MỤC TIÊU
1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích ngji của sinh vật.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ:
Tuần : 23 Tiết : 45 BÀI 43 : ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Nêu được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Giải thích được sự thích ngji của sinh vật. 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 43.1, 43.2, 43.3 SGK. Bảng phụ : Bảng 43.1, 43.2 SGK III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động như thế nào? 3/ Bài mới: Mở bài: Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp( Ví dụ vùng Cực Bắc) về nơi có khí hậu ấm áp ( Vùng nhiệt đới) khả năng sống của chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT * Mục tiêu: Nêu được những ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo tranh phóng to hình 43.1. Yêu cầu Hs quan sát tranh, đọc thông tin mục I/126 và liên hệ kiến thức đã học ở lớp 6 về quang hợp và hô hấp, cho biết: ? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp và hô hấp của cây? Từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống thực vật? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh + Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 – 300C. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (00C) và quá cao ( hơn (400C) - Treo tranh hình 43.2. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát và đọc tiếp thông tin, hoàn thành bảng 43.1 SGK - Treo bảng phụ, yêu cầu Hs lên điền kết quả - Gv nhận xét, hoàn chỉnh ? Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật ( TV, ĐV)? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs quan sát tranh, đọc thông tin và liên hệ kiến thức lớp 6, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs quan sát tranh, đọc tiếp thông tin, hoàn thành bảng 43.1 - Lên điền kết quả vào bảng phụ - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs dựa vào kiến thức vừa thu nhận và phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Ví dụ: * Ở thực vật: rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá, ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp * Ở động vật : Có bộ lông dày, có tập tính tránh nóng, ngủ hè, ngủ đông . - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ có khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. - Sinh vật được chia thành hai nhóm : * Sinh vật biến nhiệt : Vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát. * Sinh vật hằng nhiệt : chim, thú, con người. - Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường nhờ cơ chế điều hoà nhiệt nên có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. II/ HOẠT ĐỘNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT * Mục tiêu: Nêu được những ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Treo tranh phóng to hình 43.2. Yêu cầu Hs quan sát, đọc thông tin mục II thảo luận nhóm hoàn thành bảng 43.2 SGK - Treo bảng phụ. Yêu cầu đại diện nhóm lên điền kết quả thảo luận vào bảng phụ - GV nhận xét, hoàn chỉnh - Yêu cầu Hs dựa vào kết quả bảng 43.2, cho biết: ? Độ ẩm có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? ? Hãy kể tên các nhóm thực vật và động vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý - Hs quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến - Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng phụ của GV - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Hs dựa vào bảng 43.2, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau: + Thực vật : cây sống nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng có phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển; cây sống nơi ẩm ướt có nhiều ánh sáng có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển; cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai. + Động vật : sống nơi khô hạn có da phủ vảy sừng - Tuỳ theo sự thích nghi với độ ẩm khác nhau, có thể chia thành các nhóm: + Thực vật được chia thành hai nhóm là thực vật ưa ẩm và chịu hạn + Động vật cũng có hai nhóm là động vật ưa ẩm và ưa khô IV/ CỦNG CỐ: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật? Có mấy nhóm sinh vật thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường? Đó là những nhóm nào? Hãy kể tên các nhóm thực vật và động vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau? V/ DẶN DÒ: Học abì, trả lời các câu hỏi SGK/129 Đọc mục “ Em có biết” SGK/129, 130 Soạn bài 44
Tài liệu đính kèm: