Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng năm 2009

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng năm 2009

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen

- Biết phân tích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3. 9. 09 	 Ngày dạy: 9G 05/09/09 
TIẾT 4
 LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh:
Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen
Biết phân tích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9.
	Tranh vẽ phóng to các hình 4 sgk trang 15.
	Bảng phụ bảng 4 trang 15, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
 Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G
Kiểm tra bài cũ: (5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Lai phân tích là gì? Mục đích của lai phân tích? Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
Lai phân tích (4 điểm): Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Mục đích của lai phân tích (1 điểm): Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
Phân biệt (5 điểm): Mỗi ý trả lời đúng cho 1 điểm.
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1
Biểu hiện tính trạng trội
Biểu hiện tính trạng trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
3 trội: 1 lặn
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
Phép lai phân tích được sử dụng trong trường hợp
×
Đặt vấn đề vào bài mới: Ngoài phép lai một cặp tính trạng như đã được nghiên cứu, Men đen còn tiến hành nhiều phép lai với 2 hay nhiều cặp tính trạng. Vậy thí nghiệm đã được ông tiến hành như thế nào? Kết quả thí nghiệm ra sao? Ta sẽ tìm hiểu điều đó qua nội dung bài hôm nay:
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Để tìm hiểu thí nghiệm của Men đen, ta xét phần thứ nhất của bài:	
I. Thí nghiệm của Men đen: (25’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về thí nghiệm của Men đen.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách tiến hành thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm.
Thực hiện: Hoạt động nhóm.
TB
TB
GV
KG
KG
KG
TB
TB
TB
(HS nghiên cứu thông tin mục I trang 14 kết hợp quan sát hình 4/14)
Một em mô tả lại thí nghiệm Men đen đã tiến hành?
Men đen tiến hành thí nghiệm lai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: Hạt vàng vỏ trơn lai với hạt xanh vỏ nhăn bằng cách thụ phấn chéo thu được thế hệ lai F1.
Sau đó ông tiếp tục cho 15 cây F1 tự thụ phấn thu được thế hệ lai F2.
Như vậy: 2 cặp tính trạng được chọn để lai, một cặp tính trạng màu sắc hạt (vàng, xanh), một cặp tính trạng đặc điểm vỏ hạt (hạt trơn, hạt nhăn).
Cho biết về kiểu hình Men đen thu được kết quả ở F1 và F2 như thế nào?
F1: toàn hạt vàng vỏ trơn.
F2: thu được cả:
hạt vàng vỏ trơn
hạt xanh vỏ nhăn
hạt vàng vỏ nhăn
hạt xanh vỏ trơn.
Từ thí nghiệm và kết quả thu được ở kiểu hình của F1 và F2. Lớp hoạt động nhóm. Các nhóm thảo luận, điền nội dung phù hợp vào bảng 4 trang 14?
Lưu ý: 
Để tính được tỉ lệ kiểu hình ở F2: lấy số hạt thu được của mỗi loại kiểu hình chia lần lượt cho số hạt ít nhất, được kết quả làm tròn số chính xác đến phần nguyên.
Ở cột cuối của bảng 4: tính bằng cách :
Cộng hạt vàng chia cho số hạt xanh; cộng hạt trơn F2 chia cho số hạt nhăn® để lấy tỉ lệ cặp tính trạng ở F2
Bảng 4 (cột 2, 3, 4 Hs điền)
Kiểu hình ở F2
Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng trơn
315
315/32=9,84=9
Vàng / xanh =
= 315+101 / 108+32
 = 2,97/1
Trơn/nhăn = 
= 315+108/101+32
= 423/133
=3,18/1
Vàng nhăn
101
101/32=3,15=3
Xanh trơn
108
108/32=3,37=3
Xanh nhăn
32
32/32=1
Từ kết quả của bảng 4, tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn? Chúng có tỉ lệ như thế nào?
Căn cứ vào tỉ lệ của từng cặp tính trạng nêu trên và theo quy luật phân ly thì:
Hạt vàng vỏ trơn là tính trạng trội và đều chiếm tỉ lệ ¾ của từng loại tính trạng.
Hạt xanh vỏ nhăn là tính trạng lặn và đều chiếm tỉ lệ ¼ của từng loại tính trạng.
Từ tỉ lệ đó ta có:
Hạt vàng trơn=3/4 vàng×3/4 trơn=9/16
Hạt vàng nhăn= ¾ vàng× ¼ nhăn=3/16
Hạt xanh trơn= ¼ xanh×3/4 trơn=3/16
Hạt xanh nhăn= ¼ xanh×1/4 nhăn=1/16.
Từ kết quả trên em rút ra nhận xét gì về tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2?
Từ đó cho thấy:
Tỉ lệ của các tính trạng nói trên có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2. 
Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Đây là mối tương quan giữa tỉ lệ tính trạng với tỉ lệ kiểu hình ở F2 xét trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng mà Men đen đã làm.
Từ mối tương quan trên, em có nhận xét gì về sự di truyền các tính trạng màu sắc hạt và đặc điểm vỏ hạt trong thí nghiệm của Men đen?
Chúng di truyền độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Điều này cũng được hiểu được với ý nghĩa: Nếu F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân ly của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau không phụ thuộc vào nhau. Người ta gọi đây chính là hiện tượng di truyền độc lập.
Vậy theo em hiểu thế nào là hiện tượng di truyền độc lập?
Hiện tượng di truyền độc lập là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau. Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền các cặp tính trạng khác.
 Như vậy: (HS ghi).
Từ kiến thức đã khai thác, em hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau đây:
GV ghi nội dung cần hoàn chỉnh vào phần bảng chính 
“ Khi lai 2 cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”
(GV gọi HS lên hoàn thành phần điền)
Þ Đây chính là nhận xét rút ra từ thí nghiệm lai hai cặp tính trạng mà Men đen đã tiến hành.
Một em hãy nêu nhận xét từ kết quả thí nghiệm của Men đen?
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, theo phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng
Khi lai 2 cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
Thí nghiệm:
P: Vàng trơn × Xanh nhăn
F1: Toàn vµng, tr¬n (15 c©y tự thụ phấn)
F2: 556 h¹t víi 4 kiểu hình: vàng trơn, xanh nhăn, vàng nhăn, xanh trơn
Nhận xét:
Hạt vàng vỏ trơn là tính trạng trội .
Hạt xanh vỏ nhăn là tính trạng lặn 
Hiện tượng di truyền độc lập là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau. Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền các cặp tính trạng khác.
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, theo phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng.
Khi lai hai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
GV
Chuyển:Ta vừa nghiên cứu xong thí nghiệm và kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen. Sự hình thành biến dị tổ hợp là do đâu? Thế nào là biến dị tổ hợp? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì trong chọn giống? Ta xét:
II. Biến dị tổ hợp: (9’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về biến dị tổ hợp.
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm biến dị tổ hợp và ý nghĩa của nó.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS
TB
TB
KG
TB
KG
(HS nghiên cứu thông tin mục II trang 16)
Kể tên các kiểu hình thu được ở F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen?
có 4 loại kiểu hình thu được ở F2 là vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn.
So với cặp bố mẹ được chọn để lai, có những kiểu hình nào khác P và kiểu hình nào giống P?
Giống P: Vàng trơn, xanh nhăn
Khác P: vàng nhăn, xanh trơn Þ được gọi là biến dị tổ hợp.
Nguyên nhân nào làm xuất hiện những kiểu hình khác P?
Do sự tổ hợp lại các tính trạng của P: ngoài sự tổ hợp của vàng với trơn, xanh với nhăn giống P còn có sự tổ hợp vàng với nhăn, xanh với trơn làm xuất hiện kiểu hình khác P. Đó chính là biến dị tổ hợp. 
Vậy biến dị tổ hợp là gì?
Biến dị tổ hợp là biến dị hình thành do sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
Hay nói cách khác: Biến dị tổ hợp là loại biến dị xảy ra do sự sắp xếp lại các gen qui định các tính trạng trong quá trình sinh sản dẫn đến ở con lai xuất hiện các kiểu hình mới, khác với bố mẹ chúng.
Loại biến dị này xuất hiện phong phú ở những sinh vật có hình thức sinh sản nào?
(Xuất hiện phong phú ở những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối)
® Còn tại sao ở sinh vật sinh sản hữu tính lại có biến dị tổ hợp phong phú và ý nghĩa của biến dị tổ hợp như thế nào? Ta sẽ được tìm hiểu ở bài sau)
Biến dị tổ hợp là biến dị hình thành do sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 16)
* KLC/ trang 16
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Căn cứ vào đâu mà Men đen cho rằng: các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu tròn thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
(Căn cứ vào tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ phân ly các tính trạng hợp thành nó)
? HSKG: Biến dị tổ hợp là gì?
Là biến dị hình thành do sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
? HSTB: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
Tỉ lệ phân ly của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn
Tỉ lệ phân ly của mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ phân ly các tính trạng hợp thành nó.
4 kiểu hình khác nhau.
Biến dị tổ hợp.
(Đáp án cần chọn là b và d)
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 16
- Làm bài tập 3 trang 16.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo), kẻ trước bảng 5 trang 18 vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4.doc