I. Mục tiêu:
*Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng
Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
HS biết nguyên nhân phát sinh đột biến gen, tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
*Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 11 Chương IV: biến dị Tiết 22 BàI 21: đột biến gen I. Mục tiêu: *Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen. HS biết nguyên nhân phát sinh đột biến gen, tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người. *Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ *Thái độ: Hiểu vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người à HS có ý thức xay mê tìm hiểu bài học, môn học. II.Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, hợp tác nhóm III.Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh phóng to H: 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, SGK, Bảng phụ phần kiểm tra đánh giá - Học sinh: Xem trước bài ở nhà IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số sinh học 2. Bài mới: a. Mở bài: ? Nêu khái niệm di truyền và biến dị ? à Biến dị có thể di truyền hoặc không di truyền . Biến dị di truyền có các biến đổi trong NST và trong gen . Vậy khi gen bị biến đổi thì gọi hiện tượng đó là gì và nguyên nhân nào biến đổi gen ? b.Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến gen là gì ? GV : Treo tranh phóng to H: 21.1 SGK à giới thiệu HS :Quan sát tranh, đọc thông tin SGK à thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong bảng phụ . GV : Cho HS quan sát đoạn gen à điền thông tin vào chỗ trống à nhận xét à tìm hiểu các đoạn gen bị biến đổi. Đoạn gen (a) Có .cặp nuclêôtit Trình tự các cặp nuclêôtit . * Đoạn gen bị biến đổi : Đoạn ADN Số cặp Nu Điểm khác so với đoạn gen (a ) Đặt tên dạng biến đổi đó b 4 Mất cặp G - X Mất 1 cặp nuclêôtit c 6 Thêm cặp T - A Thêm 1 cặp nuclêotit d 5 Thay cặp T – A bằng cặp G - X Thay thế 1 cặp Nu này bằng cặp Nu khác GV : phát phiếu học tập à hướng dẫn HS điền bảng GV : Treo bẳng phụ à gọi đại diện nhóm lên điền bảng à Nhận xét bổ sung ? GV : Qua q/s tranh vẽ hình b,c,d so với hình a chúng ta thấy có sự biến đổi về 1 hoặc 1 số cặp Nu trong cấu trúc của gen . Qúa trình biến đổi đó gọi là đột biến . ? Vậy đột biến gen là gì ? Gồm những dạng nào ? GV: Nhận xét bổ sung và chốt lại. GV : Nguyên nhân nào đã gây ra đột biến genà *Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh đột biến gen HS : đọc thông tin sgk ? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen ? ( - Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao chép của phân tử ADN ) GV : Môi trường trong là các hoạt động bên trong của cơ thể sinh vật còn môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, tia phóng xạ , chất hóa học . GV : Vậy để hiểu rõ hơn về đột biến nhân tạo chúng ta sẽ đựơc tìm hiểu trong nội dung bài 33) *Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của đột biến gen GV: Cho HS quan sát H: 21.2, 21.3, 21.4 ? Đột biến nào có lợi, cho bản thân sinh vật và con người ? ( Cây cứng, cho nhiều bông ở lúa ) ? Đột biến nào có hại cho sinh vật ? ( Lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng ) HS : nhớ lại kiến thức trong 3 chương trước đã học để trả lời câu hỏi : ? Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình ? ( Biến đổi AND gây ra sự thay đổi trình tự các axit amin à biến đổi kiểu hình ) ? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại ? ( Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên gây rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn ) ? Đột biến gen có vai trò trong sản xuất như thế nào ( Trong thực tế có những biến đổi gen có lợi cho bản thân sinh vật và con người VD : đột biến làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa, cây cứng và cho nhiều bông ) - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét bổ sung, rút ra kết luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên ) GV : Mở rộng : môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến đột biến gen Chất độc hóa học gây đột biến gen ở người , TV và ĐV Chất độc gia cam.. I. Đột biến gen là gì ? + Đột biến gen là những biến đổi về số lượng. Thành phần, trình tự các cặp nuclêôtit, xẩy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN + Đột biến gen gồm các dạng: Mất, thêm, thay thế 1 cặp Nuclêôtit. II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen. - Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể tác động đến phân tử AND, xảy ra trong tự nhiên hoặc nhân tạo. III. Vai trò của đột biến gen Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho SVnhưng đôi khi cũng có khi có lợi cho con người à có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt. c.Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài 4.Kiểm tra đánh giá : ? Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất ? 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Hạo bài và làm bài tập 3( trang 64sgk ) - Xem trước bài 22: “Đột biến cấu trúc NST” - Nghiên cứu kĩ khái niệm, các dạng đột biến NST, xác định nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST V.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: