Kiến thức:
- HS tự hệ thống được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sx đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
Tiết 35 – Tuần 18 ÔN TẬP HỌC KÌ I ( BÀI 40 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS tự hệ thống được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sx đời sống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - GD ý thức tìm hiểu những ứng dụng sinh học vào đời sống II. Chuẩn bị - GV: bảng phụ ND của các bảng 1 5 / 116 và 117 - HS: tự ôn tập và ng/cứu để điền các bảng vào vở BT III. Hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiếm tra bài cũ: trong giờ. 3. Bài mới Hoạt động 1 I. Hệ thống hóa kiến thức - Gv: chia lớp thành 10 nhóm nhỏ y/c + Hai nhóm ng/cứu 1 ND + Hoàn thành các bảng kiến thức từ 40.1 40.5 - GV: q.sát hướng dẫn các nhóm ghi những kiến thức cơ bản. - GV: chữa bài bằng cách y/c các nhóm đọc k.quả nhóm khác bổ sung. GV: đưa bảng phụ có đáp án để HS hoàn thiện kiến thức. - Các nhóm ( theo bàn ) kẻ bảng ra giấy nháp thống nhất ý kiến điền bảng. - Đại diện nhóm trình bày đáp án của mình nhóm khác bổ sung ( đ.biệt nhóm cùng ND ) - HS tự hoàn chỉnh kiến thức từng bảng sau khi GV đưa đáp án ghi vào vở. Hoạt động 2 II. Trả lời câu hỏi ôn tập - GV: Y/c HS trả lời 1 số câu hỏi/117 ( câu hỏi 1 5 ) y/c HS thảo luận. - HS: đọc câu hỏi trao đổi và trả lời Câu 1: Mối liên hệ: gen mARN pro tính trạng - Gen qui định trình tự các nu trên mARN qua đó gen qui định trình tự các a.a trong chuỗi pro pro biểu hiện thành tính trạng. Câu 2: + Kiểu hình là KQ của sự tương tác giữa kiểu gen và MT + Vận dụng: bất kì giống nào muốn có năng suất cao cần phải chăm sóc tốt. Câu 3: Ng/cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì: + Người sinh sản muộn, đẻ ít hơn + Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến vì lí do XH. Câu 4: Ưu thế của công nghệ tế bào. + Chỉ nuôi cấy TB, mô trong MT d2 nhân tạo tạo ra cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh. + Rút ngắn thời gian, chủ động tạo các cơ quan chữa bệnh. 4. Kiểm tra đánh giá - GV: đánh giá sự chuẩn bị ( tự ôn ) và hoạt động của nhóm 5. Dặn dò Hoàn thành các câu hỏi còn lại ở SGK/117 - Ôn tập để kiểm tra học kì I D. Rút kinh nghiệm Tiết 36 – Tuần 20 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu 1) Nhằm kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức, kiến thức của HS về phần di truyền và biến dị. 2) Nắm được những yếu kém của HS để có kế hoạc phụ đạo vào kì II. 3) Rèn luyện kĩ năng giải bài tập. II. Chuẩn bị - GV: đề kiểm tra, đáp án - HS: ôn tập theo ND tiết ôn tập ( bài 40 ) III. Đề kiểm tra Câu 1: ( 2đ ) Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình ng/phân? Câu 2: ( 1đ ) Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen ( một đoạn ADN ) mARN protein tính trạng Câu 3: ( 2đ ) Hãy phân biệt thường biến và đột biến? Câu 4: ( 1đ ) Vì sao ng/cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của phương pháp ng/cứu phả hệ. Câu 5 : ( 3đ ) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng ( gen A ) trội hoàn toàn so với hạt màu xanh ( gen a ). Hãy viết sơ đồ lai để xác định KQ ở F1, F2 khi đem thụ phấn 2 cây đậu thuần chủng hạt vàng và hạt xanh? (lưu ý xác định rõ tỉ lệ KG, KH ở F2 ) IV. Rút kinh nghiệm Đáp án – biểu điểm Câu 1: (2 đ) Những diễn biến của NST - Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn hình thái rõ rệt. Tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. - Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của TB - Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh. Câu 2: (1 đ) Bản chất của mối quan hệ Trình tự các nu trên ADN qui định trình tự các nu trong mARN thông qua đó ADN qui định trình tự các a.a trong chuỗi a.a cấu thành pro và biểu hiện tính trạng. Câu 3: ( 2 đ) Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến (1 đ) Đột biến (2 đ) - Là biến dị kiểu hình ko biến đổi kiểu gen nên ko di truyền được. - Thường phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng, tương ứng với đ/k MT, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho sv. - Là những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( ADN, NST ) nên di truyền được. - Xuất hiện với tần số thấp 1 cách ngẫu nhiên và thường có hại, nhưng đôi khi có lợi cho sv. Câu 4: (2 đ) Ng/cứu di truyền là gì? - Người đẻ ít con, sinh sản muộn. Vì lí do XH ko thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến, - P2 ng/cứu phả hệ: là p2 theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ( trội, lặn do 1 gen hay nhiều gen qui định ). Câu 5: (3 đ) Sơ đồ lai P: AA ( hạt vàng ) x aa ( hạt xanh ) G: A a F1: Aa ( hạt vàng ) - F1 giao phấn: Aa x Aa GF1: A, a A, a F2: AA, Aa, aA, aa - Tỉ lệ KG: 1: 2 : 1 - Tỉ lệ KH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh IV. Rút kinh nghiệm .. Yên Lâm, ngày 18 tháng 12 năm 2010 Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: