Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10: Nguyên phân

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10: Nguyên phân

1. Kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạn thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân.

- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10: Nguyên phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10	Ngày soạn: ......./..... /.
NGUYÊN PHÂN.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạn thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của NST qua các kì của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: 
Tranh phóng to hình 10 
2. Học sinh: 
Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Trong bài 8 chúng ta đã biết ở tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội (2n), tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n). Vậy, tế bào đơn bội được tạo ra như thế nào? Quá trình đó có gì giống và khác so với quá trình nguyên phân mà chúng ta vừa được học?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1.
GV: Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia liên tiếp (giảm phân I và giảm phân II), nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất. Mỗi lần phân bào đều diễn ra qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nghiên cứu hình 10 kết hợp phần thông tin mục I trang 31 để hoàn thành phần I của bảng 10.
HS: Quan sát, xem thông tin, nghe giáo viên hướng dẫn để hoàn thành yêu cầu
GV: Hướng dẫn các nhóm thêm để các em làm đúng hướng
HS: Đưa ra đáp án, nhận xét lẫn nhau
GV: Đính chính, nhận xét và chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Ghi nhớ nội dung
I. Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1.
- Kì đầu: 
+ NST đóng xoán và co ngắn
+ NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, bắt chéo sau đó tách rời
- Kì giữa: NST trong cặp tương đồng xếp song song ở mặt phẳng xích đạo
- Kì sau: NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào
- Kì cuối: NST kép nằm gọn trong hai nhân dưới dạng đơ bội kép
Hoạt động 2: Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để điền nội dung vào cột II bảng 10 
HS: Thảo luận, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
GV:Theo dõi cách làm của học sinh và đính chính kịp thời và đưa ra đáp án 
HS: Ghi chép
GV: Kết quả giảm phân: Từ một tế bào tạo ra mấy tế bào? Bộ NST có gì đặc biệt?
HS: Tự ghi nhớ
II.Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II:
- Kì đầu: NST co lại
- Kì giữa: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau: NST kép tách thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân với bộ NST đơn bội
4. Củng cố: (5’)
- Những điểm giống và khác cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
- Nêu những diến biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân
5. Dặn dò: (2’)
- Về nhà học thuộc bài
- Làm bài tập 4 SGK
- Xem trước bài 11 “ Phát sinh giao tử và thụ tinh.” 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 theo chuan co ki nang song tiet 10.doc