Mục tiêu yêu cầu.
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ của ADN và chức năng của nó.
- Biết xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
- Trình bày được qúa trình tổng hợp ARN đặc biệt là nêu nguyên tắc của quá trình này.
- Rèn luyện kỉ năng quan sát quan sát, phân tích kênh hình và tư duy.
Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. Mục tiêu yêu cầu. - Mô tả được cấu tạo sơ bộ của ADN và chức năng của nó. - Biết xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN. - Trình bày được qúa trình tổng hợp ARN đặc biệt là nêu nguyên tắc của quá trình này. - Rèn luyện kỉ năng quan sát quan sát, phân tích kênh hình và tư duy. II. Phương tiện dạy học: Hình 17.1 Bảng phụ ghi đáp án bảng 17 SGK. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: - Mô tả qúa trình tự nhân đôi của phân tử ADN. - Giải thích vì sao 2 phân tử AND giống nhau qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ . 3. Bài mới: Tiết 17 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN T\g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 ARN Gv treo tranh 17.1 giới thiệu sơ bộ về ADN. Gv: yêu cầu học sinh đọc SGK. TRả lời câu hỏi. ? Có các lọai ARN nào? ? Chức năng của chúng? ? ARN có cấu tạo hóa học ntn? Gv:Yêu cầu học sinh thực hiện bảng 17 Gv: Đưa bảng phụ ghi đáp án cho học sinh sửa chữa. Họat động 2: Tìm hiểu những nguyên tắc tổng hợp ARN. - Dùng mô hình phân tử ARN. - Gv: Thông báo: Qúa trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tại các NST thuộc kì trung gian đang ở dạng sợi mảnh. ? Các em hãy quan sát mô hình. ? Đọc sách giáo khoa? ? Hãy trả lời các câu hỏi lệnh? ? ADN được tổng hợp dựa 1 hay 2 mạch của gen? ? Các loại Nu nào liên kết với nhau trong qúa trình hình thành mạch ARN? ? Có nhận xét gì về trình tự các Nu trên mạch ARN so với mạch mạch đơn của gen? ? Sự tổng ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Gv: Khi kết thúc phân tử ARN được hình thành tách khỏi gen đi ra chất tế bào để thực hiện chức năng của nó( tổng hợp Prôtêin) - Ý nghĩa của sự tổng hợp ARN là cơ sở đãm bảo cho gen thực hiện tổng hợp Prôtêin ở tế bào chất P để hình thành tính trạng. -Học sinh làm việc cá nhân. - Đọc sách giáo khoa. - quan sát hình 17.1 - Trao đổi. - Trả lời các câu hỏi. - Thực hiện nhóm . - Các nhóm cử đại diện báo cáo. - Các nhóm khác bổ sung. - Theo dõi gv giới thiệu về thời gian và không gian xảy ra sự tổng hợp ARN. - Quan sát mô hình. - Thực hiện lệnh SGK. - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm phát biểu . - Các nhóm khác bổ sung. I. ARN: 1. Các lọai ARN và chức năng của chúng: - mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp. - tARN: Vận chuyển a.a tương ứng tới tổng hợp prôtêin. - rARN: Thành phần cấu tạo nên Ribôxôm, với tổng hợp prôtêin. 2. Cấu tạo hóa học: - ARN là đại phân tử nhưng kích thước nhỏ hơn ADN. - ARN củng được tạo thành yừ các nguyên tố C,H,O,N và P. - Phân tử AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các Nu thuộc 4 loại: A, U, G, X. liên kết tạo thành chuổi xoắn đơn. II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? 1. Cơ chế tổng hợp ARN. - ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn của gen. Mạch này gọi là mạch khuôn. - Trong quá trình hình thành mạch ARN các loại Nu trên mạch khuôn của AND và ở môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS: A- U, T- A, G- X. - TRình tự các loại Nu trên mạch ARN giống với trình tự các loại đơn phân trên mạch khuôn nhưng theo NTBS ( giống với mạch bổ sung của gen trong đó T được thay bằng U). 2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu. - Nguyên tắc bổ sung. 4. Củng cố đánh giá: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN. ARN ADN - ARN là chuổi xoắn đơn. - Các lọai đơn phân X, G, A, U - Kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN. - ADN là chuổi xoắn kép. - Các loại phân A, T, G,X. Kích thước khối lượng lớn. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục em có biết.
Tài liệu đính kèm: