Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1: Bài 1: Men Đen và di truyền học năm 2011

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1: Bài 1: Men Đen và di truyền học năm 2011

Mục tiêu của bài:

- Học sinh nắm được:

+ Mục đích nhiệm vụ ý nghĩa của di truyền học.

+ Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.

+ Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.

II- Đồ dùng dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 1: Bài 1: Men Đen và di truyền học năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 17 tháng 08 năm 2011
Ngày dạy: 24/8/2011
PHẦN I:
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I:
CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
Tiết 1:
Bài 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I- Mục tiêu của bài:
- Học sinh nắm được:
+ Mục đích nhiệm vụ ý nghĩa của di truyền học.
+ Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
+ Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to hình 1.2 SGK
III- Phương pháp: 
- Quan sát tìm tòi + nhóm nhỏ.
IV- Hoạt động dạy học:
Ổn định
Bài mới:
 Vì sao con sinh ra lại có những đặc điểm tính trạng giống hay khác với bố mẹ? Ca dao tục ngữ” giỏ nhà ai quai nhà nấy” “ Con nào chẳng giống mẹ cha, cháu nào lại chẳng giống ông giống bà”
Hoạt động 1:
Tìm hiểu di truyền học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- GV: yêu cầu HS làm bài tập s SGK.
- GV: gọi 1Š3 HS trình bày.
- GV: giải thích
+ Đặc điểm giống bố, mẹ Š HT di truyền
+ Đặc điểm khác bố, mẹ Š HT biến dị.
? Thế nào là hiện tượng di truyền, thế nào là hiện tượng biến dị
- GV: di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
? Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học
- HS: cá nhân tự liên hệ bản thân mình có đặc điểm gì giống và khác bố mẹ.
- HS: trình bày đặc điểm bản thân giống, khác bố mẹ về chiều cao, màu mắt
- HS: nêu được 2 khái niệm di truyền và biến dị.
- HS: nêu được đối tượng, nội dung và ý nghĩa
I- Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của di truyền và biến dị
II- Men Đen người đặt nền móng cho di truyền học:
- Men Đen ( 1822- 1884) là người đặt nền móng cho di truyền học.
- Phương pháp nghiên cứu độc đáo của ông là phân tích các thế hệ lai có nội dung: 
+ Lai các cặp bố mẹ TC khác nhau về 1 hay một số cặp tính trạng tương phản.
+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở đời con cháu.
+ Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền.
III- Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học.
Một số thuật ngữ:
- Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống hay dòng thuần chủng
( xem SGK học thuộc )
2.Một số ký hiệu: 
- P: thế hệ xuất phát.
- x: phép lai.
- G: giao tử của bố mẹ.
- ♂: giao tử đực.
- ♀: giao tử cái.
- F: đời con, cháu F1, F2
Hoạt động 2: Men Đen người đặt nền móng cho di truyền học
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng.
? Nêu phương pháp nghiên cứu độc đáo của Men Đen.
- GV: nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen và giải thích tại sao Men Đen chọn đậu Hà Lan nghiên cứu. 
- HS: cá nhân nghiên cứu SGK về tiểu sử của Men Đen.
- HS: nêu được sự tương phản của cá cặp tính trạng.
- HS: đọc thông trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 Vì có 3 đđ ưu việt: (t) sinh trưởng phát triển ngắn, là cây tự thụ phấn cao độ có nhiều tính trạng tương phản và trội át lặn hoàn toàn
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của di truyền học.
- GV: hướng dẫn cho HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- GV: yêu cầu HS lấy VD cho từng thuật ngữ.
- GV: giới thiệu một số ký hiệu thường dùng.
Gv nói thêm:
- Cái: Chiếc gương soi của thần vệ nữ
- Giao tử đực: Cái khiên và ngọn giáo của thần chiến tranh
- HS: nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ kiến thức.
- HS: lấy ví dụ.
HS: nghe và ghi nhớ kiến thức.
3- Kiểm tra đánh giá:
- GV dùng câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
4- Dặn dò:
- Học bài theo vở ghi.
- Kẻ bảng 2 trang 8 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 2
BÀI TẬP: Câu 3: Tóc xoăn tóc thẳng cặp tt tương phản của loại tt về hình dạng túc
 Cao thấp..tầm vóc cơ thể
 Cõu 4: 
 Để thuận tiện và chính xác hơn trong việc theo dõi và đánh giá sự di truyền của chúng . trên cơ sở nghiên cứu từng cặp tính trạng rồi nâng dần lên nhiều cặp tính trạng , bằng cách kiểm tra đánh giá, cuối cùng Menden đã khái quát được các quy luật di truyền về chúng
 * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1 Bai 1.doc