Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tiết : 1 - Bài 1 : Menđen và di truyền học

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tiết : 1 - Bài 1 : Menđen và di truyền học

1/ Kiến Thức: Học xong bài này Hs phải

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp pâhn tích các thề hệ lai của Menđen

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học

 2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tiết : 1 - Bài 1 : Menđen và di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG 1 : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN 
 Tiết : 1 BÀI 1 : MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức: Học xong bài này Hs phải
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp pâhn tích các thề hệ lai của Menđen
Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học
 2/ Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học, ham thích nghiên cứu các hiện tượng di truyền và biến dị
II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 1.2 SGK
Tranh ảnh, chân dung của Menđen
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
 3/ Bài mới:
 * Mở bài: Gv nêu vấn đề: Vì sao con cái sinh ra có những đặc điểm giống hoặc khác bố mẹ. Để giải thích vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu môn di truyền học
 * Néi dung:
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: DI TRUYỀN HỌC
 *
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I, tìm hiểu về hiện tượng di truyền và biến dị
? Cho biết thế nào là hiện tượng di truyền và biến dị.
 Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào.
- Gv nhận xét, chốt ý
- Yêu cầu Hs nghiên cứu tiếp thông tin, cho biết:
? Nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học?
- Gv nhận xét, chốt ý
- Tự đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs nghiên cứu thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
1/ Di truyền và biến dị:
Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết
2/ Nhiệm vụ, ý nghĩa của di truyền học
Nhiệm vụ: Nghiên cứu bản chất, cơ chế, tính qui luật cảu hiện tượng di truyền và biến dị
Ý nghĩa: Có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại
 II/ HOẠT ĐỘNG II: MENĐEN NGƯỜI ĐẶC NỀN MỐNG CHO DI TRUYỀN HỌC
 * Mục tiêu:Hs hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc mục “Em có biết” SGK/7 để tìm hiểu về tiểu sử của Menđen
- Treo tranh hình 1.2, Yêu cầu Hs nghiên cứu, phân tích tranh, kết hợp đọc thông tin mục II, trả lời:
? Haỹ nên nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
 Tại sao nói Menđen là người đặc nền mống cho di truyền học. Ông đã áp dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai như thế nào?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
+ Menđen chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu vì chúng dễ trồng, phân biệt rõ ràng về các tính trạng tương phản, có khả năng tự thụ phấn khá nghiêm ngặt để tạo dòng thuần
Công trình nghiên cứu của Menđen công bố từ 1865 nhưng đến 1900 mới được thừa nhận không phải do không được quan tâm mà do lúc bấy giờ những hiểu biết về lĩnh vực tế bào học còn rất hạn chế nên người ta chưa chính thức công nhận công trình nghiên cứu của Menđen.
- HS đọc mục “Em có biết”
- Hs quan sát, phân tích tranh, và đọc thông tin, trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền. Ông sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai để phát minh ra các qui luật di truyền
 II/ HOẠT ĐỘNG III: MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC
 * Mục tiêu: Hs hiểu và nên được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK để biết về một số thuật ngữ và kí hiệu dùng trong di truyền
? Hãy nêu thêm một số ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- Gv hướng dẫn cách viết công thức lai
P : Bố X Mẹ
G: 
F1
- HS đọc thông tin, nhận biết kiến thức. Từ đó cho thêm ví dụ
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
1/ Thuật ngữ: ( SGK)
Tính trạng
Cặp tính trạng tương phản
Nhân tố di truyền ( gen)
Giống hay dòng thuần chủng
2/ Kí hiệu:
P : thế hệ bố, mẹ
Phép lai : X
G: Giao tử
F1, F2
IV/ CỦNG CỐ:
Cho biết đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
Nêu nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Cho biết mọt số thuật ngữ và kí hiệu sư dụng trong di truyền
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK/7, đọc mục “ Em có biết” SGK
Soạn bài 2, kẻ bảng 2 SGK/8 vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet1.doc