Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 6 - Tiết : 12 - Bài 12 : Cơ chế xác định giới tính

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu -  Tuần : 6 - Tiết : 12 - Bài 12 : Cơ chế xác định giới tính

MỤC TIÊU

 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải

- Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính. Phân biệt được NST giới tính và NST thường

- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người

- Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính

 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phân tích kênh hình

 3/ Thái độ: Giáo dục Hs biết được những quan niệm phong kiến, lỗi thời về việc cho rằng sinh con trai hoặc con gái là do người phụ nữ

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - THCS Mường Cang – Than UYên – Lai Châu - Tuần : 6 - Tiết : 12 - Bài 12 : Cơ chế xác định giới tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Tiết : 12 
 BÀI 12 : CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH 
I/ MỤC TIÊU
 1/ Kiến Thức : học xong bài này Hs phải
Mô tả được một số đặc điểm của NST giới tính. Phân biệt được NST giới tính và NST thường
Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người
Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hóa giới tính
 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phân tích kênh hình 
 3/ Thái độ: Giáo dục Hs biết được những quan niệm phong kiến, lỗi thời về việc cho rằng sinh con trai hoặc con gái là do người phụ nữ
 II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
 2/ Đồ dùng dạy học:
 Gv chuẩn bị tranh phóng to các hình 8.2,12.1, 12.2 SGK và bảng phụ: bảng so sánh NST giới tính và NST thường.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1/ Ổn định
 2/ Kiểm tra bài cũ
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản của quá trình phát sing giao tử đực và phát sinh giao tử cái.
Thụ tinh là gì? Cho biết bản chất của quá trình thụ tinh. Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
 3/ Bài mới:
 Mở bài: Ở các loài sinh vật đơn tính, thì cơ chế nào xác định được giới tính. 
 Tiến trình tổ chức tiết học
 I/ HOẠT ĐỘNG 1: NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH
 * Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm của NST giới tính. Phân biệt được NST giới tính và NST thường
 * Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh hình 8.2 và 12.1, yêu cầu Hs quan sát hình, đọc thông tin mục I, trả lời câu hỏi
? Nêu những điểm giống và khác nhau ở bộ NST của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái, cũng như ở người nam và người nữ.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh 
* Các cặp NST giống nhau ở con đực với con cái hoặc ở người nam và nữ được gọi là các cặp NST thường, còn cặp NST khác nhau giữa con đực và con cái hoặc của người nam và nữ thì được gọi là cặp NST giới tính
? Vậy NST giới tính là gì?
- GV nhận xét, chốt ý
* Có thể HS nhầm là chỉ có tế bào sinh dục mới có NST giới tính, do đó dựa vào hình 12.1 SGK, giáo viên nên nhấn mạnh NST giới tínhcũng có mặt tong các tế bào sinh dưỡng
- Yêu cầu HS dựa vào hình 8.2, 12.1, thông tin mục I, thảo luận nhóm 
▼Hãy nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
Gv nên diễn giải sơ lược về tính trạng liên kết với giới tính và có thể đưa thêm các ví dụ minh họa
- HS quan sát hình, đọc thông tin, phát biểu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs dựa vào ý vừa phân tích để trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs quan sát lại hình và thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- NST giới tính là cặp NST qui định tính đực và tính cái
- Sự khác nhau giữa NST giới tính và NST thường
NST giới tính
NST thường
- Tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội
- Tồn tại thành cặp tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng ( XY) 
- Mang gen các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính
- Tồn tại nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
- Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Mang gen qui định các tính trạng thường
 II/ HOẠT ĐỘNG II: CƠ CHẾ NHIỄM SẮC THỂ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
 * Mục tiêu: Trình bày được cơ chế xác định giới tính ở người và tỉ lệ giới tính
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh hình 12.2, yêu cầu HS quan sát và phân tích kỹ các kí hiệu về bộ NST trong hình 12.2 và thông tin mục II SGK , thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục ▼ SGK /39
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ vào tranh và trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, hoàn chỉnh
- GV nhấn mạnh: các khái niệm đồng giao tử, dị giao tử, sự biến đổi tỉ lệ nam: nữ theo tuổi
- Liên hệ tới những quan niệm sai lầm về nguyên nhân sinh con trai hay con gái trong nhân dân
- HS quan sát, phân tích tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Yêu cầu nêu được:
+ Qua giảm phân: mẹ tạo ra 1 loại trứng ( 22A+ X), bố tạo ra 2 loại tinh trùng ( 22A+ X) và ( 22A + Y) với tỉ lệ ngang nhau
+ Sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng ( 22A + X)
à hợp tử (44A + XX) phát triển thành bé gái hoặc giữa trứng với tin trùng ( 22A + Y) à hợp tử 
(44A + XY) phát triển thành bé trai
+ Tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ là 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ nay còn cần được bảo đảm với các điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thê thống kê phải đủ lớn
 * Tiểu kết: 
- Cơ chế xác định giới tính ở người:
P : Bố ( 44A + XY ) X Mẹ ( 44A + XX)
G : (22A + X ) , ( 22A + Y ) ( 22A + X)
F1 : ( 44A + XX) : ( 44A + XY )
 Bé gái Bé trai
- Sự phân li của cặp NST giới tính XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với tứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1: 1 ở đa số loài.
- Như vậy cơ chế xác định giới tính là sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
 II/ HOẠT ĐỘNG III: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HOÁ GIỚI TÍNH
 * Mục tiêu: Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính
 * Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK, trả lời:
? Hãy nêu những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
 Những hiểu biết về cơ chế xác định giới tính có ý nghĩa gì đối với sản xuất?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh và chốt ý
Gv có thể nêu thêm một số ví dụ và giải thích thêm về cơ chế phân hoá giới tính, giới thiệu một số thực nghiệm điều chỉnh tỉ lệ đực: cái bằng tác động của hoocmon, bằng cách tác động đến hoàn cảnh thụ tinh, điều kiện phát triển hợp tử. Kết quả những thực nghiệm đó nói lên ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu di truyền giới tính. Những nghiên cứu về việc xác định bào thai sẽ là trai hay gái từ những giai đoạn sớm hay việc điều khiển sinh con trai hay gái, tuy nhiên cũng cần phân tích những hạn chế của vấn đề này
- HS đọc thông tin SGK, phát biểu
- HS khác nhận xét, bổ sung
 * Tiểu kết: 
- Ảnh hưởng của môi trường trong : hoocmon sinh dục
- Ảnh hưởng của môi trường ngoài : nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng .
- Ý nghĩa : ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.
IV/ CỦNG CỐ:
Hãy nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
Viết sơ đồ thể hiện cơ chế sinh con trai hay con gái ở người. Giải thích tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ trai : gái xấp xỉ là 1: 1
Tại sao người ta có thể điều chỉnhđược tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi. Điều đó có ý nghĩa gì trong sản xuất?
V/ DẶN DÒ:
Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/ 41
Đọc mục “ Em có biết” SGK/41
Soạn bài 13, xem lại bài “ Lai hai cặp tính trạng” của Menđen.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 12.doc