Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 - Bài 60 : Bảo vệ đa dạng các hệ hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 -  Bài 60 : Bảo vệ đa dạng các hệ hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường

- Đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.

- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương

- HS phải nắm được sự cần thiết phải ban hành luật.

- Phát biểu được những ý chính của chương II, III và tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường

- Trách nhiệm của mỗi hs nói riêng và người dân nói chung trong việc chấp hành luật

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 - Bài 60 : Bảo vệ đa dạng các hệ hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 NS: 11.4.2012
Tiết 63 ND:
Bài 60 : BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ HỆ SINH THÁI
 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. Từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương
- HS phải nắm được sự cần thiết phải ban hành luật.
- Phát biểu được những ý chính của chương II, III và tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường 
- Trách nhiệm của mỗi hs nói riêng và người dân nói chung trong việc chấp hành luật
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích, giải thích, liên hệ thực tế, kĩ năng hoạt động nhóm
-Rèn kĩ năng phân tích, giải thích, liên hệ thực tế, kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
-Nâng cao ý thức chấp hành luật
II. Các Kỹ Năng Sống Cơ Bản Được Giáo Dục Trong Bài
-Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu về sự đa dạng các hệ sinh thái trên thế giới. 
-Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường.
-Kĩ năng hợp tác nhóm 
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường .
-Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
-Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
III Các Phương Pháp/ Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực Có Thể Sử Dụng
-Thảo luận nhóm
-Giải quyết vấn đề
-Tranh luận
-Vấn đáp tìm tòi 
- Hỏi chuyên gia
 IV. CHUẨN BỊ.
- Cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”
V. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra theo câu hỏi SGK trang 183 SGK.
3. Bài mới
HĐ1: SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV cho hs quan sát tranh, ảnh các hệ sinh thái, bảng 60.1 yêu cầu hs phân biệt các hệ sinh thái
GV: mỗi hệ sinh thái đặc trưng bởi các đặc điểm: khí hậu, hệ ĐV,hệ TV.
Hs quan sát tranh, đọc bảng 60.1 nêu được đặc điểm của các hệ sinh thái
Nội dung bảng : 60 sgk
HĐ2: BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
- Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
GV yêu cầu hs thảo luận về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ rừng và điền vào bảng 60.2
Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Gv nhận xét và đưa ra đáp án đúng
GV cho hs liên hệ ở U Minh vào mùa khô người dân đã có ý thức không vào rừng lấy củi và ăn ong vào mùa khô 
HS liên hệ thực tế nêu được:
- Rừng có vai trò rất quan trọng
- Rừng hiện nay đang bị khai thác quá mức
HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế và nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận chọn nội dung điền vào bảng 60.2
 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
HS ghi nhớ thông tin tự hoàn thành bảng 
Hiệu quả của các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng:
- Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên
- Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật
- Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước
- Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng
- Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn
- Giảm áp lực sử dụng TNTN quá mức
- Để toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng
HĐ 3: BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
- Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
GV yêu cầu hs thảo luận về các tình huống đưa ra trong bảng 60.3 và nêu ra các biện pháp bảo vệ phù hợp rồi điền vào bảng 60.3
Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng
GV: ở Hạ Long, Sầm Sơn vào mùa du lịch HS, SV đã tự nguyện nhặt rác trên bãi biển. 
HS liên hệ thực tế nêu được:
- Vai trò của biển
- Vấn đề khai thác hiện nay của người dân
- Vấn đề ô nhiễm môi trường biển
HS bằng những hiểu biết của mình thảo luận chọn nội dung điền vào bảng 60.3 sao cho phù hợp
Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Bảo vệ bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có đồng thời trồng lại rừng đã bị chặt phá.
 - Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
HĐ4: BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
- Nêu các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
HS suy nghĩ nêu được:
- Vai trò của nông nghiệp
- Vấn đề sâu bệnh
- Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam: bảng 60.4
- Biện pháp bảo vệ:
 + Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu
 + Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao
HĐ5 SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi:
- Vì sao cần phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
- Mục đích của việc ban hành luật là gì?
- Thế nào là phát triển bền vững?
GV yêu cầu hs ghi hậu quả nếu không có luật bảo vệ môi trường vào bảng 61 sgk
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
GV yêu cầu hs ghi hậu quả nếu không có luật bảo vệ môi trường vào bảng 61 sgk 
HS đọc thông tin sgk nêu được: - Lí do phải ban hành luật là do môi trường đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng
- Mục đích cuối cùng của luật là phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ trong tương lai
HS thảo luận hoàn thành bảng 61
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Hậu quả nếu không có luật bảo vệ môi trường:
- Khai thác không có kế hoạch, khai thác cả rừng đầu nguồn
- Động vật hoang dã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt
- Chất thải đổ không đúng chỗ gây ô nhiễm
- Đất sử dụng bất hợp lí gây lãng phí và thoái hóa đất
- Chất độc hại gây nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con người và các sinh vật khác 
- Cơ sở và cá nhân vi phạm luật không có trách nhiệm đền bù sẽ không ngăn chặn được những hành vi phá hoại môi trường có thể xảy ra tiếp theo
HĐ 6 : MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM
Gv giới thiệu sơ lược về nội dung của luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương với 55 điều nhưng bài học chỉ nghiên cứu chương II và III 
GV yêu cầu 1,2 hs đọc nội dung phần II sgk
HS lắng nghe
1,2 hs đọc thông tin ở mục II sgk
Nội dung : sgk
H Đ 7 : TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
GV yêu cầu hs trả lời 2 câu hỏi lệnh sgk :
- Theo em, chúng ta cần làm gì để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện luật bảo vệ môi trường ?
- Hãy kể tên những hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm luật bảo vệ môi trường. Theo em, cần làm gì để khắc phục những vi phạm đó ?
GV liên hệ việc bảo vệ môi trường ở Singapo: Chỉ cần vứt 1 mẫu thuốc lá ra đường đã bị phạt 5 USD và tăng lên ở lần sau.
HS suy nghĩ nêu được: 
- Cần phải tìm hiểu luật; Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu để thực hiện tốt luật
- Vứt rác bừa bãi
- Mỗi người phải nắm vững và thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
- Vận động gia đình, bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
- Ngăn chặn các việc làm có ảnh hưởng xấu: gây suy thoái môi trường, gây sự cố môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
 4.Củng cố: 
 GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài
 5. Dặn dò: 
- Học và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc “ Em có biết” 
- xem trước bài mới và làm bài tập vào vỡ bài tập sinh 
.............................................................................................................................................
Tuần 33 NS: 11.4.2012
Tiết 64 ND:
BÀI T ẬP
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ:
- Học sinh tích cục xây dựng bài.
II. Chuẩn bị.
+GV: chỗ chọn 
III. hoạt động dạy - học.
1. ổn định lớp;
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Bảng 63.6 – Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK).
Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - Hoàn thành các bài còn lại.
 - Ôn lại các bài đã học
5. Dặn dò: - Chuẩn bị kiểm tra học kì II vào tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • doct33( 9 ).doc