Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 17 - Bài 18: Prôtêin

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 17 - Bài 18: Prôtêin

- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.

- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.

- Trình bày được các chức năng của prôtêin.

 1.2. Kỹ năng:

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, hệ thống hoá kiến thức.

2/ CHUẨN BỊ

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 17 - Bài 18: Prôtêin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2009
Ngày giảng: 23/10/2009
Tiết 17 
Bài 18: Prôtêin
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức:
- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Trình bày được các chức năng của prôtêin.
 1.2. Kỹ năng: 
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, hệ thống hoá kiến thức.
2/ chuẩn bị
- GV:	+ Tranh phóng to : Các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.
- HS: Nghiên cứu trước bài mới
3/ phương pháp
 - Trực quan. Hoạt động nhóm.
4/ Tiến trình dạy học.
4.1. ổn định: 
 	4.2. Kiểm tra bài cũ: 
? HS1: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào ? nêu bản chất mối quan hệ sơ đồ gen – ARN ?
? HS2: Chữa bài 3/SGK
? HS3: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ?
 4.3. Bài mới
Mở bài: Có mấy loại ARN? Các loại ARN khác nhau có chức năng khác nhau nhưng cùng tham gia vào quá trình tổng hợp pr. Pr đảm nhận chức năng liên quan đến toàn bộ cú trúc và hoạt động sống của cơ thể -> biểu hiện thành tính trạng. vậy pr có cấu trúc và chức năng gì?
Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin.
Mục tiêu: phân tích được tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, quan sát hình 18 trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin?
? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nào?
? Yếu tố nào xác định nên sự đa dạng của prôtêin?
? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù 
? Tính đa dạng của prôtêin được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào? 
GV: tổ chức thảo luận toàn lớp 
- GV: nhận xét và nêu đáp án đúng.
- GV: yêu cầu hs nhắc lại và tự ghi nhớ kiến thức, tổng kết vào vở.
? So sánh cấu tạo của pr với ADN
- HS: sử dụng thông tin sgk, kết hợp quan sát tranh, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố: C, H, O, N chính và một số khác.
+ Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượngvà trình tự sắp xếp các axit amin.
+ Sự sắp xếp số lượng, thành phần 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin.
+ Cấu tạo theo nguyên tắ đa phân với 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
+ Cấu trúc gồm 4 bậc:
- Bậc 1: là chuỗi axit amin có trình tự xác định.-> tính đặc thù
- Bậc 2: là chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo -> tạo lực khoẻ
- Bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. 
- Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
 Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS: nghe giảng ghi nhớ kiến thức.
- HS: đại diện vài hs phát biểu nội dung kiến thức lĩnh hội được.
- HS: tự tổng hợp kiến thức chung.
- HS so sánh.
Tiểu kết:
 - prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố: C, H, O, N chính và một số khác.
 - Prôtein thuộc loại đại phân tử. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân là axit amin (có 20 loại axit amin khác nhau) 
 - Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin.
 - Sự sắp xếp số lượng, thành phần 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin.
 - Cấu trúc gồm 4 bậc:
 + Bậc 1: là chuỗi axit amin có trình tự xác định.
 + Bậc 2: là chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo.
 + Bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. 
 + Bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau
Hoạt động 2: chức năng của prôtêin.
Mục tiêu: HS trình bày được chức năng của prôtêin.
- GV: yêu cầu hs tìm hiểu thông tin sgk về 3 chức năng của prôtêin.
- GV: giảng giải cho hs về 3 chức năng của prôtêin, ví dụ prôtêin dạng sợi là thành phần chủ yếu của da, mô hình liên kết.
- GV: phân tích thêm các chức năng:
+ Là thành phần tạo nên kháng thể.
+ prôtêin phân giải cung cấp năng lượng.
+ Truyền xung thần kinh..
- GV: yêu cầu hs vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi /sgk.55
? Vì sao prôtêin dạng sợi là cấu trúc tốt?
? Nêu vai trò một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày?
? Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
- GV: yêu cầu hs tổng kết kiến thức mục 2.
- GV: liên hệ: prôtein giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng trong TB và cơ thể -> cần phối hợp các loại thức ăn cung cấp đủ pr hàng ngày ( vì pr không được dự trữ trong cơ thể), nhất là đối với trẻ em đang lớn.
? KL về chức năng của pr đối với hoạt động sống của cơ thể.
- HS: nghiên cứu thông tin kết hợp với nghe giảng ghi nhớ kiến thức.
- HS: vận dụng kiến thức trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu:
+ Vì các vòng xoắn dạng sợi, bện lại kiểu dây thừng chịu lực khoẻ.
+ Các loại enzim: 
- amilaza biến tinh bột thành đường.
- pepsin cắt prôtêin chuỗi dài prôtêin chuỗi ngắn.
+ Do thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin - tăng lượng đường trong máu.
- HS: tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ vào vở.
Tiểu kết:
a) Chức năng cấu trúc: là thành phần quan trong cấu tạo nên các bào quan và màng sinh chất hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể. VD: prôtêin histon cấu tạo nên NST
b) Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất enzim là prôtêin tham gia các phản ứng sinh hoá.
c) Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất: Các hoocmôn phần lớn là prôtêin điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
- Các chức năng khác: bảo vệ cơ thể ( các kháng thể), vận động, cung cấp năng lượng....
 Tóm lại: prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng cơ thể.
4.4. Củng cố: GV: sử dụng phiếu học tập có nội dung như sau:
Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin là do:
Số lượng, thành phần các axit amin.
Trật tự xắp xếp các axit amin.
Cấu trúc không gian của prôtêin.
chỉ a và b đúng.
Cả a, b, c đúng.
Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin:
Cấu trúc bậc 1
Cấu trúc bậc 2.
Cấu trúc bậc 3
Cấu trúc bậc 4.
4.5. Hướng dẫn về nhà.
	- Học bài theo nội dung sgk.
	- Làm câu hỏi 2, 3, 4, vào vở bài tập.
	- Ôn lại ADN và ARN.
	- Nghiên cứu bài “ mối quan hệ giữa gen và tính trạng”
5. rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docS9 T17.doc