/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Gải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ:
II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
Tuần : 12 Tiết : 23 BÀI 22 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Gải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: - Tranh phóng to hình 22 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Đột biến gen là gì? Cho ví dụ Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất 3/ Bài mới: Mở bài: Đột biến có 2 dạng là đột biến gen và đột biến NST. Đột biến NST có những dạng nào?Vậy đột biến nhiễm sắc thể là gì? Nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc NST Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ LÀ GÌ? * Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo tranh hình 22, yêu cầu Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục ▼/I SGK - Yêu cầu các nhóm báo cáo - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý * Cần khai thác triệt để các mũi tên, các chữ kí hiệu đoạn NST trước và sau khi bị biến đổi * Lần lượt xét từng trường hợp a à c. Cần cho Hs biết mũi tên ngắn chỉ điểm bị đứt, mũi tên dài chỉ quá trình dẫn đến đột biến + Trường hợp a: có thể đặt câu hỏi gợi ý như sau ? NST sau khi bị đột biến bị mất đoạn nào? Đoạn này nằm ở vị trí nào trên NST ? Dạng đột biến này là dạng gì? ( mất đoạn) + Trường hợp b: ? Hai mũi tên ngắn ở hai đầu đoạn tô thẫm dùng để biểu thị điều gì? (để chỉ rõ đoạn bị lặp lại) Trên NST sau khi bị đột biến có mấy đoạn BC? độ dài của NST sau khi bị biến đổi thay đổi như thế nào? Dạng đột biến cấu trúc NST này là dạng gì? ( lặp đoạn) + Trường hợp c: ? Hai mũi tên ngắn trong trường hợp này biểu thị điều gì? Vị trí của các đoạn B,C,D thay đổi như thế nào? Hãy mô tả quá trình hình thành đột biến cấu trúc NST này. dạng đột biến cấu trúc NST này là dạng gì? Hãy đặt tên cho mũi tên dài (đảo đoạn) - HS quan sát tranh, thảoluận nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST - Các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn . II/ HOẠT ĐỘNG II: NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ * Mục tiêu: Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục II SGK, trả lời ? Đột biến cấu trúc NST do nguyên nhân nào? Hãy cho biết tính chất ( lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs đọc thông tin và phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Nguyên nhân : các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST. - Tính chất: đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho bản thân sinh vật nhưng cũng có những dạng có lợi IV/ CỦNG CỐ: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng và mô tả từng dạng đột biến đó. Nêu những nguyên nhân gây ra biến đổi cấu trúc NST. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/66 Soạn bài 23
Tài liệu đính kèm: