Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 68 - Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 68 - Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

. Kiến thức:

- Học sinh hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và động vật.

- Học sinh trình bày được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật.

2. Kĩ năng: Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.tư duy, so sánh và khái quát hoá kiến thức.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2219Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 68 - Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 / 05 / 2010. 
 Ngày dạy: 04 / 05 /2010.
Tiết: 68
bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp (t1).
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và động vật.
- Học sinh trình bày được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật.
2. Kĩ năng : Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.tư duy, so sánh và khái quát hoá kiến thức.
3. Thái độ :
- Học sinh được tổng hợp kiến thức toàn cấp nên hứng thú học tập.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Kẻ sẵn bảng kiến thức chẩn 64.1 đến 64.6
 Bảng 64.1: Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm SV
 Bảng 64.2: Đặc điểm của các nhóm Tv
 Bảng 64.3: Đặc điểm của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
 Bảng 64.4: Đặc điểm của các ngành Đv
 Bảng 64.5: Đặc điểm của các lớp ĐV có xương sống
 Bảng 64.6: trật tự tién hoá của giới Đv
- Học sinh: Kiến thức của bài theo câu hỏi, hoàn thành bảng từ 64.1 ->64.5, bút dạ, giấy khổ to ghi nội dung từ bảng 64.1 -> 64.5. 
III. Phương pháp : phương pháp vấn đáp tìm tòi và quan sát
IV.Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học
* Khởi động: Qua giờ tổng kết chương trình toàn cấp sẽ hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức về các nhóm SV, Đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm Đv
2. Tiến trình bài giảng: (40 phút)
Hoạt động 1.(30 phút)
Đa dạng sinh học
- Mục tiêu:
 + Học sinh hệ thống được kiến thức về đặc điểm các nhóm thực vật và động vật.
 - Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy
Nội dung 
->GV YC các nhóm nghiên cứu ˜ phần I SGK trang 191.
->Phân công 
N1: hoàn thành ẹ bảng 64.1
N2: hoàn thành ẹ bảng 64.2
N3: hoàn thành ẹ bảng 64.3
N4: hoàn thành ẹ bảng 64.4
N5: hoàn thành ẹ bảng 64.5
->Thời gian hoạt động: 10 phút
I. Đa dạng sinh học:
1.Các nhóm sinh vật.
2.Các nhóm thực vật.
3.Phân loại cây hạt kín.
4.Các nhóm động vật.
5.Các lớp động vật có xương sống.
->Nội dung các bảng kiến thức, học sinh ghi chép và học.
Bảng 64.1: Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm sinh vật.
Các nhóm SV
Đặc điểm chung
Vai trò
1. Virut
2. Vi khuẩn
3. Nấm
4. Thực vật
5. Động vật
- Kích thước rất nhỏ, chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc.
- Kích thước nhỏ, có cấu tạo tế bào nhưng không có nhân hoàn chỉnh, sống hoại sinh hoặc kí sinh.
- Cơ thể gồm những sợi không màu (nấm men), cơ quan sinh sản là mũ nấm (nấm rơm) sinh sản bằng bào tử, sống dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh).
- Cơ thể có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích.
- Cơ thể bao gồm nhiều hệ cơ quan và các cơ quan sống dị dưỡng có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh với các kích thích từ môi trường.
- Kí sinh, gây bệnh cho người và sinh vật.
- Đời sống con người: phân huỷ chất hữu cơ, gây bệnh cho sinh vật và ô nhiễm môi trường.
- Phân huỷ chất hữu cơ -> vô cơ, dùng làm thuốc, thức ăn chế biến thực phẩm.
- Điều hoà khí hậu, cung cấp nguồn dinh dưỡng, chỗ ở cho các sinh vật khác.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên liệu và được dùng vào nghiên cứu khoa học, gây bệnh và truyền bệnh cho người.
Bảng 64.2: Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm TV
Đặc điểm
1. Tảo
2. Rêu
3.Quyết
4. Hạt trần
5. Hạt kín
- Là thực vật bậc thấp, cơ thể là đơn bào hoặc đa bào, tế bào có, chưa có thân rễ lá, sinh sản bằng sinh dưỡng.
- Là thực vật bậc cao, có thân rễ lá đơn giản, rễ giả, không có hoa, sinh sản bằng bào tử.
- Có thân rễ lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển, sinh sản bằng hạt nhưng hở, không có hoa và quả.
-Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đa dạng phong phú, sinh sản bằng hoa, quả, hạt.
Bảng 64.3: Đặc điểm cây một lá mầm và cây 2 lá mầm
Đặc điểm
Cây một lá mầm
Cây hai lá mầm
-Số lá mầm
-Kiểu rễ
-Kiểu gân lá
-Số cánh hoa
-Kiểu thân
-Một
-Rễ chùm
-Lá hình cung hoặc song song.
-6 hoặc 3
-Thân cỏ (chủ yếu)
-Hai
-Rễ cọc
-Lá hình mạng
-4 hoặc 5 cánh.
-Thân gỗ, thân cỏ, thân leo.
Bảng 64.4: Đặc điểm của các ngành động vật
Ngành
Đặc điểm
1. Động vật nguyên sinh
2. Ruột khoang
3. Giun dep
4. Giun tròn
5 Giun đốt
6. Thân mềm
7. Chân khớp
8. Động vật có xương sống
-Là cơ thể đơn bào, sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi, sinh sản vô tính.
-Đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế bào gai
-Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng, ruột phân nhiều nhánh, phần lớn sống kí sinh, một số ít sống tự do.
-Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức phần lớn sống kí sinh.
-Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hoá phân hoá, hô hấp qua da.
-Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, di chuyển đơn giản.
-Có các phần phụ chia đốt và khớp động với nhau, bộ xương ngoài bằng kitin.
-Cơ thể có cột sống và các hệ cơ quan đã phân hoá và phát triển đặc biệt là hệ thần kinh
Bảng 64.5: Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống
Lớp
Đặc điểm
1. Cá
2. Lưỡng cư
3. Bò sát
4. Chim
5. Thú
-Sống ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẩm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt.
-Sống ở nước và cạn, da trần ẩm ướt, hô hấp bằng phổi và da, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái.
-Sống cạn, da khô có vảy sừng, tim có vách hụt, thụ tinh trong.
-Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, phổi có mang ống khí, tim 4 ngăn, máu tươi nuôi cơ thể là động vật hằng nhiệt.
-Mình có lông mao bao phủ, răng phân hoá: nanh, cửa, hàm, não phát triển, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Hoạt động 2.(10 phút)
Sự tiến hoá của giới thực vật và động vật
- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự tiến hoá của giới động vật và sự phát triển giới thực vật.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
->GV yêu cầu hoàn thành bài tập mục ẹ SGK trang 192-193
->GV chữa bài bằng cách: gọi đại diện các nhóm lên biết bảng, các nhóm khác bổ xung.
->Sau khi các nhóm hoàn thiện, GV thông báo đáp án đúng.
II.Tiến hoá của giới thực vật, động vật:
1. Phát sinh và phát triển của thực vật
2. Sự tiến hoá của giới động vật
1-d 5-e
2-b 6-i
3-a 7-g
4-e 8-h
3. Củng cố và đánh giá (5 phút):
 Giáo viên đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm.
4. Dặn dò: 
 ôn tập các nội dung ở bảng 65.1-> 65.5
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthu t68.doc