Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
- Giải thích được vì sao cần phải khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Tuần : 31 Tiết : 62 BÀI 59 : KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải Giải thích được vì sao cần phải khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năng quan sát, nhận biết 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm 2/ Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 59.1 SGK Tranh và hình vẽ về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Bảng phụ : bảng 59 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên? Vì sao phải sử dụng tiết kiện và hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Phải sử dụng hợp lí như thế nào? 3/ Bài mới: Mở bài: Bên cạnh việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần phải biết cách khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp để khôi phục môi trường và giữa gìn thiên nhiên hoang dã. Tiến trình tổ chức tiết học I/ HOẠT ĐỘNG 1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ * Mục tiêu: Hs giải thích được vì sao cần phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã * Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu Hs đọc thông tin mục I SGK, cho biết ? Vì sao chúng ta cần phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? ? Vì sao giữ gìn thiên nhiên haong dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? - GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý + Để bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên. + Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm hoạ như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường - Hs đọc thông tin, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung * Tiểu kết: - Để bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng - Là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên, tránh được nhiều thảm hoạ như lũ lụt, xói mòn, hạn hán . II/ HOẠT ĐỘNG II: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ THIÊN NHIÊN * Mục tiêu: Hs nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bảo vệ tài nguyên sinh vật - GV: Ở hệ sinh thái có số lượng các loài tăng, lưới thức ăn đa dạng thì tính ổn định của hệ sinh thái cao hơn ở hệ sinh thái có số loài ít. - Yêu cầu Hs quan sát hình 59, cho biết ? Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tái nguyên sinh vật là gì? - Gv nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý 2/ Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá - Yêu cầu Hs dựa vào hiểu biết của bản thân. Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 59 - Gv treo bảng phụ, yêu cầu đại diện nhóm lên điền kết quả - Gv nhận xét, hoàn chỉnh + Trồng cây trên vùng đất trọc à hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu + tăng cường cộng tác thuỷ lợi à góp phần điều hoà lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng + Bón phân hợp lý là tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh những vùng đất trống bỏ hoang. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh cho người và động vật. + Thay đổi các loại cây trồng hợp lí ( luân canh, xen canh) là làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng. + Chọn giống vật nuôi cây trồng có năng suất cao góp phần đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc cải tạo đất. - Hs quan sát hình, phát biểu - Hs khác nhận xét, bổ sung - Hs tiến hành thảo luận nhóm, thống nhất ý hoàn thành bảng 59 - Đại diện nhóm lên ghi kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung Tiểu kết: 1/ Bảo vệ tài nguyên sinh vật: SGK 2/ Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá : Bảng 59 II/ HOẠT ĐỘNG III: VAI TRÀO CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ * Mục tiêu: Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường * Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đưa ra những việc làm cụ thể mà mỗi học sinh có thể góp sức mình vào việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã ( các việc làm đưa ra cần thiết thực và phù hợp với điều kiện của từng địa phương - Gv nhận xét, hoàn chỉnh - Hs tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến - Đại diện nhóm nêu ý kiến - Nhóm khác nhận xét, bổ sung IV/ CỦNG CỐ: Tại sao chúng ta cần phải khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? Nêu các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên. V/ DẶN DÒ: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK Soạn bài 60, kẻ các bảng 60.2, 60.3
Tài liệu đính kèm: