Đề kiểm tra học kì II môn sinh học 9 trường THCS Mỹ Tài

Đề kiểm tra học kì II môn sinh học 9 trường THCS Mỹ Tài

1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:

 A. Tạo ra các cặp gen dị hợp

 B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại

 C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại

 D. Cả 3 ý trên

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn sinh học 9 trường THCS Mỹ Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS MỸ TÀI MÔN : SINH HỌC 9
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1/ Ứng dụng Di truyền học
(9 tiết)
- Nêu được định nghĩa hiện tượng ưu thế lai
- Nêu được các tác nhân gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
- Nêu được phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
Hiểu được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống.
Nêu được thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam
5 câu
25 % = 2,5điểm
3 câu
80% = 
2,0 điểm
1 câu
10% = 0,25điểm
1 câu
10% = 0,25điểm
2/ Sinh vật và môi trường
(6 tiết)
Nhận biết được một số loài thuộc nhóm cây ưa sáng, nhóm động vật hằng nhiệt
- Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái
- Hiểu được khái niệm môi trường
Xác định được mối quan hệ giữa các loài sinh vật
4 câu
20 % = 2,0 điểm
2
25% = 
0,5 điểm
2
25% = 
0,5 điểm
1
50% = 
1,0 điểm
3/ Hệ sinh thái
(6 tiết)
- Hiểu được đặc điểm của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số
- Nêu được các tính chất cơ bản củaquần xã
Nêu được khái niệm lưới thức ăn. Lấy được ví dụ và xây dựng được sơ đồ lưới thức ăn
3 câu
20 % =
2,0điểm
2
25% =
0,5 điểm
1
75% =
1,5 điểm
4/ Con người, dân số và môi trường
(5 tiết)
Nêu được khái niệm Ô nhiễm môi trường. Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường
1 câu
17,5% =
1,75điểm
1 câu
100% =
1,75điểm
5/ Bảo vệ môi trường
(5 tiết)
- Phân biệt và lấy được ví dụ các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
- Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1 câu
17,5% =
1,75điểm
1 câu
100% =
1,75điểm
15 câu
10 điểm
100(%)
5
2,25 
 22,5%
7
4,75 
47,5%
2
1,25
12,5%
1
1,5
15%
PHÒNG GD-ĐT PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS MỸ TÀI MÔN SINH HỌC 9
 ---***--- ----***----
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
I/ Khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: (2,5 điểm)
1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
 A. Tạo ra các cặp gen dị hợp 
 B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
 C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
 D. Cả 3 ý trên
2/ Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là:
 A. Lúa, ngô, đậu tương B. Lúa, khoai, sắn
 C. Lúa, khoai, dưa hấu D. Ngô, khoai, lạc
3/ Các tác nhân vật lí gây đột biến nhân tạo là:
 A. Các tia phóng xạ B. Tia tử ngoại
 C. Sốc nhiệt D. Cả A, B và C
4/ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:
 A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ
 C. Lai kinh tế D. Cả A, B và C
5/ Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là:
 A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn B. Nơi sinh vật cư trú
 C. Nới sinh vật làm tổ D. Nơi sinh vật sinh sống
6/ Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?
 A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Con người và các sinh vật khác
 C. Khí hậu, nước, đất D. Các sinh vật khác và ánh sáng
7/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?
 A. Bạch đàn, lúa, lá lốt B. Trầu không, ngô, lạc
 C. Ớt, phượng, hồ tiêu D. Tre, dừa, thông
8/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
 A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
 C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ
9/ Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:
Đáy tháp rộng
Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao
Tuổi thọ trung bình thấp
Cả A, B và C
10/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
 A. Độ đa dạng B. Độ nhiều
 C. Độ thường gặp D. CẢ A, B và C
II. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1,5 điểm)
 Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai (1). có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu (2)., các tính trạng năng suất (3).. trung bình giữa hai bố và mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ 
 Sự tập trung các gen (4) có lợi ở cơ thể lai F1 là nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
 Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở (5), sau đó (6).. qua các thế hệ.
III. Trong các ví dụ sau, quan hệ giữa các sinh vật thuộc mối quan hệ gì? Điền vào cột B cho phù hợp: (1,0 điểm)
A. Ví dụ
B. Mối quan hệ
1. Tảo với nấm trong địa y
2. Địa y sống trên thân cây gỗ
3. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
4. Hổ và sói cùng sống trong một khu rừng
....
 B. TỰ LUẬN: 
1/ Thế nào là một lưới thức ăn? Cho ví dụ một lưới thức ăn có ít nhất 3 mắt xích chung. (1,5 điểm)
2/ Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. (2,0 điểm)
3/ Nêu điểm khác nhau của các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao? (1,5 điểm)
----------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC KÌ II – SINH HỌC 9
---***---
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
A.I
(2,5)
 1.C 2.A 3.D 4.C 5.D
 6.B 7.D 8.B 9.D 10.A
0,25/câu
A.II
(1,5)
 (1): F1 (2): tốt hơn (3): cao hơn
 (4): trội (5): F1 (6): giảm dần
0,25/từ
A.III
(1,0)
 1. cộng sinh 2. hội sinh 
 3. nửa kí sinh 4. cạnh tranh
0,25/từ
B.1
(1,5)
* Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
0,5
* Ví dụ: Yêu cầu: - Xác định đúng loại thức ăn trong từng mắt xích 
 - Thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng khép kín.
 - Thể hiện ít nhất 3 mắt xích chung
 (Nếu không đảm bảo 1 yêu cầu à trừ 0,5 điểm)
1,0
B.2
(2,0)
* Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
0,5 
* Các tác nhân:
 - Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
 - Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
 - Các chất phóng xạ
 - Các chất thải rắn
 - Các sinh vật gây bệnh
0,75
* Các biện pháp cơ bản:
 - Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
 - Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm
 - Sử dụng năng lượng không sinh ra khí thải như năng lượng gió, năng lượng mặt trời 
 - Trồng nhiều cây xanh
 - Sản xuất lượng thực thực phẩm an toàn
 - Hạn chế tiếng ồn
 - Tăng cường công tác giáo dục vệ sinh môi trường
0,75
B.3
(1,5)
* Các dạng tài nguyên:
 - Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như: than đá, dầu lửa 
 - Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi như: đất, nước, sinh vật
 - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời 
0,75
* Chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau
0,5
* Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
0,25
--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HK II SINH 9.doc