Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 14 - Bài 15: ADN

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 14 - Bài 15: ADN

. Kiến thức:

- HS phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đa dạng và đàn hồi.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và

F. Crick.

 1.2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 14 - Bài 15: ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/10/2009
Ngày giảng: 13/10/2009
Tiết 14 
Chương III: adn và gen
Bài 15: Adn
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức:
- HS phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đa dạng và đàn hồi.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và 
F. Crick.
 1.2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
2/ chuẩn bị
 - GV:Tranh phóng to : - Mô hình cấu trúc phân tử ADN.
	 - Hộp mô hình ADN phẳng.
	 - Mô hình phân tử ADN. 
- HS: Nghiên cứu trước bài mới
3/ phương pháp
 - Quan sát tìm tòi, nghiên cứu.
 	 - Hoạt động nhóm.
4/ Tiến trình dạy học.
4.1. Tổ chức: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
4.3. Tiến trình bài giảng
 Mở bài: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của nhiễm sắc thể mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
Mục tiêu: Giải thích được vì sao ADN có cấu tạo đặc thù.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk ? Nêu thành phần hoá học của AND?
? Vì sao nói ADN là đại phân tử?
? Vì sao nói ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- GV gt tranh về CT của 4 loại nu và gt sâu hơn về CT , điểm khác nhau giữa chúng (TTBS/SGV)
 Các Nu lk với nhau chiều dài ADN (chỉ tranh đoạn ADN phẳng)
* Y/c thảo luận nhóm:
? Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
- GV ghi tóm tắt và minh hoạ bằng 4 đoạn ADN phẳng:
? Hãy NX trình tự các Nu?
- GV thay đổi lại: vị trí nu, số lượng, thành phần HS NX lại.
- VD: đoạn phân tử có 20 nu thì có 420 cách sắp xếp.
 Cấu trúc đa phân đã tạo ra tính đa dạng và đặc thù của ADN.
? Vậy điều đó có ý nghĩa gì?
- GV gt: AND trong TB tập trung ở nhân và có khối lượng ổn định đặc trưng cho mỗi loài.
VD: TB người 2n = 6,6.10-12g GP 
n = 3,3.10-12g TT 2n = 6,6.10-12g
+ SV rất đa dạng, nhưng AND của tất cả các loài SV đều có cấu tạo hoá học thống nhất là do 4 loại nu tạo nên. Đây là 1 bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
- HS: tự thu nhận và xử lí thông tin nêu được:
+ Gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.
+ Đơn phân là Nuclêôtit.
- 1 vài HS trình bày lớp NX, bổ sung.
- HS: các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời:
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loại nuclêôtit.
+ Cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng.
=> Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
- HS nêu được: là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù SV.
Tiểu kết:
- Phân tử ADN được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N, P.
- ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại Nu: A, T, G, X).
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Mục tiêu:+ Mô tả được cấu trúc không gian của phân tử AND.
 + Hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.
- GV: giới thiệu mô hình chuỗi xoắn kép AND của Oatxơn và Crick, lưu ý về chiều xoắn, độ dài 1 chu kì xoắn, đường kính vòng xoắn.
? Hãy mô tả cấu trúc không gian của ADN?
- Từ mô hình ADN thảo luận nhóm:
? Các loại Nu nào giữa 2 mạch lk với nhau thành từng cặp?
? Viết đoạn mạch đơn bổ sung cho đoạn mạch đơn sau:- A- T- G- G- X- T- A-
? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
- ở câu hỏi 1 GV y/c HS gt: Tại sao A chỉ lk với T, G chỉ lk với X? (Liên hệ với đường kính vòng xoắn)
? Nếu chỉ căn cứ vào kích thước thì A có thể lk với X, G – T. Vậy còn yếu tố nào làm cho A bắt buộc phải lk với T, G - X?
 LK theo kiểu trên gọi là lk theo NTBS.
NTBS của từng cặp nu NTBS của 2 mạch đơn.
- Từ hệ quả NTBS, GV hướng dẫn HS: Từ số nu loại A = T, G = X 
A+G = T+X = N/2 (N: tổng nu)
hay N = A+T+G+X = 2A + 2G
- Giải thích: chiều dài của ADN có thể tính theo công thức: L = N/2.3,4Ao có thể dài tới hàng trăm Mm (gấp hàng nghìn lần chiều dài của TB nhưng nó vẫn nằm bó gọn trong nhân, nhờ cấu trúc xoắn ngoài ra còn nhờ những bặc cấu trúc cao hơn của nó trong tổ hợp với pr: nuclêôxôm CT nên NST)
- GV: nhấn mạnh: tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài. 
- HS: quan sát hình, đọc thông tin ghi nhớ kiến thức.
- HS: trình bày trên mô hình, lớp theo dõi hoặc bổ sung.
- HS: nêu được các cặp liên kết A – T, 
G – X 
- HS: vận dụng nguyên tắc bổ sung viết được đoạn mạch đơn 2
+ Biết 1 mạch đơn mạch đơn còn lại.
Số nu A=T, G=X
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Chiều dài A+T= G+X = ĐK vòng xoắn (hay cứ 1 bazơ lớn bù 1 bazơ bé)
- HS có thể nêu được: A lk với T = 2 lk H, G lk với X = 3 lkH
- 1 HS lên bảng viết đoạn mạch đơn bổ sung
- HS theo dõi
- 1 HS đọc KL/SGK.
Tiểu kết: 
 - Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
 - Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0 , chiều cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit.
 - Các Nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS:
 A liên kết với T bằng 2 LK hiđro
 G lk với X bằng 3 lk hiđro
 * Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
- Do tính chất bổ sung của hai mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại.
- Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN : A = T ; G = X => A + G = T + X
 4.4. Củng cố.
- HS đọc KL/ SGK
 	- GV: sử dụng phiếu học tập: Khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng.
 	 1, Tính đa dạng của phân tử ADN là do:
	a) Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
	b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
	c) Tỉ lệ 
	d) chỉ b, c đúng.
 2, Theo nguyên tắc bổ sung thì:
	a) A = T; G = X
	b, A + T = G + X
	c, A + T + X = G + X + T
 4.5. Hướng dẫn về nhà.
	+ Học bài theo nội dung sgk.
	+ Làm bài tập 4,5, 6 vào vở bài tập.
	+ Đọc mục em có biết.
	+ Nghiên cứu bài “ADN và bản chất của gen”
5. rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docS9 T14.doc