Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 – 2011 môn: sinh học - Lớp 9 , thời gian: 150 phút

Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 – 2011 môn: sinh học - Lớp 9 , thời gian: 150 phút

Câu 1: (3,5 điểm)

a/ Trình bày những cống hiến cơ bản của Menđen trong nghiên cứu di truyền.

b/ Những hạn chế cơ bản của Menđen đã được sinh học hiện đại bổ sung như thế nào?

Câu 2: (4,5 điểm)

a/ Điểm giống và khác nhau về chức năng giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

b/ Gen là gì? Thế nào là cặp gen đồng hợp tử? Muốn tạo ra cơ thể đồng hợp tử người ta làm thế nào? Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3944Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện năm học 2010 – 2011 môn: sinh học - Lớp 9 , thời gian: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011
 = = = 0o0 = = = Môn: Sinh học - lớp 9 , thời gian: 150 phút
 (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
a/ Trình bày những cống hiến cơ bản của Menđen trong nghiên cứu di truyền.
b/ Những hạn chế cơ bản của Menđen đã được sinh học hiện đại bổ sung như thế nào?
Câu 2: (4,5 điểm)	
a/ Điểm giống và khác nhau về chức năng giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
b/ Gen là gì? Thế nào là cặp gen đồng hợp tử? Muốn tạo ra cơ thể đồng hợp tử người ta làm thế nào? Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống.
Câu 3: ( 3 điểm)
- Trình bày những tác hại của không khí ô nhiễm và khói thuốc lá đối với cơ quan hô hấp? 
- Hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để giữ gìn vệ sinh hô hấp.
Câu 4: ( 2,5 điểm)
Có một mạch trên đoạn gen có trật tự các nuclêôtit như sau:
 - A – X – T – G – A – T – A – X – G – G – T – A - 
a/ Xác định trình tự các nuclêôtit của mạch còn lại và cả đoạn gen.
b/ Nếu đoạn gen này tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định : 
Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp.
Số nuclêôtit có trong các gen con.
Viết trật tự các cặp nuclêôtit trong một đoạn gen con.
 c/ Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Câu 5 : ( 6,5 điểm)
Ở người bệnh mù màu do gen lặn m quy định, gen trội M tạo ra kiểu hình bình thường. Cả hai gen trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Tìm kết quả kiểu hình của đời con trong các gia đình sau :
a/ Mẹ bình thường không mang gen gây bệnh, bố biểu hiện bệnh.
b/ Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố bình thường.
c/ Mẹ mang gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố biểu hiện bệnh.
----HẾT----
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1 : 3,5 điểm
a/ Những cống hiến cơ bản của Menđen: mỗi ý 0,25 điểm
Đề xuất được phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng di truyền gồm 2 vấn đề cơ bản.
- Chọn đối tượng nghiên cứu có 3 đặc điểm ưu việt cơ bản: thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, là cây tự thụ phấn cao độ, có nhiều tính trạng đối lập, trội lấn át hoàn toàn lặn.
- Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản. 
 + Tạo dòng thuần chủng trước khi thực hiện các phép lai để phát hiện các quy luật di truyền.
 + Lai và phân tích kết quả lai của từng cặp tính trạng, trên cơ sở đó tìm quy luật di truyền của nhiều tính trạng. 
 + Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kiểu di tryền của các cây mang tính trạng trội. Sự phân tích này cho phép xác định được bản chất của sự phân li kiểu hình là do sự phân li các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
 + Sử dụng toán thống kê và lí thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng.
- Phát hiện ra 3 định luật di truyền đơn giản nhưng rất cơ bản của các hiện tượng di truyền.
- Giả định nhân tố di truyền chi phối tính trạng, trong tế bào cơ thể nhân tố di truyền tồn tại thành cặp, mỗi cặp có 2 thành viên (một thành viên có nguồn gốc từ bố, một thành viên có nguồn gốc từ mẹ). Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi thành viên chỉ đi về 1 giao tử. Nhờ đó lúc thụ tinh các cặp nhân tố di truyền được phục hồi, tính trạng được biểu hiện. Đây là cơ sở đặt nền móng để phát hiện ra cơ chế giảm phân, tạo giao tử và thụ tinh.
- Các định luật di truyền của Menđen là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo để hình thành các giống mới. Các định luật di truyền của ông còn cho phép giải thích được tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới.
b/ Những hạn chế của Menđen đã được sinh học hiện đại bổ sung: mỗi ý 0,25 điểm
- Về nhận thức tính trội: Menđen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung thêm ngoài hiện tượng trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn, trong đó trội không hoàn toàn là phổ biến hơn.
- Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng. Sinh học hiện đại bổ sung thêm hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và một gen chi phối nhiều tính trạng. 
- Với quan điểm di truyền độc lập của Menđen, mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên một cặp NST. Qua công trình nghiên cứu của Moocgan đã khẳng định trên một NST tồn tại nhiều gen, các gen trên một NST tạo thành một nhóm liên kết, tính trạng di truyền theo từng nhóm tính trạng liên kết.
- Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng, nay đã được sinh học hiện đại xác minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng.
- Chính Menđen không hiểu được mối quan hệ giữa gen môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã làm rõ mối quan hệ đó. Trong quá trình di truyền, gen quy định mức phản ứng, môi trường xác định sự hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng. Còn tính trạng biểu hiện chỉ là kết quả tác dụng qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 2: 4,5 điểm
a/ Điểm giống nhau về chức năng giữa NST thường và NST giới tính : mỗi ý 0,25 điểm
- Đều góp phần quy định tính đặc trưng bộ NST của loài.
- Đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do, trao đổi đoạn trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo sự di truyền ổn định tương đối qua các thế hệ.
- Các gen trên NST có khả năng điều hòa, tổ hợp ARN, chỉ huy tổng hợp prôtêin, để hình thành tính trạng đặc trưng cho loài.
- Các đột biến số lượng, cấu trúc NST đều có thể hình thành các tính trạng không bình thường, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể.
* Điểm khác nhau về chức năng của NST thường và NST giới tính : mỗi ý 0,25 điểm
- NST thường mang gen xác định việc hình thành các tính trạng thường, NST giới tính quy định hình thành tính trạng đực, cái ở sinh vật, các tính trạng sinh dục phụ và mang gen xác định việc hình thành một số tính trạng liên quan tới giới tính, tuân theo quy luật di truyền chéo (gen nằm trên X), tuân theo quy luật (gen nằm trên Y).
- Các đột biến gen lặn xuất hiện trên NST thường, biểu hiện tính trạng chậm hơn. 
- Còn gen đột biến lặn trên NST X và trên NST Y có thể biểu hiện kiểu hình ngay trong đời cá thể và di truyền cho thế hệ sau theo quy luật di truyền chéo hay quy luật di truyền thẳng. 
b/ Mỗi ý 0,5 điểm
- Gen là một đoạn phân tử axit đêôxiribônuclêic (AND) mang thông tin di truyền về một phân tử prôtêin nào đó hoặc giữ chức năng điều hòa. 
- Gen đồng hợp tử là: Hai alen của một cặp gen tương ứng giống nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng.
* Muốn tạo ra cơ thể đồng hợp tử ta làm như sau: mỗi ý 0,25 điểm
Ở thực vật:
- Tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ vì sau mỗi thế hệ tự thụ phấn tính dị hợp tử giảm, đồng hợp tử tăng.
- Lưỡng bội hóa các thể đơn bội bằng tác động của chất gây đột biến cônsixin.
- Gây đột biến thuận nghịch từ các dạng dị hợp.
- Ở động vật: Giao phối thân thuộc liên tục qua nhiều thế hệ.
* Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống là: mỗi ý 0,25 điểm.
- Ổn định các đặc điểm di truyền có lợi, tránh sự phân li qua các thế hệ.
- Tạo ra các dòng thuần chủng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới. 
- Dòng thuần đồng hợp lặn được sử dụng làm vật liệu để kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất. 
Câu 3: 3 điểm
* Tác hại của không khí ô nhiễm: mỗi ý 0,25 điểm
- Không khí ô nhiễm chứa nhiều bụi, các khí độc ( lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, cacbonic..) vi sinh vật gây những ảnh hưởng như:
+ Gây ngột ngạt, khó chịu và làm giảm năng suất lao động.
+ Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí làm giảm hiệu quả của hô hấpcó thể gây chết ở liếu cao.
+ Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp.
* Tác hại của thuốc lá: mỗi ý 0,25 điểm
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại nhất là nicôtin, nitrôzamin
- Làm tê liệt và mất khả năng hoạt động của lông rung và màng nhày của xoang mũi, khí quản gây giảm súc khả năng chống bụi, vi khuẩn qua đường hô hấp, cơ thể dễ nhiễm bệnh.
- Gây khả năng viêm phế quản mãn tính và nhiều bệnh khác như tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, sẩy thai, ung thư phổi
* Những biện pháp vệ sinh hô hấp: mỗi ý 0,25 điểm
- Trồng nhiều cây xanh ở trường học, nơi ở, bệnh viện, hai bên đường phố
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và nơi có bụi, đảm bảo nơi ở, học tậpđủ nắng gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
Câu 4: 2,5 điểm
a/ Trật tự của mạch còn lại và của cả đoạn gen :
Theo nguyên tắc bổ sung A mạch này liên kết với T mạch kia và G mạch này liên kết với X mạch kia, nên trật tự các nuclêôtit của mạch còn lại :
 - T-G-A-X-T-A-T-G-X-X-A-T- 0,25 điểm
* Và trật tự các cặp nuclêôtit của cả đoạn gen là : 
 - A - X - T - G - A - T - A - X - G - G - T - A- 0,25 điểm 
 - T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T- 
b/ Nếu đoạn gen tự nhân đôi 3 lần :
Đoạn gen có 12 cặp nucleotit = 24 nucleotit 0,25 điểm 
* Số lượng nucleotit môi trường cung cấp:
 (2x – 1) . N = (23 – 1) . 24 = 168 (Nu.) 0,5 điểm
* Số nucleotit có trong các gen con:
 2x . N = 23 . 24 = 192 (Nu.) 0,5 điểm
* Trật tự các cặp nucleotit có trong mỗi đoạn gen con:
Mỗi đoạn gen con đều giống hệt đoạn gen mẹ ban đầu:
 - A - X - T - G - A - T - A - X - G - G - T - A- 0,25 điểm 
 - T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T- 
 c/ Trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
 Mạch 2 : - T - G - A - X - T - A - T - G - X - X - A - T- 0,25 điểm 
 - U - X - T - G - U - T - U - X - G - G - T - U- 0,25 điểm
Câu 5: 6,5 điểm
a/ Quy ước:
Mẹ bình thường: kiểu gen 0,5 điểm
Bố biểu hiện bệnh: kiểu gen 0,5 điểm
Sơ đồ lai:	 
P : x 0,25 điểm
Gp: 0,25 điểm
F1 : : 0,25 điểm
 50% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
 50% con trai bình thường. 0,125 điểm
b/ 
Mẹ có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh: 0,5 điểm
Bố bình thường: 0,5 điểm
Sơ đồ lai: 
P : x 0,25 điểm
Gp: 0,25 điểm
 F1 : : : : 0,25 điểm
 25% con gái bình thường 0,125 điểm
 25% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
 25% con trai bình thường 0,125 điểm
 25% biểu hiện bệnh 0,125 điểm
c/
Mẹ có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh: 0,5 điểm
Bố biểu hiện bệnh: 0,5 điểm
Sơ đồ lai:
P : x 0,25 điểm 
Gp: 0,25 điểm 
F1 : 0,25 điểm 
 25% con gái có gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh 0,125 điểm
 25% con gái biểu hiện bệnh bệnh 0,125 điểm
 25% con trai bình thường 0,125 điểm
 25% con trai biểu hiện bệnh 0,125 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh 9 co dap an.doc