Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tiết : 39 - Bài 36 : Các phương pháp chọn lọc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu -  Tiết : 39 - Bài 36 : Các phương pháp chọn lọc

 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhượt điểm của phương pháp chọn lọc này.

- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hành loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tiết : 39 - Bài 36 : Các phương pháp chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy gi¶ng : / / 2010
 Tiết : 39
 BÀI 36 : CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhượt điểm của phương pháp chọn lọc này.
Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hành loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ:
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 2/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh phóng to về chọn lọc hàng loạt 1 và 2 lần, vế chọn lọc cá thể ( hình 36.1; 36.2 SGK)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng F1 để làm giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng phương pháp gì?
Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
 3/ Bài mới:
 Mở bài : Để tạo được những giống như ý muốn người ta đã áp dụng các phương pháp chọn lọc giống như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề này. 
I/ HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầui HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, cho biết:
? Trọng chọn giống thì chọn lọc có ý nghĩa gì?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
Chọn giống không chỉ có ý nghĩa chọn lọc đơn thuần mà là hoạt động rất sáng tạo. Việc phục hồi các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra để tạo ra giống mới và cải tiến giống cũ.
- HS đọc thông tin, phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
 - Giúp chọn được những giống tốt, theo ý muốn, cải tạo giống cũ
 - Có 2 phương pháp chọn lọc cơ bản : Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể
II/ HOẠT ĐỘNG II: CHỌN LỌC HÀNG LOẠT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh phóng to hình 36.1. Yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin mục II SGK, thảo luận nhóm 
trả lời câu hỏi:
? Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo 
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh :
+ Chọn lọc hàng loạt 1 lần bắt đầu thực hiện ở năm 1, trên đối tượng ban đầu; chọn lọc hàng loạt 2 lần bắt đầu ở năm 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1. Về biện pháp tiến hành, chọn lọc 1 lần và 2 lần giống nhau
+ GV giảng giải câu hỏi 2 mục II /SGK : hình thực chọn lọc hàng loạt 1 lần thích hợp với giống lúa A, còn chọn lọc hàng loạt 2 hoặc nhiều lần thích hợp với giống lúa B
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa thu nhận được, trả lời:
? Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào kiến thúc vừa thu nhận được, phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Chọn lọc hàng loạt là dựa vào kiển hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
- Cách tiến hành ( SGK)
- Ưu điểm : đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
- Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.
- Phương pháp này thích hợp với cả cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.
 II/ HOẠT ĐỘNG III: CHỌN LỌC CÁ THỂ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh phóng to hình 36.2. Yêu cầu HS phân tích sơ đồ, đọc thông tin SGK, cho biết:
? Phương pháp chọn lọc hàng loạt được tiến hành như thế nào? Có những ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- HS phân tích hình, đọc thông tin SGK và phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. 
- Cách tiến hành: ( SGK)
- Ưu điểm: kiểm tra được kiểu hình và cả kiểu gen của mỗi cá thể, kết quả chọn lọc vững chắc.
- Nhược điểm: tốn sức lực, đầu tư cho việc triển khai khá tốn kém
- Phương pháp này thích hợp với cây tư thụ phấn
IV/ CỦNG CỐ:
Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì, thích hợp với loại đối tượng nào?
Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu nhược điểm gì so với phuơng pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào? 
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Soạn bài 37 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 39.doc