắc nghiệm khách quan:(3,5 điểm)
Câu 1(1,5 điểm)Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu :
 1-Trong tự nhiên, tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi theo:
A. Loài. C. Các điều kiện môi trường.
B. Nhóm lứa tuổi. D. Cả a,b,c.
 2- Mật độ quần thể tăng khi: 
 A. Nguồn thức ăn tăng. C. Khi tỉ lệ tử vong thấp hơn tỉ lệ sinh.
 B. Nơi ở rộng rãi, không bệnh dịch D.Cả a,b,c 
 3-Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường:
 A. Trồng nhiều cây xanh.
 B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.
 C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.
 D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường.
Câu 2 (2 điểm) Kể tên 5 mối quan hệ của các sinh vật khác loài và sắp xếp các ví dụ sau đây theo từng mối quan hệ:
A. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
C. Địa y sống bám trên cành cây.
D. Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
E. Dây tơ hồng sống trên cây nhãn.
II. Tự luận (6,5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm) Có một quần xã gồm các loài sinh vật sau: Cây cỏ, rắn, thỏ, ếch, chuột, châu chấu, cú.
Vẽ lưới thức ăn của quần xã .
Kể tên các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
Xác định mắt xích chung của lưới.
Câu 2( 2 điểm) Nhân tố sinh thái là gì? có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Kể tên các nhân tố sinh thái trong từng nhóm.
Câu 3 ( 2 điểm) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
 đáp án và biểu điểm ( Đề 1)
I -TNKQ:(3,5 điểm)
 Câu 1(1,5 điểm) 1-d 2-d 3-a ( Mỗi ý 0,5 điểm)
 Câu 2( 2 điểm)
 - Cộng sinh: A - Hội sinh: B - Ký sinh: E
 - Sinh vật ăn sinh vật khác: D - Cạnh tranh: C
 ( Mỗi ý 0,4 điểm )
II. Tự luận ( 6,5 điểm)
 Câu 1: (2,5 điểm) 
Lưới thức ăn:(1,5 điểm)
 Dê Hổ
Cây cỏ Thỏ Cáo
Gà Diều hâu
Có 5 chuỗi thức ăn. (0,5 điểm)
Mắt xích chung: (0,5 điểm) Thỏ, Gà , Cáo , Hổ.
Câu 2: ( 1,5 điểm)
- Khái niệm: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,bao gồm tất cả ngững gì bao quanh chúng.
0,5đ
-Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước: VD... ...
+ Môi trường trong đất: VD... ..
+ Môi trường trên mặt đất và không khí: VD.. ..
+ Môi trường sinh vật: VD.. .. ..
1đ
Câu 3:( 2 điểm)
-Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:
+Do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Do sử dụnghoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
+ Do sử dụng chất phóng xạ.
+ Do thải các chất thải rắn.
+ Do vi sinh vật sinh sống trong các chất thải như: Phân, rác, nước thải sinh hoạt...
1 đ
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất:
+Dự báo khoa học.
+Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức.
+Xây dựng nơi quản lý các chất gây nguy hiểm cao.
+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.
1đ
ĐáP áN Và BIểU ĐIểM ( Đề 2)
I-TNKQ:(3,5 điểm) 
 Câu 1 (1,5 điểm) ( Mỗi ý 0,5 điểm )
 1-d 2-d 3-a 
 Câu 2 (2 điểm) Mỗi ý 0,4 điểm)
 + Cộng sinh: B
 + Hội sinh: C
 + Ký sinh: E
 + Sinh vật ăn sinh vật khác: A
 + Cạnh tranh: D 
B- Tự luận: ( 6,5 điểm)
 Câu 1: (2,5 điểm) 
Lưới thức ăn: (1,5 điểm)
 Châu chấu ếch nhái 
Thực vật Chuột Rắn
Thỏ Cú mèo
Có 4 chuỗi thức ăn.(0,5 điểm)
Các mắt xích chung là: chuột , Rắn ,Cú mèo.(0,5 điểm)
Câu 2:(1,5 điểm)
Khái niệm : Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
0,5đ
Có 2 nhóm nhân tố:+ Nhân tố vô sinh: VD.. ..
 + Nhân tố hữu sinh:- Con người
 -Động vật, Thực vật.. ..
1đ
Câu 3: (2 điểm)
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. 
1đ
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Xây dựng nhà máy xử lý rác và tái chế rác.
+ Chôn lấp và đốt cháy rác hợp lý khoa học
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.
+ Giáo dục để nâng cao nhận thức.
+ Quản lý chặt chẽ các chất gây nguy hiểm.
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 moi.doc