Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 12: Cơ chế xác định giới tính - Trường THCS Tà Long

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 12: Cơ chế xác định giới tính - Trường THCS Tà Long

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.

- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực:cái ở mỗi loài là 1:1

- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 12: Cơ chế xác định giới tính - Trường THCS Tà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12	Ngày soạn: ......./..... /.
C¬ chÕ x¸c ®Þnh giíi tÝnh
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực:cái ở mỗi loài là 1:1
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: 
Tranh phóng to hình 12 
2. Học sinh: 
Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Những điểm giống và khác cơ bản qúa trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái..
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Tại sao ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính lại có hai giới? Giới đực và giới cái? Vậy yếu tố nào quy định tính đực và tính cái? Sự phân hoá giới tính có chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hay không?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: NST giới tính (10’)
GV H.12.1 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những đặc điểm cơ bản của NST giới tính?
GV nhấn mạnh: không chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính mà tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có NST giới tính.
HS thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV nêu vấn đề: Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự coá mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào:
ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai: Cái: XX
 Đực: XY
Bò sát, ếch nhái, chim: Cái: XY
 Đực: XX
Hoạt động 2: Cơ chế NST xác định giới tính (12’)
GV chiếu H.12.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+ Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
+ Sự thụ tinh giữa các trứng và tinh trùng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
+ Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1?
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. 
 Hoạt động 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính (8’)
GV yêu cầu HS đọc SGK mục III, nêu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính của sinh vật?
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
1. NST giới tính
- Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng còn có 1 cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng).
- NST giới tính mang gen qui định tính đực (cái) và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
2. Cơ chế NST xác định giới tính
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Còn tinh trùng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
- Sự phân hoá giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hoá chất, ánh sáng,...
- Ví dụ: 
+ Dùng Mêtyl Testosteron có thể biến cá vàng cái thành cá vàng đực.
+ Rùa: t0 ≤ 280C trứng phát triển thành rùa đực, t0 ≥ 320C trứng phát triển thành rùa cái.
*Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
- Thế nào là NST giới tính? Trình bày cơ chế của NST giới tính.
- Sự phân hóa giới tính bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Làm bài tập 5 SGK
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.
- Đọc mục: "Em có biết?"
- Làm thêm hai bài tập sau:
BT1: Ở đậu Hà lan, gen A qui định hạt vàng trội so với gen a qui định hạt xanh. B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Lai giữa 2 cây đậu Hà lan T/c Vàng, trơn với Xanh, nhăn. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?
BT2: Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám trội so với gen b qui định thân đen. V - cánh dài, v - cánh cụt. Lai giữa 2 cá thể ruồi giấm T/c Thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t12 theo chuan co KNS.doc