Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 50 - Bài 48: Quần thể người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 50 - Bài 48: Quần thể người

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan đến vấn đề dân số.

- Giải thích được vấn đề dân số trong phát triển xã hội.

- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm, tự nghiên cứu SGK và quan sát, phân tích hình để thu nhận kiến thức.

- Xây dựng ý thức về kế hoạch hóa gia đình và thực hiện pháp lệnh dân số.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 25 - Tiết 50 - Bài 48: Quần thể người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	Ngày soạn: 02/03/2008
Tiết 50	Ngày dạy: 05/03/2008
Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan đến vấn đề dân số.
- Giải thích được vấn đề dân số trong phát triển xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm, tự nghiên cứu SGK và quan sát, phân tích hình để thu nhận kiến thức.
- Xây dựng ý thức về kế hoạch hóa gia đình và thực hiện pháp lệnh dân số.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 48 SGK.
- Phiếu học tập và bảng phụ ghi nội dung bảng 48.1 – 2 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ.
- Hs 2: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU SỰ KHÁ NHAU GIỮA QUẦN THỂ NGƯỜI 
VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁC
- Phát phiếu học tập (ghi nội dung bảng 48.1 SGK) và yêu cầu các em tìm hiểu mục I SGK để thực hiện sSGK.
- Nhận xét, bổ sung và treo bảng phụ công bố đáp án (như sau)
- Từng HS độc lập điền vào phiếu học tập. Một vài HS (do GV chỉ định) trình bày kết quả điền bảng. Các HS khác bổ sung và thống nhất đáp án.
Đặc điểm
Quần thể người (có/không)
Quần thể sinh vật (có/không)
Giới tính
Có
Có
Lứa tuổi
Có
Có
Mật độ
Có
Có
Sinh sản
Có
Có
Tử vong
Có
Có
Pháp luật
Có
Không
Kinh tế
Có
Không
Hôn nhân
Có
Không
Giáo dục 
Có
Không
Văn hóa
Có
Không
- Giải thích thêm: Sở dĩ quần thể người có những đặc điểm khác các quần thể sinh vật khác là do: Quần thể người lao động và có tư duy, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể và cải tạo thiên nhiên.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VỀ THÀNH PHẦN NHÓM TUỔI 
CỦA MỖI QUẦN THỂ NGƯỜI
* Treo tranh phóng to hình 48 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu mục II SGK để thực hiện sSGK.
* Gợi ý người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi.
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến 15 tuổi.
- Nhóm tuổi sinh sản và lao động: Từ 15 – 64 tuổi.
- Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: Từ 65 tuổi trở lên.
* Treo bảng phụ: ghi đáp số đúng (như sau).
- Quan sát tranh phóng to hình 48 SGK, nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Ba HS được GV gọi lên bảng: Một HS điền vào cột dạng tháp a; một HS điền vào cột dạng tháp b; một HS điền vào cột dạng tháp c.
- Cả lớp theo dõi, bổ sung và cùng thống nhất đáp án.
- Từng HS tự sửa chữa vào phiếu học tập theo đáp án đúng (nếu cần).
Đặc điểm biểu hiện
Dạng tháp a
Dạng tháp b
Dạng tháp c
Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều
x
x
Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình)
x
Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao
x
x
Nước có tỉ lệ người già nhiều
x
Dạng tháp dân số trẻ (tháp phát triển)
x
x
Dạng tháp dân số già (tháp ổn định)
x
Hoạt động 3
TÌM HIỂU SỰ TĂNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
* Đặt vấn đề: Tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển xã hội?
* Cho HS giải quyết vấn đề trên bằng trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi: Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh cần phải làm gì?
* Theo dõi, nhận xét và kết luận.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Hãy đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì?
1. Thiếu nơi ở; 2. Thiếu lương thực; 3. Thiếu trường học, bệnh viện; 4. Ô nhiễm môi trường; 5. chặt phá rừng.; 6. Chậm phát triển kinh tế; 7. Tắc nghẽn giao thông; 8. Năng suất lao động tăng; 9. Dân giàu nước mạnh.
o a. 1,2,3,4,5,8,9.
o b. 1,2,3,4,5,6,7.
o c. 1,3,5,6,7,8,9.
o d. 1,2,3,4,6,7,9.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án đúng.
	Đáp án: b.
- Tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để thống nhất câu trả lời chung của lớp.
Kết luận:
- Mỗi quốc gia cần phát triển cơ cấu dân số hợp lí và thực hiện pháp lệnh dân số để đảm bảo chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình, xã hội.
- Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được 3 nội dung chính của bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Sắp xếp các đặc điểm có ở các quần thể tương ứng với từng quần thể:
Đáp án: 1. b, e, g, i;	2. a, b, c, d, e, g, h, i
ð Câu 2. 	- Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng, cạnh tháp xiên và đỉnh tháp nhọn.
- Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng và đỉnh tháp không nhọn.
ð Câu 3. Câu hỏi đã được giải quyết khi dạy học mục III SGK.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
2. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
3. Ý nghĩa của việc phát triển cơ cấu d/số thích hợp của mỗi quốc gia là gì? 
* Đọc mục “Em có biết?”.
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25_2.doc