Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học 9 thời gian: 120 phút

Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học 9 thời gian: 120 phút

Câu 1. ( 3,0 điểm) Trình bày sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.

Câu 2. ( 3,0 điểm)

 Trong thực nghiệm có thể dùng phương pháp nào để xác định tính trạng trội thuần chủng hay không thuần chủng? Cho ví dụ để minh họa và chứng minh phương pháp trên.

Câu 3: (3,0 điểm)

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn sinh học 9 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 MÔN SINH HỌC 9
 THỜI GIAN: 120 Phút
Câu 1. ( 3,0 điểm)	Trình bày sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Câu 2. ( 3,0 điểm)
	Trong thực nghiệm có thể dùng phương pháp nào để xác định tính trạng trội thuần chủng hay không thuần chủng? Cho ví dụ để minh họa và chứng minh phương pháp trên.
Câu 3: (3,0 điểm)
Thế nào là phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện? Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có những điểm khác nhau nào? Nêu các bước thành lập một phản xạ có điều kiện ở động vật.
Câu 4: (3,0 điểm)
Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người. Vì sau trên thực tế sự phân hóa giới tính ở người nói riêng và ở động vật nói chung là không đều nhau?
Câu 5. ( 4,0 điểm)
	Khi phân tích hai gen A và B người ta nhận thấy:
-Tổng số Nuclêotit của gen A ít hơn tổng số Nuclêotit của gen B 600 Nuclêotit. Tỉ lệ số lượng Nuclêotit loại A của gen A với số Nuclêotit không bổ sung với nó là .
-Gen B có chiều dài là 5100 A0. Số Nuclêotit loại T nhiều hơn số Nuclêotit loại X là 300 Nu.
a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit trong gen A và B.
b/.Tính số lượng liên kết hiđrô của hai gen.
Câu 6: (4,0 điểm)
Ở cây hoa Dạ lan hương, hoa màu đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Biết tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Hãy xác định màu hoa của các phép lai sau:
a. Hoa đỏ x Hoa đỏ.
b. Hoa đỏ x Hoa hồng.
c. Hoa đỏ x Hoa trắng.
d. Hoa hồng x Hoa hồng.
Hết.
ĐÁP ÁN
MÔN: SINH HỌC
Câu 1 ( 3,0 điểm)
 Sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan
Nội dung
Điểm
Hệ cơ quan
Cấu tạo
Chức năng
Hệ vận động 
Bộ xương và hệ cơ
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đơn giản
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi
Trao đổi khí CO2 và O2 giữa cơ thể với môi trường
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển O2, chất dinh dưỡng đến tế bào; CO2 và chất thải đến cơ quan bài tiết
Hệ bài tiết
Thận, bàng quan và ống dẫn tiểu
Bài tiết nước tiểu
Hệ sinh dục
Các cơ quan sinh dục nam và nữ
Duy trì nòi giống
Hệ thần kinh
Bộ não,tủy sống, hạch thần kinh và các dây thần kinh
Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động của các cơ quan
Hệ nội tiết
Các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến tụy
Tiết ra các hoocmon điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 2 ( 3,0 điểm)
 Trong thực nghiệm để xác định tính trạng trội thuần chủng hay không thuần chủng người ta dùng phép lai phân tích: Đem cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn để xác định kiểu gen của tính trạng trội.
 Ví dụ ở đậu Hà lan
- Gen A qui định tính trạng hạt vàng là trội
- Gen a qui định tính trạng hạt xanh là lặn
 Như vậy: 
- Đậu hạt vàng có kiểu gen là AA hoặc Aa
- Đậu hạt xanh có kiểu gen là aa
 Khi đem lai đậu hạt vàng với đậu hạt xanh nếu thu được 100% đậu hạt vàng thì tính trạng trội thuần chủng, nếu thu được cả đậu hạt vàng và đậu hạt xanh với tỉ lệ 1:1 thì tính trạng đậu hạt vàng không thuần chủng.
 Sơ đồ lai
Trường hợp 1:
P. Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 AA aa
Gp A ; a
F1 Aa
 KG: 100% Aa 
 KH: 100% Đậu hạt vàng 
Trường hợp 2:
P. Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
 Aa aa
Gp A , a ; a
F1 Aa , aa
 KG: 50% Aa , 50% aa 
 KH: 50% Đậu hạt vàng, 50% Đậu hạt xanh
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 3. (3, 0 điểm)
a. Phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.
- Phản xạ có điều kiện là những phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể là kết quả quá trình học tập, rèn luyện.
b. Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều
kiện: 
Phản xạ có điều kiện
Phản xạ không điều kiện
- Hình thành trong quá trình tập luyện, không có tính bẩm sinh.
- Không di truyền
- Ít bền vững, phải tập luyện thường xuyên, mang tính cá thể.
- Trung khu điều khiển là vỏ não.
- Hoạt động thần kinh phức tạp
- Có tính bẩm sinh, không cần phải tập luyện. 
- Đựơc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Có tính bền vững, suốt đời không thay đổi, mang tính đặc trưng cho loài.
- Trung khu điều khiển là tủy sống, trụ não, tiểu não.
- Hoạt động thần kinh tương đối đơn giản.
c. Thành lập phản xạ có điều kiện ở động vật.
- Kết hợp kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện
- Kích thích có điều kiện xuất hiện trước kích thích không điều kiện.
- Phải lập lại nhiều lần để hình thành phản xạ có điều kiện.
Câu 4: (3 điểm) 
a.Cơ chế xác định giới tính ở người.
 P: Mẹ x Bố
 XX XY
 Gp: X ; X , Y
 F1: XX ; XY
 50% bé gái; 50% bé trai
 Ở những loài giao phối nói chung, ở người nói riêng giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh do cơ chế tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp các cặp NST giới tính.
 Ở người bộ NST lưỡng bội 2n = 46 trong đó gồm 22 cặp NST thường và 01 cặp NST giới tính.
- Ở nam: mang cặp NST giới tính XY. Khi giảm phân tạo nên 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y với tỉ lệ bằng nhau.
- Ở nữ: mang cặp NST giới tính XX. Khi giảm phân tạo nên 1 loại trứng mang NST X.
- Khi thụ tinh:
 + Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng (X) tạo thành hợp tử mang cặp NST XX phát triển thành con gái.
 + Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng (X) tạo thành hợp tử mang cặp NST XY phát triển thành con trai.
 Vì tỉ lệ tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y tương đương nhau nên tỉ lệ hợp tử XX : XY là 50:50 nên trong thực tế tỉ lệ nam:nữ là 1:1.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở sinh vật 
- Các hoocmon có tác dụng mạnh mẽ cuả các tính trạng sinh dục phụ, đặc biệt là vào những giai đoạn sớm của sự phát triển cá thể.
- Các điều kiện: nhiệt độ, độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh làm thay đổi tỉ lệ đực: cái.
- Một số trường hợp sự tác động vào giai đoạn phát triển của hợp tử cũng có thể làm thay đổi tỉ lệ đực:cái.
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,5điểm
1,5điểm
Câu 5 ( 4,0 điểm)
 a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit trong gen A và B.
 Xét gen B ta có:
 T = X + 300 (1)
 L = 5100 (2)
 Vậy Số Nuclêotit trong gen B là
 N = = = 3000 Nuclêotit. (3)
 Mặt khác ta có:
 N = 2 A + 2 X
 Từ (1) và (3) ta được:
 3000 = 2 X + 600 + 2X
 ó 4X = 2400
 => X = G = 600 Nu
 T = A = 900 Nu
 Vậy: % A = % T = x 100 = 30%
 % G = % X = 20%
 Xét gen A ta có:
 N (B) = N (A) + 600 (1)
 3 A = 2 G (2)
 Mặt khác ta có:
 N = 2 A + 2 X
 Từ (1) và (2) ta được:
 2400 = 2A + 3A 
 ó 5A = 2400 
=> A = T = 480 Nu
 X = G = 720 Nu
 Vậy: % A = % T = x 100 = 20%
 % G = % X = 30%
 b./ Số liên kết hidro của 2 gen
 - Số liên kết hidro của gen A
 H = 2 A + 3 G
 = 960 + 2160 = 3120 H
 - Số liên kết hidro của gen B
 H = 2 A + 3 G
 = 1800 + 1800 = 3600 H
1,5 điểm
1,5 điểm
1,0 điểm
Câu 6 ( 4điểm) 
Qui ước gen:
 - Gọi gen A qui định tính trạng hoa đỏ
 - Gen a qui định tính trạng hoa trắng.
Xác định kiểu gen
 - Hoa đỏ có kiểu gen: AA 
 - Hoa hồng có kiểu gen: Aa
 - Hoa trắng có kiểu gen aa.
Trường hợp 1. 
P. Hoa đỏ x Hoa đỏ
 AA AA
Gp A ; A
F1 AA
 KG: 100% AA 
 KH: 100% hoa đỏ.
Trường hợp 2. 
P. Hoa đỏ x Hoa hồng
 AA Aa
Gp A ; A, a
F1 AA , Aa
 KG: 50% AA ; 50% Aa 
 KH: 50% Hoa đỏ; 50% Hoa hồng.
Trường hợp 3. 
P. Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
Gp A ; a
F1 Aa
 KG: 100% Aa 
 KH: 100% hoa hồng.
Trường hợp 4. 
P. Hoa hồng x Hoa hồng
 Aa Aa
Gp A , a ; A, a
F1 1AA , 2Aa , 1aa
 KG: 25% AA ; 50% Aa ; 25% aa 
 KH: 25% Hoa đỏ ; 50% Hoa hồng ; 25% Hoa trắng
0,5điểm
0,5điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi mon sinh hoc.doc