Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Men Đen và di truyền học

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Men Đen và di truyền học

. Kiến thức:

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

- Giới thiệu Menđen là người đạt nền mòng cho Di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen

- Nêu được các thí nghiệm của men đen và rút ra nhận xét

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Men Đen và di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 1 
	Ngày soạn16/8/2010	Ngày dạy: 17/8/2010
Phần I : Di truyền và biến dị.
Chương i: Các thí nghiệm của men đen.
Bài 1: Men đen và di truyền học.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Giới thiệu Menđen là người đạt nền mòng cho Di truyền học 
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của menđen
- Nêu được các thí nghiệm của men đen và rút ra nhận xét
2. Kỹ năng :
- Phat triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
3. Thái độ:
 Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học.
II.Phương pháp dạy học:
 Sử dụng phương pháp hỏi đáp và hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Tranh phóng to H1.2 SGK.
 + ảnh chân dung của Men Đen.
+Bảng phụ: Liên hệ các tính trạng của bản thân với các tính trạng của bố mẹ.
- Học sinh: Học bài, đọc trước bài 1- SGK trang 5 và trả lời câu hỏi trang 7 SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: Lớp 9A: 40/41(Quyết p) Lớp9C:41/42(Vũ Tùng p)
 Lớp 9B: 
2. Bài mới.(40 phút)
ĐVĐ: Tại sao nói “Nòi nào thì nảy ra giống ấy”. Vì có hiện tượng di truyền. Để hiểu di truyền là gì? Và Men Đen là người đặt nền móng cho di truyền như thế nào ta xét vào bài hôm nay.
 Hoạt động 1(15 phút).
 Tìm hiểu về di truyền học.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo ẹ(tr. 5). Liên hệ với bản thân mình có những điểm giống và khác với bố mẹ?
- theo bảng sau:
- GV: Treo bảng phụ.
- GV giải thích:
/ Đặc điểm giống bố mẹ gọi là hiện tượng di truyền.
/Đặc điểm khác bố mẹ gọi là hiện tượng biến dị. 
? Thế nào là di truyền?
? Thế nào là biến dị?
-GV:giải thích BD và DT là 2 hiện tượng // gắn liền với quá trình sinh sản.
? Vậy nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học? 
Hoạt động cá nhân theo bảng sau
Tính trạng
khác bố mẹ
giống bố
giống mẹ
Màu mắt
 Tai
Màu da
Màu mắt
- Gọi một học sinh trình bày đặc điểm của bản thân giống và khác với bố mẹ.
- Học sinh dựa vào kết quả bài tập và tài liệu SGK để trả lời được hiện tượng di truyền và biến dị.
-Lớp nhận xét và bổ sxung.
- HS ngiên cứu „ SGK để trả lời. 
I.Di truyền học:
- DT: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- BD: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2 (25 phút).
 Men Đen người đặt nền móng cho di truyền học.
- Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu và nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen, phương pháp phân tích các thế hệ lai.
+ Hiểu và nhớ được một số thuật ngữ, các kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV treo ảnh và giới thiệu tiểu sử của Men Đen
-GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ 19 và phương pháp nghiên cứu của Men Đen.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 ( SGK- Trang 6 ) 
? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai ? 
- đọc „ mục II.
? Nêu phương pháp nghiên cứu của Men Đen?
-GV giải thích thêm: tính độc đáo của phương pháp nghiên cứu di truyền và giải thích vì sao Men Đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu. 
-Hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ, yêu cầu HS lấy VD minh họa cho từng thuật ngữ 
-GV nhận xét, sửa chữa.
-Giới thiệu một số kí hiệu thường hay dùng trong di truyền.
VD: - thế hệ xuất phát: P
 - con lai: F
-HS nghe hiểu.
-Hoạt động nhóm bàn, quan sát và phân tích theo hình 1.2. Nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
-HS nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- đọc „ và trình bầy nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai
II. Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học:
- Phương pháp phân tích cơ thể lai : 
 Nội dung SGK – Trang 6.
- Đối tượng nghiên cứu:Đậu Hà Lan.
III: Một số thuận ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
1.Thuật ngữ:
- Tính trạng: 
- Cặp tính trạng tương phản:
- Nhân tố di truyền:(gen)
- Giống thuần chủng:
2. Kí hiệu:
-x : phép lai.
-P : cặp bố mẹ xuất phát.
-G : giao tử.
-F1 : thế hệ lai thứ 1 của P.
-F2 : thế hệ lai thứ 2 của P.
-FB : con lai của phép lai phân tích
-Kết luận:SGK- Trang 7.
3. Kiểm tra - Đánh giá(4 phút).
- Trình bày nội dung, phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen ?
- Tại sao Men Đen chọn các cặp tương phản để thực hiện phép lai ?
- Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “ Cặp tính trạng tương phản”. 
4. Dặn dò và hướng dẫn học bài.(1 phút):
- Học bài theo nội dung SGK và câu hỏi.
- Kẻ bảng 2 – Trang 8 vào vở.
- Chuẩn bị trước bài 2: Lai một cặp tính trạng.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu1.doc