Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 13 - Tiết : 25 - Bài 24 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu -  Tuần : 13 - Tiết : 25 - Bài 24 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo)

Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trả lời được: thể đa bội là gì? ( chú ý từ khái niệm về thể đa bội, HS sẽ có ý niệm về hiện tượng đa bội thể)

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên

- Nhận biết một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 13 - Tiết : 25 - Bài 24 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Tiết : 25
 BÀI 24 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ ( Tiếp theo) 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trả lời được: thể đa bội là gì? ( chú ý từ khái niệm về thể đa bội, HS sẽ có ý niệm về hiện tượng đa bội thể)
Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên
Nhận biết một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ:
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh phóng to các hình 21.1 à 21.5 SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Thế nào hiện tượng dị bội thể? Thể dị bội là gì? Có những dạng nào?
Nêu nguyên nhân phát sinh thể dị bội?
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Hiện tượng di bội thể là một dạng đột biến số lượng NST, ngoài ra còn có hiện tượng đa bội thể. Vậy đa bội thể là gì? Cơ chế phát sinh như thế nào?
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ
 * Mục tiêu: Trả lời được: Thể dị bội là gì? Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức về thể lưỡng bội(2n), nêu câu hỏi
? Các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST: 3n,4n,5n có hệ số n khác với thể lưỡng bội như thế nào? Có phải là bội số của n không? 
- Gv nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu Hs dựa vào thông tin SGK, trả lời
? Thể đa bội là gì? Các cơ thể có số lượng NST : 3n, 4n, 5n được gọi là gì ?
-Sau khi Hs hiểu được thế nào là thể đa bội, giáo viên yêu cầu Hs quan sát hình 24.1, 24,2, 24.3, 24.4 và hướng dẫn các em tìm hiểu các đặc điểm của chúng thông qua các câu hỏi gợi ý sau:
? Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá và ảnh hưởng đến kích thước của tế bào như thế nào?
? Sự tương quan giữa số n và kích thước của các cơ quan như thế nào? 
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
+ Tế bào cây rêu có bộ NST đơn bội (n), sự tăng số lượng NST lên 2,3 và 4 lần đã làm tăng rõ rệt kích thước tế bào.
+ Kích thứơc của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản lớn hơn so với cây lưỡng bội, mức bội thể càng lớn thì kích thước càng to
+ Có thể khai thác đặc điểm tăng kích thước của các cơ quan để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này ( Sự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định.
- Hs nhắc lại kiến thức cũ, từ đó trả lời các câu hỏi
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs quan sát hình và qua hướng dẫn của GV trả lời các câu hỏi
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n)
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng
 II/ HOẠT ĐỘNG II: SỰ HÌNH THÀNH THỂ ĐA BỘI
 * Mục tiêu: Trình bày được sự hiìn thành thể đa bội do nguyên phân, giàm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức về nguyên phân và giảm phân bình thường bằng các câu hỏi gợi ý
? Tế bào mẹ và 2 tế bào con tạo thành sau 1 lần nguyên phân có số lượng NST như thế nào?
? trường hợp từng NST tự nhân đôi nhưng tế bào không phân chia thì dẫn đến hiện tượng gì?
? Giao tử hình thành qua giảm phân và không qua giảm phân khác nhau về số lượng NST như thế nào?
- Treo tranh hình 24.5, yêu cầu HS quan sát và phân tích hình, đọc thông tin SGK, so sánh 2 sơ đồ hình 24.5
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
* Trường hợp a do rối loạn nguyên phân
* Trường hợp b do rối loạn giảm phân
? Người ta có thể gây tạo các thể đa bội bằng những phương pháp nào?
- Hs nhắc lại kiến thức cũ theo gợi ý của GV
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần đầu tiên dẫn đến hình thành thể đa bội.
- Sự hình thành giao tử không qua giảm phân và sự tổ hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng dẫn đến hình thành thể đa bội
 IV/ CỦNG CỐ:
Thể đa bội là gì? Cho ví dụ
Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/71
Soạn bài 25

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 25.doc