Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 27 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 27 năm 2012

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

  Tích hợp Bảo vệ môi trường.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và những người sống trên “mây và sóng”.

 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một VB dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

 - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

III/CHUẨN BỊ:

 -GV : SGK,SGV, TƯ LIỆU

 -HS: Soạn bài ở nhà.

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 27 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Tiết 126 – Văn bản	
MÂY VÀ SÓNG
Ngày soạn: 
 20/ 2/2012
R. Ta-go
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
	à Tích hợp Bảo vệ môi trường.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và những người sống trên “mây và sóng”.
	- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một VB dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
	- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
III/CHUẨN BỊ:
	-GV : SGK,SGV, TƯ LIỆU
	-HS: Soạn bài ở nhà.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: (1’)
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 (?) Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con và nêu ý nghĩa bài thơ?	
 3. Bài mới: (35’)
 Tình cảm gia đình, tình yêu thương cha mẹ đối với con cái là niềm hạnh phúc của chúng ta. Đó cũng là đề tài cho các nhà thơ, nhà văn khai thác. Mây và sóng là bài thơ thể hiện rõ tình cảm gia đình.Nội dung ntn chúng ta tìm hiểu?
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: 10’
(?)Nêu vài nét về tác giả Ta – go.
GV giảng thêm: Ta – go là một nhà văn gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong sáu năm (1902 – 1907) ông đã mất 5 người than: Vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (1905), và con trai đầu (1907). Phải chăng đó cũng là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành một trong những đề tài quan trọng của nhà thơ Ta – go 
(?)Nêu vài nét về tác phẩm ?
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 25’
I/ Nội dung:
GV hướng dẫn cho hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 
(?)Cho biết thể loại của văn bản
(?) Xác định bố cục VB?
(?)Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ) giữa hai phần và phân tích tác dụng những chỗ giống _ khác nhau trong việc thể hiện chủ đề ?
(?)Xác định vị trí dòng thơ “con hỏi” ở phần lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi những người sống “trên mây, trong sóng”?
(?)Em bé từ chối lời rủ rê của những người “trên mây”, “trong song” có phải em ghét “mây” “sóng” ?
(?)Em suy nghĩ ntn sau lời mời đi chơi đó?
(?)So sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây”, “trong” “sóng” giữa thế gới tự nhiên và những trò đùa của mây, song do em tạo ra? 
Tích hợp BVMT: Liên hệ: Mẹ và mẹ thiên nhiên.
(?)Trò chơi sáng tạo của bé có ý nghĩa gì?
II/ Nghệ thuật:
(?) Phương thức biểu đạt chính của VB?
(?) Nhận xét bố cục của VB?
(?)Trong bài thơ tác giả sử dụng những hình ảnh thiên nhiên ntn?
* GV bổ sung: Câu thơ đã tạo ra một hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí, so sánh, tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây – trăng, biển – bờ. Tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ.
III/ Ý nghĩa văn bản:
(?) VB ca ngợi điều gì?
à Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Liên hệ với những bài thơ đã học viết về tình mẹ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời (ghi bài).
à Là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
à Chia 2 phần: 
- Phần 1: Từ đầu à xanh thẳm.
- Phần 2: Còn lại.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
à Trình tự phần 2 giống nhau
Thuật lời lời rủ rê
Thuật lại lời lời từ chối và lí do từ chối
Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo
à Trình tự tường thuật giống nhau song ý và lời lại không hề trùng lặp. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính chất hấp dẫn khác nhau. Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời con, song phần hai rõ nét hơn, da diết hơn.
à Nếu em bé từ chối lời rủ rê ngay thì tình cảm sẽ thiếu chân thực, vì trẻ em nào cũng ham chơi. Em phần nào đã bị lôi cuốn, song vấn đề là không thể là đánh đổi vui chơi với việc xa rời mẹ à Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi.
à Không phải em ghét “mây”, “sóng” những trò chơi đó rất hay phần nào đã lôi cuốn em
à Tự nghĩ ra trò chơi tương tự mà vẫn không rời mẹ. 
à Không tìm cách lên mây theo làn sóng, nhưng em vẫn có trò chơi như mây, sóng bằng cách biến mình thành “Mây” rồi thành “sóng”. Mẹ thành “chân và bến bờ kì lạ”.
 - HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
à Mây, trăng, sóng,bờ biển, bầu trời Hình ảnh thiên nhiên do trí tưởng tượng nhưng rất thật và lại lung linh, kì ảo.
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
- Ra-bin-dra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học (1913).
- Bài thơ được XB 1909, viết bằng tiếng Ben – gan.
 B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
 - Lời rủ rê của những người sống “trên mây” và “trong sóng”, sức hấp dẫn của những trò chơi đối với em bé.
	- Lời từ chối của em bé.
	- Trò chơi sáng tạo của em bé.
	- Tình cảm gắn bó của em bé với mẹ - cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng đầy ý nghĩa.
II/ Nghệ thuật:
 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
	- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau (thuật lại lời rủ rê – thuật lại lời từ chối và lí do từ chối – trò chơi do em bé sáng tạo) sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
	- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực, gợi nhiều liên tưởng.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
4. Củng cố: (4’)
(?) Nhắc lại chủ đề của văn bản?
5. Dặn dò: (1’)
- Xem lại phần đã phân tích
- Chuẩn bị “Ôn tập về thơ”
Trả lời câu hỏi sgk. Chú ý ở câu 1 kẻ bảng và thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học từ đầu năm đến giờ. Bắt đầu từ bài “đồng chí”
Câu 6 làm vào giấy rời làm bài kiểm tra 15’
TUẦN 27
Tiết 127 – Văn bản
Ngày soạn: 
 22/ 2/2012
ÔN TẬP VỀ THƠ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Hệ thống lại và nắm vững những kiến thức về các VB thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
2. Kĩ năng: 
	Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
III/CHUẨN BỊ:
	-GV : SGK,SGV, TƯ LIỆU
	-HS: Soạn bài ở nhà
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: (1’)
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:4’
	Gv kiểm tra tập soạn của hs.
 3. Bài mới: (36’)
 Để củng cố lại kiến thức đã học và khả năng tiếp thu của các em ra sao. Chúng ta thự hành qua bài “Ôn tập về thơ”
Ø Hoạt động 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học theo mẩu (16’)
(?) Nhắc lại tên các bài thơ VN đã học?
(?) Kẻ bảng thống kê và điền đầy đủ tên tác giả, bài thơ, năm sang tác, thể thơ, tóm tắt nội dung phần nghệ thuật.
GV kẻ bảng mẩu sgk và gọi hs đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà.
Gv ghi bảng (sửa chữa nếu sai)
Ê HS đứng tại chỗ nêu.
Ê hs đã làm ở nhà 
Ê hs đứng tại chỗ nêu, nhận xét
Câu 1:
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học.
STT
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể
thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu thể hiện tự nhiên bình dị mà sâu sắc trong hoàn cảnh góp phần tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
Chi tiết, hình ảnh,ngôn từ giản dị, chân thực, cô động, giàu sức gợi cảm.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh người lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với tư thể hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam
Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên khỏe khoắn, giàu khẩu ngữ
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7chữ
Bức tranh đẹp, rộng lớn tráng lệ về thiên nhiên vũ trụ và người lao động trên biển theo đoàn thuyền ra khơi đánh cá.Thể hiện cảm xúc và lao động niềm vui trong cuộc sống.
Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn đucợ sang tạo bằng lien tưởng, âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan
4
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7chữ và 8chữ
Những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với gia đình quê hương đất nước.
Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà.
5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Nguyễn Khoa Điềm
1971
Thể hiện tình yêu con của người dân tộc Tà Ôi gắn liền với long yêu nước, tinh thần chiến đấu & khát vọng về tương lai.
Hình ảnh, khai thác điệu ru ngọt ngào,trìu mến.
6
Ánh trăng
Nguyễn Duy
1978
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn liền với thiên nhiên, đất nước, bình dị, nhặc nhở thái độ sống tình nghĩa, thủy chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành nhỏ nhẹ mà thắm sâu.
7
Con cò
Chế Lan Viên
1962
Hình ảnh con cò trong lời ru, ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru dối với đời sống của con người.
Vận dụng sang tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên của đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc dời chung.
Nhịp điệu trong sáng tha thiết gần với dân ca. Hình ảnh giản dị, so sánh ản dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng bác
Viễn Phương
1976
Long thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng thiết tha, hình ảnh ẩn dụ gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh 
Sau 1975
Biền chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể mà khái quát, gợi cảm và gợi ý nghĩa sâu xa.
Hoạt động 2: (8’) Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn.
(?) Sắp xếp các bài thơ đã học theo từng giai đoạn 1945 – 1954, 1954 – 1964, 1964 – 1975, sau 1975.
(?) Các tác phẩm thơ đã thể hiện ntn về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Gv bổ sung thêm: 
Sau Cách Mạng Tháng 8 1945: đất nước & con người trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ công cuộc lao động, xã hội đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
Tình yêu nước, myêu quê hương
Tình đồng chí đồng đội
(?) Hãy dẫn chứng các bài thơ đã học với từng nội dung trên.
Hoạt động 3:(13’) So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm. Câu 3,4 
Gọi hs đọc câu 3.
(?) Nêu những điểm chung & nét riêng trong mỗi nội dung và cách biểu hiện tình mẹ c ... m
Tỉ lệ %
2
0.5
5 %
2
0.5
5 %
1
2
20 %
5
3
30 %
3. Sang thu 
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nh thơ về sự biến đổi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nh thơ về sự biến đổi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.
Số cu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.5
5 %
2
0.5
5 %
4
1
10 %
4.Nĩi với con
- Nắm được tác giả Y Phương
- Cảm nhận tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
Nắm được nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
Số cu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5đ
5%
4
1đ
10%
6
1,5đ
15 %
ố cu
Số điểm
Tỉ lệ %
9
2.25đ
22.5%
11
2.75đ
27.5%
1
2 đ
20%
1
3 đ
30%
22
10 đ
100%
 Cấp độ
Tên
Chủ
đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Mùa xuân nho nhỏ
Nắm được tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ
Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
Phân tích hai khổ thơ đầu 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3
0.75
7.5%
3
0.75
7.5%
1
3
30%
7
4.5
45%
2.Viếng lăng Bác
Nắm được tác giả, nội dung của văn bản 
Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
Chép hai khổ thơ đầu 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.5
5 %
2
0.5
5 %
1
2
20 %
5
3
30 %
3. Sang thu 
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.
Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời cuối hạ sang đầu thu.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0.5
5 %
2
0.5
5 %
4
1
10 %
4.Nói với con
- Nắm được tác giả Y Phương
- Cảm nhận tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
Nắm được nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5đ
5%
4
1đ
10%
6
1,5đ
15 %
ố câu
Số điểm
Tỉ lệ %
9
2.25đ
22.5%
11
2.75đ
27.5%
1
2 đ
20%
1
3 đ
30%
22
10 đ
100%
ĐIỂM
Họ và tên................ KIỂM TRA VĂN BẢN
Lớp: 9a Thời gian: 45 phút
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm: 5 điểm
1/ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải ra đời trong thời gian nào ?
	a	Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. b	Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
	c	Sau khi đất nước được thống nhất.	 d	Khi miền Bắc hoà bình, xây dựng Chủ Nghĩa xã hội.
 2/ Khi tác giả sắp rời xa lăng Bác, tác giả có tâm trạng gì ?
	a	Niềm tự hào về sự vĩ đại của công trình lăng Bác mà nhân dân ta đã xây dựng.
	b	Tâm trạng mừng vui khi được ra thăm Bác.
	c	Tâm trạng đau nhói khi chứng kiến khung cảnh trong lăng.	
	d	Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa và muốn ở lại để phục vụ người.
 3/ Hữu Thỉnh là tác giả của bài thơ nào ?
	a	Viếng lăng Bác b	Nói với con c	Mùa xuân nho nhỏ d	Sang thu
 4/ Từ "lộc" trong bài thơ trên được hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau ?
	a	May mắn b	 Lợi lộc c Chồi non d	Một phần 	 
 5/ Câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Từ mặt trời dùng biện pháp tu từ gì ?
	a	Hoán dụ b	 Nhân hóa	c	Ẩn dụ d	So sánh
 6/ Trong khổ thơ đầu bài Sang thu, tín hiệu thiên nhiên nào cho thấy thu chớm đến ?
	a	Hương ổi b	Hương ổi, gió se	c	Sương qua ngõ	 d	Gió se
 7/ Từ chùng chình được dùng để miêu tả hình ảnh nào trong bài thơ sang thu ?
	a	Sương b	Sông c	Gió d	Mây
 8/ Giọng điệu bài thơ Viếng lăng Bác là gì ?
	a	Thiết tha, tinh nghịch, sâu lắng.	 b	Thiết tha, tự hào. vui nhộn
	c	Tự hào, hãnh diện. d	Thiết tha, trang nghiêm, sâu lắng.	 .
 9/ Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
 " Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng"
	a	Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.	 b	 Nói quá.
	c	Chuyển đổi cảm giác.	 d	 Bộc lộ tâm lí nhân vật
 10/ Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào ?
	a	Mường b	Tày c	Nùng d	Kinh
 11/ Hoàn cảnh viết bài thơ "Viếng lăng Bác" như thế nào ?
	a	Năm 1976 tác giả ra thăm lăng Bác. b Viết năm 2003, trong chuyến ra thăm lăng Bác.	c	Năm 1967, viết từ đền thờ Bác ở tỉnh Trà Vinh. d	Năm 1975 Khi đất nước thống nhất. 
 12/ Câu thơ trong bài thơ sau đây thể hiện nội dung gì ?
 "Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng"
	a	Sự đùm bọc của quê hương b	Lời khuyên về đạo lí làm người	
	c	Khẳng định tài nguyên thiên nhiên giàu mạnh. d	Giới thiệu sản vật của rừng Việt Nam.	
 13/ Nhà thơ Y Phương đã thể hiện điều gì qua bài thơ Nói với con ?
	a	Ngợi ca sức sống bền bỉ của quê hương.
	b	Ca ngợi tình yêu đất nước, gìn giữ bản sắc dân tộc.
	c	Ngợi ca công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
	d	Ngợi ca lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ
 14/ Chọn đúng giá trị nội dung của bài thơ Nói với con của Y Phương.
	a	Ca ngợi tình đồng chí , đồng đội keo sơn, gắn bó.
	b	Lời tâm sự của con đối cới người cha.
	c	Tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	d	Tình yêu thiên nhiên lúc chuyển mùa và ca ngợi quê hương giàu đẹp.
 15/ Bài thơ Nói với con có giọng điệu như thế nào?
	a	Sôi nổi, mạnh mẽ bTrầm tĩnh, răn dạy c Ca ngợi, hùng hồ dTâm tình , tha thiết
 16/ Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì ?	
	a	Hình ảnh con chim hót vang trời. b	Hình ảnh cành hoa 
	c	Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. d	Hình ảnh nốt nhạc trầm xao xuyến	 
 17/ Ý nào nhận xét không đúng về nghệ thuật của bài thơ Nói với con ?
	a	Giọng điệu hùng hồn. c Những từ ngữ hàm ý sâu xa, nhiều tầng nghĩa.
 b	Bố cục chặt chẽ, tự nhiên. d Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.
 18/ Những từ ngữ nào mang ý nghĩa ẩn dụ trong bài thơ ?
	a	Sấm- hàng cây b	Hương ổi- sương c	Gió- đám mây d	Nắng - mưa
 19/ Ý nghĩa của tựa bài Mùa xuân nho nhỏ là gì ?
	a	Muốn đóng góp chút công sức của mình vào mùa xuân chung của đất nước.
	b	Kêu gọi mọi người đóng góp công sức to lớn của mình vào mùa xuân chung của đất nước.
	c	Mùa xuân đất nước năm nay không có sức sống, nhỏ bé hơn so với năm trước
	d	Mỗi một người là một mùa xuân của đất nước.
 20/ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết bằng thể thơ nào?
	a	Thơ tự do b	Thơ lục bát c	Thơ 4 chữ d	Thơ 5 chữ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/ án
II. Tự luận: 5 điểm
 1/ Chép lại hai khổ thơ đầu trong bi thơ Viếng lăng Bác của tc giả Viễn Phương ? ( 2 điểm)
 2/ Phân tích hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc trong bài thơ Mùa xuân
 nho nhỏ của Thanh Hải ? (3 điểm)
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9- THƠ
I. Trắc nghiệm: 5 điểm
1. Đáp án của đề thi: 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
c
d
d
c
c
b
a
d
c
b
a
a
c
c
d
c
a
a
a
d
II. Tự luận: 5 điểm
 Câu 1: Chép lại hai khổ thơ (2 điểm)
 Câu 2: Phân tích...........( 3 điểm)
- Hình aûnh muøa xuaân thieân nhieân ñöôïc mieâu taû coù doøng soâng xanh, boâng hoa tím bieác, tieáng chim chieàn chieän hoùt vang trôøi.
- Caûm xuùc ñöôïc dieãn taû ôû caùc chi tieát taïo hình vôùi söï chuyeån ñoåi caûm giaùc: 
- Nhaø thô chuyeån sang caûm nhaän muøa xuaân cuûa ñaát nöôùc vôùi hai nhieäm vuï chieán ñaáu vaø lao ñoäng xaây döïng ñaát nöôùc. 
Tiết 130 – TLV
Ngày soạn: 24/ 2/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 Nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình..
 II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
	1. Kiến thức
 Thấy được phương hướng khắc phục và sữa chữa các lỗi. 
 2. Kĩ năng
	 Ôn tập lại lý thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về 1 tác phẩm (hoặc đoạn trích)
III/CHUẨN BỊ:
	-GV : SGK,SGV, Bài đã chấm 
	-HS: Soạn bài ở nhà
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: 1’
GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
à GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 34’
	Tiết trước chúng ta viết bài viết, tiết này chúng ta sẽ nhận lại bài xem thang điểm, đáp án để xem kết quả học tập môn văn của bản thân như thế nào?
ØHoạt động 1:GV ghi lại đề lên bảng 4’
Ä GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài.
GV gọi HS trình bày về yêu cầu thể loại và đối tượng.
ØHoạt động 2:GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho các đề văn 15’
Ä GV định hướng HS lập dàn bài (Có trong đáp án).
à
- Thể loại: Văn tự sự 
- Yêu cầu: Em hãy kể lại một lỗi lầm khiến em nhớ mãi.
Ä HS ghi dàn bài vào vở.
Đề : Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nuương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
ĐÁP ÁN
*Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm và nhân vật Vũ Nương (về thân phận nàng).
* Thân bài: Nêu luận điểm chính:
 - Những đức tính tốt của Vũ Nương:
+ Nhu mì hiền thục.
+ Chung thủy với chồng.
+ Hiếu thảo với mẹ chồng.
+ Chu đáo với con.
- Thân phận khốn khổ của nàng:
+ Được chồng dùng vàng cưới về.
+ Sống với người chồng đa nghi, không tin tưởng vợ.
+ Bị vu oan đến tự vẫn
+ 
*Kết bài:
Nêu nhận định, đánh giá chung về thân phận người phụ nữ ở xã hội phong kiến cũ.
THANG ĐIỂM
a. Mở bài: 1,5 đ
	b. Thân bài: 6 đ
	c. Kết quả: 1,5 đ
	* Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ.
ØHoạt động 3: GV nhận xét ưu khuyết điểm 15’
Ä GV tiến hành nhận xét ưu, nhược điểm.
Ưu điểm: 
a/ Ưu điểm:
* Hình thức:
- Chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
- Giấy làm đúng lề lối.
* Nội dung:
- Có đặt nhan đề dù không yêu cầu.
- Mở bài lôi cuốn.
- Nghị luận rõ ràng: luận điểm cụ thể, nhận định đánh giá kết hợp với dẫn chứng lưu loát.
- Lời văn khá sinh động, lưu loát.
Nhược điểm:
* Hình thức: 
- Viết sai chính tả quá nhiều, viết hoa vô cớ, chữ quá ẩu.
- Bôi xóa không đúng à bài không sạch sẽ.
 Biết làm cách bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) 
Biết cách trình bày đucợ luận điểm, luận cứ, liên kết đoạn văn.
Bố cục trình bày rõ.
*Khuyết điểm: 
MB: Nêu được nhưng còn dài dòng.
TB: Khai thác các ý còn thiếu (1-2 ý)
Trình bày luận điểm chưa rõ thiếu dẫn chứng
Gv yêu cầu hs chú ý khắc phục 
Kb: có làm những nói chưa rõ
Ä Trong quá trình nêu nhận xét. GV nêu điển hình vài em mắc lỗi để HS dễ nhận ra và sửa lỗi.
Ä Cuối cùng GV nhận xét ưu nhược điểm chung.
	Ưu điểm:
- Làm bài đúng yêu cầu, thời gian qui định.
- Xác định đúng yêu cầu của bài và làm bài tốt.
- Có đầu tư tốt cho bài viết.
- Đa số sử dụng câu tương đối mạch lạc.
- Bài làm sạch sẽ.
- Tỉ lệ TB trở lên cao 
	Nhược điểm:
- Vài em còn viết sai chính tả, sử dụng dấu câu chưa chính xác.
- Dùng nhiều câu tối nghĩa, chữ viết cẩu thả, cả bài không dùng dấu câu.
- Lời văn lủng cụng, bài khô khan, không ấn tượng. 
- Luận cứ chưa thuyết phục.
Ø Hoạt động 4:
 Phát bài, hướng dẫn HS chữa lỗi sai, đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu đánh giá bài làm để HS thấy rõ hơn những gì mình đã và chưa làm được
ØHoạt động 5: GV đọc bài văn hay và công bố tỉ lệ
	Đọc bài văn hay
Ä HS lắng nghe, quan sát bài làm của mình để đối chiếu, rút kinh nghiệm.
Ä HS lắng nghe, quan sát bài làm của mình để đối chiếu, rút kinh nghiệm.
Ä HS chữa lỗi sai
Ä HS trình bày ý kiến thắc mắc (nếu có)
4. Củng cố: (3’)
 GV củng cố lại ý chính của bài.
 5. Dặn dò: (2’)
	- Chuẩn bị “Tổng kết phần văn bản nhật dụng”
 - Xem lại khái niệm, nội dung và các tác phẩm văn bản nhận dụng đã học từ lớp 6 – 9 
 - Trả lời câu hỏi sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc