Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc.

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc.

Kiến thức:

- Học sinh trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.

- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào.

2. Kĩ năng:

-Kĩ năng tổng hợp và khái quát kiến thức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4837Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 39 
	Ngày soạn: / / 2008. Ngày dạy: / / 2008
bài 36 : Các phương pháp chọn lọc.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng đối với đối tượng nào, những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng đối với đối tượng nào. 
2. Kĩ năng :
-Kĩ năng tổng hợp và khái quát kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
-Giáo dục ý thức lòng yêu thích môn học.
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và quan sát kênh hình.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
SGK, Giáo án, Sách BT, Sách tham khảo
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: +Tranh hình 36.1:Sơ đồ chọn lọc hàng loạt.
 +Tranh hình 36.2 Sơ đồ chọn lọc cá thể một lần. 
-Học sinh: +Trả lời những kiến thức của bài theo câu hỏi SGK trang 107.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp(1 phút).
Sĩ số lớp: 9A: 9C:
 9B: 9D:
2. Kiểm tra đầu giờ: (7 phút).
Câu1:ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1để nhân giống?
Câu2: Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ?
3.Bài mới: (1 phút).
Hoạt động 1. (1 phút).
Tìm hiểu vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
-Mục tiêu:+ HS nêu được vai trò quan trọng của chọn lọc trong chọn giống.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu HS đọc  phần I, trả lời câu hỏi sau:
? Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống?
-GV khái quát kiến thức.
-HS đọc và nghiên cứu  , ghi nhớ kiến thức, trả lời được: 
+Nhu cầu của con người.
+Tránh thoái hoá. 
I.Vai trò của chọn lọc trong chọn giống:
-Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiền mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.
-Tạo ra giống mới, cải tạo giống cũ. 
Hoạt động 2. (1 phút).
Phương pháp chọn lọc trong chọn giống.
-Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
->GV đưa ra câu hỏi:
?Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
?Chọn lọc hàng loạt được tiến hành như thế nào?
-GV giới thiệu hình 36.1 yêu cầu HS nghiên cứu kĩ  SGK trang 105-106 và thực hiệnẹ trang 106:
 ẹ1:Chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần giống và khác nhau như thế nào?
ẹ2: SGK trang 106.
?Thế nào là chọn lọc cá thể?
? Chọn lọc cá thể tiến hành như thế nào ?
?Cho biết ưu nhược đểm của phương pháp này?
=>Giáo viên đánh giá sự hoạt động nhóm và yêu cầu h/s tổng hợp kiến thức.
=>Giáo viên mở rộng kiến thích:
-Chọn lọc hàng loạt thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.
-Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.
-Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau.
-> HS nghiên cứu SGK, QS hình 36.1 trang 105 trả lời câu hỏi nêu được:
+Định nghĩa
+Ưu điểm: đơn giản
+Nhược điểm:Không kiểm tra được kiểu gen.
-GV gọi 1- 2 em trả lời, lớp bổ xung.
-Trao đổi nhóm dựa vào kiến thức -> thống nhất ý kiến cần nêu được:
+Sự sai khác giữa chọn lọc một làn và hai lần.
-Chọn một lần: Trên đối tượng ban đầu.
-Chọn hai lần: Trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1.
- Giống lúa A:Chọn lọc một lần, giống lúa B chọn lọc hai lần.
->HS nghiên cứu SGK trang 106- 107, quan sát hình36.2. Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến.
-> Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác sung.
-> Gọi HS đọc kết luận SGK trang 107.
II. Chọn lọc hàng loạt:
- Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng, dựa vào kiểu hình người ta chọn một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
 -Tiến hành: Gieo giống khởi đầu, chọn những cây ưu tú và hạt, thu hoạch chung, để giống cho vụ sau. So sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng.
 - Ưu điểm:
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, áp dụng được rộng rãi.
- Nhược điểm: Không kiểm tra được kiểu gen, không củng cố tích lũy được biến dị.
III. Chọn lọc cá thể:
- Trong quần thể khởi đầu, chọn lấy một số ít cá thể tốt nhất, rồi nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng.
- Tiến hành: Trên ruộng lúa khởi đầu, chọn lấy một số ít cá thể tốt nhất, hạt của mỗi cây được gieo riêng, so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu, chọn được giống tốt nhất.
- Ưu điểm: Kết hợp đượcviệc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nhanh chóng đạt hiệu quả.
- Nhược điểm: Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi.
-> Kết luận: SGK trang 107. 
V Củng cố và kiểm tra đánh giá:(1 phút).
? Phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?
? Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp đó?
VI) Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1 phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 107.
- Học phần kết luận SGK trang 107.
- Chuẩn bị bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam. Theo những nội dung sau:
Nội dung.
Phương pháp.
Ví dụ.
Thành tựu về chọn giống cây trồng.
Thành tựu về chọn giống vật nuôi.
VII.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthu t39.doc