Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 23 - Tiết : 46 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 23 - Tiết : 46 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.

- Nêu được mối quan hệ giữa sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết

 3/ Thái độ:

 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 23 - Tiết : 46 - Bài 44 : Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Tiết : 46
 BÀI 44 : ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
Nêu được mối quan hệ giữa sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ:
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh phóng to hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Tại sao?
Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn? Cho ví dụ.
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Trong các nhân tố sinh thái, nhân tố hữu sinh gồm các sinh vật, chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vậy quan hệ giữa chúng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này.
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: QUAN HỆ CÙNG LOÀI
 * Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là nhân tố sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài.
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs quan sát hình 44.1 SGK, trả lời các câu hỏi về mối quan hệ cùng loài:
? Khí có gió, bão, thực vật sống thành đàn có lợi gì so với sống riêng rẽ?
? Trong điều kiện tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh
Nhìn chung động vật sống theo đàn phát hiện và đuổi bắt con mồi cũng như phát hiện và trốn tránh kẻ thù tốt hơn.
Ví dụ: Chim kiếm ăn theo đàn kích thích lẫn nhau khi tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, phát hiện sờm kẻ thù và thông báo cho nhau đối phó, tìm chổ trú ẩn. Đàn trâu rừng khi ngủ thường có con non nằm trong, các con trưởng thành nằm ngoài, khi kẻ thù tấn công, tập thể giúp trâu có khả năng tự vệ tốt hơn. Chó sói, cáo khi kiếm ăn theo đàn dễ phát hiện con mồi hơn và săn được con mồi lớn hơn.
- Yêu cầu Hs đọc tiếp thông tin, bài tập và tìm câu đúng
- Yêu cầu Hs dựa vào các ví dụ, cho biết:
?Các sinh vật cùng loài có những mối quan hệ gì? Các mối quan hệ đó xuất hiện trong những điều kiện nào? Có ý nghĩa gì?
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- HS quan sát hình, trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
Yêu cầu nêu được:
+ Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ
+ Động vật sống thành bầy đàn có lợi cho việc tìm kiếm thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.
- Hs nêu được câu đúng ( câu 3)
- HS dựa vào các ví dụ, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: Các sinh vật cùng loài có các mối quan hệ : hỗ trợ hoặc cạnh tranh
 + Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích ( hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ à Giúp nhau tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau .
 + Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở à một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm.
 II/ HOẠT ĐỘNG II: QUAN HỆ KHÁC LOÀI
 * Mục tiêu: Hs nêu được các mối quan hệ khác loài
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo bảng 44 và tranh hình 44.2, 44.3. Yêu cầu Hs nghiên cứu bảng và quan sát hình, tìm các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và đối địch
- Yêu cầu Hs phát biểu
- Gv nhận xét, hòan chỉnh 
+ Cộng sinh : Tảo và nấm trong địa y, Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
+ Hội sinh : Cá ép và rùa, địa y bám trên cành cây.
+ Cạnh tranh : Lúa và cỏ dại, dê và bò.
+ Kí sinh : rận, bét kí sinh trên trâu bò, Giun đũa kí sinh trong cơ thể người.
+ Sinh vật ăn sinh vật khác: Hươu và nai, cây nắp ấm và côn trùng.
- Yêu cầu Hs dựa vào kiến thức vừa thu được, cho biết:
? Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ gì? Nêu sự khác biệt giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài.
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- Hs nghiên cứu bảng 44 và hình, tìm các mối quan hệ trong các ví dụ
- Hs báo cáo kết quả
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào kiến thức vừa thu được, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: Các sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau
 + Hỗ trợ : là mối quan hệ có lợi ( hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật, gồm quan hệ cộng sinh và hội sinh
 + Đối địch : một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc 2 bên cùng bị hại, gồm quan hệ cạnh tranh, kí sinh nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
IV/ CỦNG CỐ:
Các sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Trong những điều kiện nào? Có ý nghĩa gì?
Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Các mối quan hệ đó có những điểm gì khác nhau?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/ 134
Đọc mục “ Em có biết”
Chuẩn bị tiết sau thực hành : xem trước bài 45 - 46

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 46.doc