Học xong bài này HS:
- Trình bày được các phương pháp thường dùng trong chọn giống vật nuôI, cây trồng.
Nêu được những phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chủ yếu trong chọn giống ở vật nuôi.
Trình bày được những thành tựu trong chọn giống cây trồng, vật nuôi.
- Rèn luyện kỉ năng phân tích, tổng hợp.
B. Đồ dùng dạy học:
Ngày soạn: 10.1.09 Tiết 40: Thành tựu chọn giống ở việt nam A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS: - Trình bày được các phương pháp thường dùng trong chọn giống vật nuôI, cây trồng. Nêu được những phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng, các phương pháp chủ yếu trong chọn giống ở vật nuôi. Trình bày được những thành tựu trong chọn giống cây trồng, vật nuôi. - Rèn luyện kỉ năng phân tích, tổng hợp. B. Đồ dùng dạy học: 1. GV chuẩn bị: Tranh, ảnh sưu tầm về các thành tựu chọn giống ở cây trồng, vật nuôi. 2. HS chuẩn bị: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp C. Hoạt động Dạy- Học: 1.ổn định tổ chức lớp. 2. Bài củ: ?1 Vai trò của chọn lọc trong chọn giống? ?2 Như thế nào là chọn lọc cá thể? Cách tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể? 3. Bài mới: Hoạt động 1:Thành tựu chọn giống ở cây trồng Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.GV nêu câu hỏi: ? Thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam thể hiện ở những đối tượng nào? - GV lưu ý: Dựa vào các quy luật di truyền, biến dị, kỉ thuật gen và tế bào..—› tạo ra hàng trăn giống cây trồng. ? Những phương pháp chính trong chọn giống cây trồng? ? Gây đột biến nhân tạo trong chọn giốg cây trồng gồm những hình thức nào? Thành tựu? - GV nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thôn tin để tìm hiểu các thành tựu chọn giống qua lai hữu tính. ? Trong tạo biến dị tổ hợp, người ta dã chọn được những giống nào? ? Trong chọn lọc cá thể người ta đã chọn được những giống nào? - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. ? Nêu những thành tựu đã đạt được trong chọn giống nhờ ưu thế lai? ? Những thành tựu đã đạt được nhờ phương pháp tạo giống đa bội thể? - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin, hoạt động cá nhân. - Cá nhân trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung: + Giống lúa, ngô, đậu tương. - HS theo dõi. + Có 4 phương pháp chính, đó là.. 1. Phương pháp gây đột biến nhân tạo. - HS trình bày được các hình thức và lấy được ví dụ về mỗi hình thức. + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để chọn giống mới. Lúa DT10, nếp thơm TK106, Lạc V79 tạo ra bằng cách chiếu xạ X vào lạc bạch sa tinh + Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến Lai dòng đột biến H20 x H30 —› lúa A20 + Chọn giống bằng dòng xôma biến dị hoặc đột biến xoma. 2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. - HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp thực tế, thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được: Lúa DT10 x OM80 —› DT17 + Cà chua P 375 Lúa CR203 Đậu tương AK02 3. Tạo giống ưu thế lai ở F1 - HS hoạt động cá nhân. + Tạo giống ngô lai chịu hạn, chống đỗ, kháng sâu bệnh, năng suất cao. + Tạo giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng đảm bảo. 4. Tạo giống đa bội thể. - Tạo giống dâu 12 có lá dày, nhiều thịt , năng suất cao. Hoạt động 2: Thầnh tựu chọn giống ở vật nuôi - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK . - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: ? Nêu những thành tựu đã đạt được trong chọn giống ở vật nuôi? - GV nhận xét, bổ sung. - HS nghiên cứu thông tin. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: - Tạo giống mới. Lợn ĐB ỉ - 81 và BS ỉ-81 - Cải tạo các giống địa phương Lợn ỉ móng cái - Tạo ưu thế lai. Tạo các giống Bò, Gà.. - Nuôi thích nghi các giống nhập nội. Gà tam hoàng, cá chim trắng - ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống. 4. Củng cố- đánh giá: - 1 HS làm bài tập SGK. ? Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam lầ ở lĩnh vực nào? 5. Dặn dò: - Làm các bài tập SGK. - Các nhóm chuẩn bị: + Nghiên cứu trước bài 38 + Kéo, kẹp, bao ni lông, gim. + Hoa ngô, hoa bầu, bí.
Tài liệu đính kèm: