Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 25 - Tiết : 49 - Bài 47 : Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 25 - Tiết : 49 - Bài 47 : Quần thể sinh vật

1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ một quần thể sinh vật.

- Lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết

 3/ Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than Uyên – Lai Châu - Tuần : 25 - Tiết : 49 - Bài 47 : Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Tiết : 49
 CHƯƠNG II : HỆ SINH THÁI
 BÀI 47 : QUẦN THỂ SINH VẬT 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ một quần thể sinh vật.
Lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết 
 3/ Thái độ: 
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
Tranh phóng to hình 47.1 SGK.
Bảng phụ : bảng 47.1
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Trong môi trường các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tập hợp thành tứng nhóm và có quan hệ mật thiết với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tím hiểu về chúng qua bài 47.
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT
 * Mục tiêu: Hs trình bày được khái niệm quần thể sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ một quần thể sinh vật.
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu Hs đọc thông tin mục I, cho biết :
? Thế nào là một quần thể sinh vật?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý.
- Yêu cầu Hs chọn các ví dụ về quần thể và không phải là quần thể ở bảng 47.1
- Gv treo bảng phụ, yêu cầu Hs lên điền kết quả vào bảng phụ
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh ( 1,3,4 không phải là quần thể và 2,5 là quần thể)
- Từ những ví dụ trong bảng 47.1, GV giúp Hs điền tiếp vào các ô trống thêm các ví dụ về quần thể
- HS đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs lên đánh dấu vào bảng phụ
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: Quần thể sinh vật bao gồm tất cả các cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Ví dụ : Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
 II/ HOẠT ĐỘNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
 * Mục tiêu: Hs lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc thông tin mục II, cho biết:
? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể
- GV nhận xét, hoàn chỉnh
Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản : Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể
1/ Tỉ lệ giới tính
? Tỉ lệ giới tính là gì? Cho ví dụ.
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
2/ Thành phần nhóm tuổi
- Yêu cầu Hs đọc thông tin mục 2, quan sát hình 47.1, so sánh và rút ra nhận xét qua hình 47
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh, chốt ý
+ Dạng phát triển: đáy tháp rộng, chúng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng mạnh.
+ Dạng ổn định: Đáy tháp rộng vừa phải, tỉ lệ sinh không cao 
( tỉ lệ sinh bù đắp cho tỉ lệ tử vong), số lượng cá tểh ổn định.
+ Dạng giảm sút: đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp ( nhóm tuổi trước SS ít hơn nhóm tuổi SS), số lượng cá thể giảm dần ( do yếu tố bổ sung yếu nên quần thể đi theo hướng dần dần bị diệt vong)
3/ Mật độ quần thể
? Mật độ quần thể là gì? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, chốt ý
- Hs đọc thông tin, phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào thông tin mục 1 trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs đọc thông tin, quan sát hình và nêu ý kiến
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào mục 3 trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
Tiểu kết: 
1/ Tỉ lệ giới tính : là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ cái
Ví dụ : Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/ cái là 60/40
2/ Thành phần nhóm tuổi: trong quần thể chia làm 3 nhóm tuổi là nhóm tuổi trứơc sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản
Ví dụ : Loài chuột động có nhóm tuổi trước sinh sản là 50 con/ha; nhóm tuỏi sinh sản là 48 con/ha; nhóm tuổi sau sinh sản là 10 con/ha
3/ Mật độ quần thể : là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Ví dụ: mật độ cây bạch đàn là 625 cây/ha đồi
 II/ HOẠT ĐỘNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT
 * Mục tiêu: Hs nêu được những ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục III, từ đó cho biết: 
? Số lượng các thể trong quần thể thay đổi như thế nào? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự thay đổi đó? Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức cân bằng như thế nào?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
- Hs đọc thông tin, liên hệ thực tế thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
- Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chổ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng
IV/ CỦNG CỐ:
Thế nào là quần thể sinh vật? Cho ví dụ.
Hãy nêu những đặc điểm của quần thể sinh vật mà ở các cá thể không có. Cho ví dụ.
Số lượng cá thể trong quần thể thay đổi như thế nào? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự thay đổi đó? Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức cân bằng như thế nào?
V/ DẶN DÒ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK/ 142
Soạn bài 48, kẻ bảng 48.1, 48.2 SGK vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 49.doc