Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần II: Sinh vật và môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần II: Sinh vật và môi trường

Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :

- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.

- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

- Có thái độ bảo vệ môi trường sống của sinh vật

II. Đồ dùng dạy học :

 

doc 62 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần II: Sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Sáng Thứ Ba, ngày 02/02/2010 (Tiết 2: 9A4; Tiết 3: 9A5; Tiết 5: 9A6)
Phần II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
 Tiết: 43 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích, thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
- Có thái độ bảo vệ môi trường sống của sinh vật
II. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung Bảng 41.1 SGK
- Tranh giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Sinh vật sống trong một môi trường nhất định và chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các yếu tố của môi trường. Vậy môi trường là gì? Các yếu tố nào của môi trường thường xuyến tác động đến đời sống SV?
Hoạt động 1: 
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
* Mục tiêu: Biết khái niệm môi trường và các loại môi trường sống.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Môi trường sống của SV: là nơi sống của sinh vật và tất cả những gì bao quang chúng. Có 4 loại môi trường cơ bản: 
-Môi trường nước
-Môi trường đất 
-Môi trường trên cạn
-Môi trường sinh vật
- Yêu cầu HS nêu VD theo bảng 41.1 SGK
(H) Môi trường là gì?
(H) Có mấy loại môi trường? Đó là những loại nào?
- Yêu cầu HS quan sát H41.1 để xác định các loại môi trường.
- Giải thích rõ hơn về môi trường SV
- Liên hệ thực tế nêu ra môi trường sống của mọt số loài SV
- Dựa vào SGK trả lời khái niệm môi trường và các loại môi trường sông.
- Xác định các loại môi trường trong SGK
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
 * Mục tiêu: Phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh. Nêu được ảnh hưởng của nhân tố con người đến các nhân tố sinh thái khác.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường thường xuyên tác động lên cơ thể SV
- Các nhân tố sinh thái được chia thành 4 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh (con người và các SV khác)
- các nhân tố sinh thái tác động lên S thay đổi theo từng môi trường và thời gian
(H) Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy loại nhân tố sinh thái? Nêu VD minh họa. 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK để thực hiện sSGK.
GV theo dõi, nhận xét và xác nhận các đáp án đúng.
(H) Vì sao nhân tố con người lại được tách biệt khỏi nhân tố hữu sinh?
- Giải thích: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới SV tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Các nhân tố sinh thái thay đổi tùy theo môi trường và thời gian.
- Dựa vào kiến thức mục 1 và thông tin trong SGK trả lời câu hỏi của GV
- Tiến hành thảo luận nhóm đề hoàn thành BT
- Cử đại diện trình bày.
- Hoạt động của con người có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường sống của SV.
- Liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi ở trang 120 SGK. 
 Hoạt động 3:
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM GIỚI HẠN SINH THÁI
 * Mục tiêu: Hiểu khái niệm giới hạn sinh thái
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Giới hạn sinh thái: 
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV với một nhân tố sinh thái. 
- Giới thiệu tranh giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN.
(H) Cá rô phi sống được ở nhiệt độ nào? Khoảng thuận lợi? Vì sao ngoài khoảng 50C-420C thì cá sẽ chết?
(H) Giới hạn sinh thái là gì?
(H) Nhận xét về quan hệ giữa giới hạn sinh thái với sự phân bố của SV trên trái đất?
(H) Hiểu được GH sinh thái của các loài SV có ý nghĩa gì với sản xuất nông nghiệp?
- Dựa vào tranh vẽ trả lời câu hỏi. Xác định ngoài giới hạn chịu đựng thì cá sẽ chết.
- Hình thành khái niệm
- Loài có GH càng rộng thì phạm vi phân bố cũng sẽ rông, dễ thích nghi
- Gieo trồng đúng thời vụ để tạo ĐK sống thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi.
 3. Tổng kết bài: 
- Yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 2 và 4 SGK trang 121.
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 3 SGK trang 121.
- Chuẩn bị trước bài mới : Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. ( Kẻ trước bảng 42.1 “Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây” vào vở bài tập)
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Tư, ngày 03/02/2010 (Tiết 2: 9A6)
 Sáng Thứ Bảy, ngày 06/02/2010 (Tiết 1: 9A4; Tiết 3: 9A5)
 Tiết: 44 ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ, kĩ năng trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, tạo điều kiện sống thuận lợi cho mọi loài sinh vật
II. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng to hình 42.1-2 SGK . 
 Mẫu vật: cây lúa, cây lá lốt
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường sống cơ bản? Nêu VD minh họa?	
Chung(9A4); Quốc Bảo(9A5)
Diệp(9A6)
2. Nhân tố sinh thái là gì? Nêu các nhân tố sinh thái của moi trường?
Huyền (9A4); Phong(9A5)
Kỉ(9A6)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Tất cả các nhân tố sinh thái đều tác động rất mạnh mẽ lên đời sống SV. Vậy nhân tố ánh sáng có ảnh hưởng gì đến SV?
Hoạt động 1: 
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG TV
* Mục tiêu: Biết ảnh hưởng của AS dến hình thái và hoạt đọng sinh lí của TV
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ảnh hưởng của AS lên đời sống TV.
- AS có ảnh hưởng đến hình thái của cây:
+ Cây sống nơi quang đãng: thân to, thấp, lá xếp nghiên, cành nhiều, tán rộng
+ Cây sống nơi bóng râm: thân nhỏ, cao, lá to, nằm ngang, cành ít tập trung chủ yếu ở ngọn, tán nhỏ
- AS còn ảnh hưởng đến các hoạt đọng sinh lí của cây như: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước...
- Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường người ta chia TV thành 2 nhóm: cây ưa sáng và cây ưa bóng
- GV treo tranh phóng to hình 42.1-2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK để thực hiện sSGK.
- GV gợi ý HS : So sánh cây sống nơi ánh sáng mạnh (nơi trống trải) với cây nơi ánh sáng yếu (Cây mọc thành khóm gần nhau)
- Giới thiệu hiện tượng tỉa cành tự nhiên
- HS quan sát tranh, đọc SGK và thảo luận theo nhóm về so sánh đặc điểm hình thái của cây mọc nơi ánh sáng mạnh với cây mọc nơi ánh sáng yếu, để hoàn thành bảng 42.1 SGK. Đại diện các nhóm lên bảng : Một HS điền vào cột “Cây sống nơi quang đãng”, một HS điền vào cột “Cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà...”
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp phải nêu lên được đáp án đúng.
Những đặc điểm của cây
Khi cây sống nơi quang đãng
Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà...
Đặc điểm hình thái
- Lá
Tán lá rộng
Tán lá rộng vừa phải
- Thân
Thân cây thấp
Thân cây cao trung bình hoặc cao
- Cành
Nhiều, tán rộng
Ít, chủ yếu ở ngọn, tán nhỏ
Đặc điểm sinh lý
- Quang hợp
Cao hơn
Yếu hơn
Thoát hơi nước
Cao hơn
Yếu hơn
- ...
...
...
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐV
 * Mục tiêu: Thấy được các tập tính của ĐV bị chi phối bởi ánh sáng.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Ảnh hưởng của AS lên đời sống ĐV.
- AS tạo điều kiện cho ĐV nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
- AS ảnh hưởng đến các tập tính hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của ĐV
- Dựa vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng của môi trường, người ta chia ĐV thành 2 nhón: Nhóm ưa sáng và nhóm ưa tối.
(H) Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để thực hiện sSGK.
(H) Ngoài ra, AS còn ảnh hưởng đến ĐV ở những mặt nào?
- Giải thích rõ hơn sự ảnh hưởng của AS đến tập tính, khả năng tăng trưởng và sinh sản của ĐV
- G thiệu các ứng dụng: Chiếu sáng để cá đẻ, tạo ngày/đêm nhân tạo để tăng sản lượng trứng ở gà.
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác cùng xây dựng đáp án đúng.
* Đáp án : 
 Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển của động vật. 
 3. Tổng kết bài: 
- Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được sự ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống động thực vật.
- Làm bài tập 2 SGK trang 124-125/ SGK 
 4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 1,3 và 4 SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị trước bài mới : Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: Sáng Thứ Ba, ngày 09/02/2010 (Tiết 2: 9A4; Tiết 3: 9A5; Tiết 5: 9A6)
Tiết: 45 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí (một cách sơ lược) và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
- Rèn kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghien cứu với SGK và quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, tạo điều kiện sống thuận lợi cho mọi loài sinh vật
II. Đồ dùng dạy học : Tranh phóng to hình 43.1-3 SGK 
III. Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
HS dự kiến kiểm tra
1. Cho biết ảnh hưởng của AS lên đời sống ĐV?
Trần Dung(9A4); Khôi(9A5); Huệ(9A6)
2. Cho biết ảnh hưởng của AS lên đời sống TV?
Nguyễn Dung(9A4); Thọ(9A5); My(9A6)
 2. Tìm hiểu bài mới:
 * ĐVĐ nhận thức: Tất cả các nhân tố sinh thái đều tác động rất mạnh mẽ lên đời sống SV. Vậy nhân tố Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường có ảnh hưởng gì đến SV?
Hoạt động 1: 
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SV
* Mục tiêu: Biết ảnh hưởng của nhiệt độ dến hình thái và hoạt động sinh lí của SV
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của TV
- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí và các tập tính của ĐV.
- Người ta chia SV thành 2 nhóm:
+ SV hằng nhiệt
+ SV biến nhiệt
- GV treo tranh phóng to hình 43.1-2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu mục I SGK để thực hiện sSGK.
- Từ kết luận trên, GV gợi ý để HS nêu lên được :
Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 00 C đến 50 0 C. Tuy nhiên cũng có một số SV sống được ở n ... c coi là loài : 
A. Ưu thế	
B. Đặc trưng
C. Tiên phong
D. Ổn định
4. Vào thời kì xã hội nông nghiệp, tác động chủ yếu của con người đối với môi trường là:
 A. Dùng lửa để duổi thú dữ và để săn bắt động vật.
 B. Phát cây rừng để lấy đất ở , canh tác, trồng trọt và chăn thả gia súc.
 C. Xây dựng nhà máy, khai thác khoáng sản.
 D. Hái lượm và săn bắt thú rừng.
5. Một trong những tác động của con người tới môi trường tự nhiên gây hậu quả xấu nhất là: 
A. Khai thác khoáng sản
B. Đô thị hoá 
 C. Phá huỷ thảm thực vật 
D. Hoạt động công nghiệp
6. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
 A. Trồng cây xanh 
B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải 
 C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật 
 D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường
7. Nguồn tài nguyên kkông tái sinh là:
A. Khoáng sản nguyên liệu 
B. Rừng và đất nông nghiệp
C. Khoáng sản nhiên liệu 
D. Cả A và C đúng
8. Nguồn tài nguyên nào sau đây có vai trò quyết định đến các nguồn tài nguyên còn lại?
A. Tài nguyên đất 
B. Tài nguyên rừng
C. Tài nguyên nước 
D. Tài nguyên sinh vật
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
1. Thế nào là lai kinh tế ? Ở nước ta, phương pháp lai kinh tế phổ biến là gì ? 
 Nêu ví dụ minh họa. (1.5đ) 
2. Giải thích đặc điểm và nêu ví dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài. (3.0 đ) 
3. Hãy nêu ví dụ về một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cho biết các thành phần của hệ sinh thái đó?(1.5 đ) 
------------------------------------------------------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học 2009-2010)
Môn: SINH HỌC 9 /Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm: (8 câu x 0,5đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
B
B
C
D
D
B
II. Tự luận: 
Câu 1: Phương pháp lai kinh tế: (1,5 điểm)
Nội dung
Điểm
* Lai kinh tế: là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được ứng dụng đối với vật nuôi. Phép lai kinh tế được tiến hành như sau: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phẩm và không dùng làm giống.
0.5 đ
* Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nứơc ta: cách phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ nó và có sức tăng sản của bố.
0.5 đ
* Ví dụ : ..................................
0.5 đ
 Câu 2: Các mối quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật: (3.0 điểm) 
Nội dung
Điểm
 1. Cạnh tranh khác loài: Các sinh vật khác loài cạnh trnh nhau về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Chúng kìm hãm sự phát triển của nhau.
* Ví dụ : ..................................
0.5 đ
0.5 đ
2. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật loài này sống nhờ trên cơ thể, lấy máu và các chất dinh dưỡng của sinh vật loài khác.
* Ví dụ : ..................................
0.5 đ
0.5 đ
3. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: Là hiện tượng sinh vật loài này sử dụng sinh vật loài khác làm thức ăn. Gồm các trường hợp: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt và con mồi, thực vật ăn động vật
* Ví dụ : ..................................
0.5 đ
0.5 đ
 Câu 3: Ví dụ về hệ sinh thái: (1.5 điểm)
Nội dung
Điểm
* Ví dụ được 1 hệ sinh thái:..........
0.5 đ
 * Các thành phần của HST: - Thành phần vô sinh (đất, đá,...)
- Sinh vật sản xuất (thực vật)
- Sinh vật tiêu thụ (gồm ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt)
 - Sinh vật phân giải (nấm, vi khuẩn)
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Ngày dạy: 
Môn: SINH HỌC 9
Tiết: 03 SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Hiểu rõ các khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến hình thái, sinh lí của sinh vật. Phân chia được các nhóm sinh vật trên trái đất dựa vào khả năng thích nghi với các điều kiện tác động của môi trường. Hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ cùng loài, khác loài. Nêu VD minh họa
- Phát triển kỹ năng thu thập, xử lí thông tin, vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo điều kiện sống thuận lợi cho sinh vật tồn tại và phát triển. Bảo vệ sự đa dạng sinh học trên trái đất.
II. Đồ dùng dạy học : Tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài dạy
 Tranh ảnh sưu tầm
Bảng phụ (2)
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. ĐVĐ nhận thức:
 Trong chương Sinh vật và Môi trường, có một số nội dung quan trọng mà trong chương trình học không có điều kiện để phân tích cụ thể hơn. Các vấn đề: Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên đời sống sinh vật, các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhóm sinh vật, .... Những vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong tiết tự chọn hôm nay.
Hoạt động 1:
BÀI TẬP VỀ GIỚI HẠN SINH THÁI.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(H) Giới hạn sinh thái là gì? Nêu VD minh họa?
(H) Giới hạn sinh thái có ảnh hưởng gì đến phạm vi phân bố của SV trên TĐ?
- Yêu cầu HS thảo luận giải BT:
BT1: Các thông số sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi và cá chép ở VN là:
 Cá rô Cá chép
- Giới hạn dưới 5,60C 20C 
- Giới hạn trên 420C 440C
- Điểm cực thuận 300C 280C
1. So sánh giới hạn nhiệt độ của 2 loài này.
2. Loài nào có phạm vi phân bố rộng hơn?
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi
- Giới hạn chịu đựng với các nhân tố sinh thái tỉ lệ thuận với phạm vi phân bố của SV trên TĐ
- Thảo luận nhóm để giải BT, cử đại diện trình bày.
Kết quả:
1. Giới hạn sinh thái của cá rô: 42-5,6=36,40C
 Giới hạn sinh thái của cá chép: 44-2=420C
=>Cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn
2. Vì giới hạn nhiệt độ của cá chép lớn hơn nên phạm vi phân bố cũng rộng hơn so với cá rô
Hoạt động 2:
BÀI TẬP VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
LÊN DỜI SỐNG SINH VẬT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(H) Dựa vào khả năng thích nghi của SV với các điều kiện NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, ÁNH SÁNG, người ta chia SV trên trái đất thành những nhóm nào?
- Treo bảng phụ có kẻ BT, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành BT, gọi đại diên 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Trình bày sự phân chia các nhóm SV dựa vào các nhân tố sinh thái như GV yêu cầu.
- Thảo luận làm BT
Cử đại diện trình bày.
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sáng
Nhóm cây ưa sáng.
Nhóm cây ưa bóng.
Nhóm động vật ưa sáng.
Nhóm động vật ưa tối.
Nhiệt độ
Thực vật biến nhiệt.
Động vật biến nhiệt.
Động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm
Thực vật ưa ẩm.
Thực vật chịu hạn.
Động vật ưa ẩm.
Động vật ưa khô.
Hoạt động 3:
BÀI TẬP VỀ QUAN GIỮA SINH VẬT VỚI SINH VẬT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(H) Giữa các SV cùng loài có những mối quan hệ nào? 
(H) Các SV cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
(H) Khi nào thì sự cạnh tranh cùng loài diễn ra? Kết quả?
- Yêu cầu HS thảo luận làm BT: phân tích đặc điểm và nêu VD về các mối quan hệ khác loài.
- Trả lời: Hỗ trợ và cạnh tranh.
+ Hỗ trợ: Tự vệ và Săn mồi
+ Cạnh tranh: thức ăn, nơi ở và ghép dôi giao phối.
- Sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khi mật độ cá thể trong đàn tăng cao. Kết quả: một nhóm cá thể tách thành đàn mới
- Thảo luận làm BT, cử đại diện trình bày
Quan hệ khác loài
Đặc điểm
Ví dụ
Hỗ trợ
Cộng sinh
Hội sinh
Cạnh tranh
( đối địch)
Cạnh tranh.
 Kí sinh, nửa kí sinh.
Sinh vật ăn sinh vật khác.
- Treo Bảng phụ nêu một số VD về các kiểu quan hệ giữa sinh vật và sinh vật, yêu cầu HS thảo luận để “Sắp xếp các mối quan hệ đó vào các kiểu quan hệ phù hợp.”
1. Chim ăn sâu 6. Rễ các loài cây nối liền nhau
2. Tự tỉa ở TV 7. Cá ăn thịt đồng loại khi mật độ
3. Cơ thể Địa y tăng cao
4. Nhạn bể và cò 8. Nốt sần ở rễ cây đậu
5. Dây tơ hồng sống trên cây bụi
- Thảo luậ làm BT, cử đại diện trình bày.
- nêu thêm VD minh họa
 3. Tổng kết bài: 
(H) Ảnh hưởng của giới hạn sinh thái đến phạm vi phân bố của SV trên TĐ?
(H) Các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong điều kiện nào?
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ cùng loài, khác loài.
 - Sưu tầm thêm VD về các mối quan hệ giữa SV với SV.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày dạy: 
Môn: SINH HỌC 9
Tiết: 04 BÀI TẬP HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nắm rõ các khái niệm về giới hạn sinh thái, quần thể, quần thể SV, quần xã SV, ...
- Hiểu rõ chuổi thức ăn, lưới thức ăn, biết cách xay dựng lưới thức ăn.
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học : Tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài dạy 
Bảng phụ 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. ĐVĐ nhận thức:
 Giới thiệu mối quan hệ: CÁ THỂ → QUẦN THỂ → QUẦN XÃ → HỆ SINH THÁI
Hoạt động 1:
PHÂN BIỆT QUẦN THỂ, QUẦN XÃ VÀ HỆ SINH THÁI
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận để xác định: Khái niệm, đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
(H) Nêu các thành phần của một HST?
- Treo bảng phụ, nêu một số ví dụ thực tế, yêu cầu HS “Xác định VD nào là quần thể; quần xã; hệ sinh thái?”
1. Tập hợp các cá thể tôm đất trong hồ
2. Các cây cỏ trên cánh đồng
3. Đầm Lâm Bình
4. Rừng Amazon
5. Bầy cò ở đầm Lâm Bình
6. Các cá thể chim ở rừng U Minh
7. Bầy voi trong rừng rậm châu Phi
8. Các cây thông ở cao nguyên Lâm Viên
9. Đèo Hải Vân
10. Các cá thể rùa Hồ Gươm.
- Dựa vào kiến thức của bài Ôn tập đã học trả lời câu hỏi.
- HST gồm: Thành phần vô sinh, SVSX, SVTT và SVPG
- Thảo luận giải BT, cử đại diện trình bày
- Quần thể: 1, 5, 7,8,10
- Quần xã: 2, 6
- HST: 3,4, 9
Hoạt động 2:
XÂY DỰNG LƯỚI THỨC ĂN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(H) Chuổi thức ăn là gì? VD?
(H) Lưới thức ăn là gì? Lưới thức ăn gồm những thành phần nào?
(H) Những chú ý khi xây dựng lưới thức ăn?
- Sắp xếp các SV theo thứ tự:
BT: Một HST gồm các loài: Cây cỏ, thỏ, gà, dê, cáo, mèo rừng, hổ, VSV.
a. Xây dựng lưới thức ăn.
b. Loại loài nào ra khỏi lưới thức ăn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao?
- Lồng ghép GDMT, bảo vệ cân bằng sinh thái
- Dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi
- Lưới thức ăn là các chuổi thức ăn có cùng mắc-xích. Lưới thức ăn gồm 3 thành phần: SVSX, SVTT và SVPG.
- SVSX →SVTTb1 →SVTTb2 →....... →SVPG
- Thảo luận nhóm xây dựng lưới thức ăn. Cử đại diên trình bày
=> Loại bỏ cây cỏ sẽ gây hậu quả lớn nhất vì đó là SVSX.
 3. Tổng kết bài: 
(H) Nêu VD về một HST, cho biết các thành phần của HST đó?
 4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, sư tầm thê VD về quần thể, quần xã, hệ sinh thái
 - BTVN: Một HST gồm các loài: TV, cáo, cú, chuột, thỏ, ếch, sâu hại TV, rắn, VSV.
a. Xây dựng lưới thức ăn.
b. Loại loài nào ra khỏi lưới thức ăn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao?
IV. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sinh 9 hkII.doc