1. Kiến thức:
- Nêu được hai khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người.
- Biết các phương pháp nghiên cứu phả hệ sử dụng để phân tích sự di truyền một vài tính trạng ở người.
- Nêu được phương pháp pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
Ngày soạn: ......./..... /. Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Tiết 30 BÀI 28. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được hai khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người. - Biết các phương pháp nghiên cứu phả hệ sử dụng để phân tích sự di truyền một vài tính trạng ở người. - Nêu được phương pháp pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong tiết học B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc sách SGK để tìm hiểu về các phương pháp nghiên cứu di truyền người. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. C. Phương pháp giảng dạy: + Hoạt động nhóm + Quan sát - Tái hiện D. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Hình minh họa 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) - Người ta đã vận dụng kiến thức thường biến vào thực tiển sản xuất như thế nào? 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Để nghiên cứu di truyền ở người, chúng ta không thể dùng một số phương pháp như: Gây đột biến, lai giống...vv Cho nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để có thể nghiên cứu di truyền ở người? bài hôm nay sẽ giúp các em dần trả lời được câu hỏi này b, Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ (17'). GV: Yêu cầu học sinh xem sgk để nắm phương pháp nghiên cứu phả hệ HS: Đọc sgk, nêu tóm tắt phương pháp GV: Chốt lại nội dung cần ghi nhớ HS: Ghi chép GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phần tam giác số 1 sgk HS: Thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. GV: Chuẩn hóa nội dung HS: Ghi nhớ GV: Yêu cầu cả lớp tiếp tục thảo luận phần tam giác thứ hai HS:Thảo luận cá nhân, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau GV: Đính chính kết quả HS: Tự rút ra kiến thức cho mình I. Nghiên cứu phả hệ: -Nghiên cứu phả hệ: Là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền (trội, lặn; do một hay nhiều gen quy định; di truyền liên kết với giới tính hay không...vv) -Quy ước: □:Nam giới О: Nữ giới Hoạt động2 Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh (20'). GV: Cho học sinh quan sát hính 28a, 28b và hoạt động nhóm để hoàn thành phần tam giác sgk. HS:Hoạt động nhóm, trình bày kết quả, các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV: yêu cầu bốn nhóm trình bày 4 câu hỏi, bốn nhóm khác nhận xét, rồi chuẩn hóa nội dung kiến thức. HS: Rút ra nội dung kiến thức từ những kết luận của giáo viên GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, tóm tắt nội dung chính. HS: Trình bày nội duung chính GV: Chắt lọc nội dung, đưa ra nội dung cần ghi nhớ HS: Ghi chép nội dung chinh II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh: 1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng: -Trẻ em sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu gen -Trẻ em khác trứng có kiểu gen khác nhau 2.Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh +Cho biết tính trạng nào phát sinh do gen là chủ yếu +Cho biết tính trạng nào chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội 4. Củng cố: (5’) - Đọc nội dung tóm tắt sgk - Làm bài tập 2 sgk trang 81 5. Dặn dò: (2’) - Xem trước nội bài mới, xem lại bài đột biến thể dị bội - Làm bài tập 1sgk trang 81
Tài liệu đính kèm: