Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 28 - Y-Nia bya - Tiết 53: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 28 - Y-Nia bya - Tiết 53: Kiểm tra 1 tiết

Kiến thức :

- Tự đánh giá khả năng tìm hiểu môi trường, hệ sinh thái.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Rèn kỹ năng trình bày bài

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 28 - Y-Nia bya - Tiết 53: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 53: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
- Tự đánh giá khả năng tìm hiểu môi trường, hệ sinh thái.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng trình bày bài
3. Thái độ:
-Trung thực, nghiêm túc và cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm.
Học sinh: ôn tập.
III/ TIẾN TÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung bài mới: 
a/ Đặt vấn đề.
Qua thời gian tìm hiểu về môi trường và hệ sinh thái, chúng ta đó tiếp thu được những kiến thức nào và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống như thế nào?
b/ Triển khai bài.
A. Đề bài:
I . TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ( A, B, C, D ) ở câu trả lời đúng nhất
Câu 1/ Phiến lá của cây nơi có nhiều ánh sáng khác với nơi bị che ánh sáng là 
 A. phiến lá to, dày, màu xanh nhạt.
 B. phiến lá nhỏ, mỏng, màu xanh thẩm.
 C. phiến lá nhỏ, dày cứng, màu xanh nhạt, tầng cutin dày.
 D. phiến lá to, dày cứng, màu xanh nhạt tầng cuticun dày.
Câu 2/ Cây xanh thoát hơi nước nhanh và mạnh trong điều kiện nào của môi trường?
 A. Độ ẩm cao, nhiệt độ không khí thấp. 
 B. Độ ẩm thấp, nhiệt độ không khí cao.
 C. Độ ẩm cao, nhiệt độ không khí cao. 
 D. Độ ẩm thấp, nhiệt độ không khí thấp.
Câu 3/ Tại sao nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường?
 A. Có khả năng thay đổi nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường.
 B. Có lớp mỡ dưới da dày.
 C. Có khả năng điều hòa thân nhiệt theo cơ chế phản xạ làm thân nhiệt ổn định.
 D. Có lớp lông dày.
Câu 4/ Động vật sống thành bầy, đàn có lợi gì cho chúng?
 A. Giảm được tỉ lệ sinh sản cho đàn. 
 B. Tăng khả năng chống chịu nhiệt độ.
 C. Tăng số lượng cá thể cho đàn.
 D. Tìm kiếm nhiều thức ăn hơn, phát hiện sớm kẻ thù và tự vệ tốt hơn.
Câu 5/ Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu thuộc mối quan hệ nào?
 A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh.
 C. Quan hệ đối địch. D. Quan hệ kí sinh.
Câu 6/ Động vật nào sau đây kiếm ăn lúc mặt trời mọc?
 A. Khướu. B. Gà cỏ.
 C. Bìm bịp. D. Sếu.
Câu 7/ Trong các nhóm cây sau nhóm cây nào ưa bóng? 
 A. Cây lúa, cây trần không, cậy tiêu
 B. Cây lá lốt, cây trầu không, cậy me đất.
 C. Cây ngô, cây chuối, cậy tiêu.
 D. Cây cải, cây trần không, cậy lá lốt. 
Câu 8/ Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là 
 A. từ 00C - 300C. B. từ 00C - 400C.
 C. Từ 00C - 500C. D. từ 00C - 350C.
II.TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 2: Hãy giải thích vì sao một số loài cây vào mùa đông thường hay rụng hết lá còn mùa xuân thì đâm chồi nảy lộc? ( 1.5 đ )
Cõu 3: Quần thể là gì? Quần xã là gì ? So sánh quần thể và quần xã? ( 2đ )
Câu 4: Cho các loài sinh vật sau: Cây xanh, chim sâu, chim đại bàng, thỏ, chuột, rắn, hổ, sói, nai, sâu, VSV. Hãy lập 5 chuổi thức ăn có từ 4 mắt xích trở lên và một lưới thức ăn? ( 2,5 điểm )
B. Đáp án - thang điểm
I . TRẮC NGHIỆM 
C. phiến lá nhỏ, dày cứng, màu xanh nhạt, tầng cutin dày.
B. Độ ẩm thấp, nhiệt độ không khí cao.
C. Có khả năng điều hòa thân nhiệt theo cơ chế phản xạ làm thân nhiệt ổn định.
D. Tìm kiếm nhiều thức ăn hơn, phát hiện sớm kẻ thù và tự vệ tốt hơn.
A. Quan hệ cộng sinh. 
A. Khướu. 
B. Cây lá lốt, cây trầu không, cậy me đất.
C. Từ 00C - 500C. 
II.TỰ LUẬN 
Câu 1: (1,5)
 - Một số loài cây vào mùa đông thường hay rụng hết lá là do mùa đông nhiệt độ xuống thấp lục lạp bị phá hủy lá không quang hợp được và tránh tiếp xúc với thời tiết giá lạnh.
- còn mùa xuân thì đâm chồi nảy lộc là do thời tiết ấm áp
Câu 2: ( 2 điểm ) 
* Khái niệm:
- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới. 
- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cũng sống trong một không gian xác định. Các cá thể có sự tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một thể thống nhất và tương đối ổn định. 
* So sánh:
- Giống nhau: 
+ Đều sống trong cùng một không gian và thời gian sống
+ Đều chịu tác động của các nhân tố sinh thái của môi trường sống
- Khác nhau: 
Quần thể
Quần xã
Cùng loài
Các cá thể giao phối tự do
Các cá thể có mối quan hệ về nơi ở, thức ăn và sinh sản (Quần tụ và cách li cá thể)
Khác loài
Các cá thể khác loài không thể giao phối với nhau
Các cá thể quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng là chủ yếu.
Câu 3: (2,5 điểm)
Cây xanh
Hổ
Thỏ
Chim 
Vi sinh vật 
Chim đại bàng 
Chuột 
cấy xanh
sói 
Cây xanh
vsv
Nấm 
Thỏ
Cây xanh
Nai 
vsv
Nấm 
Cây xanh
Sâu 
 vsv
vsv
Rắn 
vsv
Nấm 
a. Lập 5 chuổi thức ăn có từ 4 mắt xích trở lên (1,5 điểm)
1.
2.
3.
4.
b. Lưới thức ăn
Cây xanh
Hổ
Chim 
Chim đại bàng 
Chuột 
sói 
Thỏ
Nai 
Sâu 
 vsv
ấm 
Rắn 
IV. Củng cố:
- Đánh giá thái độ làm bài của HS
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành để tiến hành dó ngoại.
.............................................................................................................................................
Tiết 54 THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI (T1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
- Nhận biết được các thành phân của một hệ sinh thái và một chuổi thức ăn.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng thu thập, quan sát vật mẫu và vẽ hỡnh.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
Giỏo viờn: Như SGK
Học sinh: Tìm hiểu môi trường.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung bài mới: 
a/ Đặt vấn đề.
Trong thực tế hệ sinh thái có những nhân tố sinh thái nào? Các nhân tố có mối quan hệ như thế nào với các loài sinh vật ? Các sinh vật trong HST có quan hệ như thế nào với nhau?
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia nhóm, phân công địa điểm cho từng nhóm, kiểm tra dụng cụ, tổ chức cho các nhóm quan sát, tìm hiểu hệ sinh thái theo 2 nội dung.
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan sát môi trường và ghi chép lại các loài sinh vật, các nhân tố vô sinh đó quan sát được và hoàn thành bảng 51.1 - 3.
HS tiến hành quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS xác định các chuổi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.
* Lưu ý: Mỗi chuổi thức ăn phải bao gồm đầy đủ các bậc dinh dưỡng.
Trên cơ sở hình thành các chuổi thức ăn, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4.
1. Hệ sinh thái 
HS quan sát, ghi chép, đếm số lượng các loài sinh vật.
2. Chuổi thức ăn
HS quan sát, ghi chép, thành phần sinh vật của hệ sinh thái đã quan sát
4. Củng cố:
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
- Thống kê, tổng kết lại những gì đã quan sát được.
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dockrt 45phut ( 28).doc