Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 10

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nêu được mục đích và ý nghĩa của của kiến thức phần cơ thể người. Giải thích được mối liên hệ và liên quan đến các môn học khác.

- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.

- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh.

2. Kỉ năng: Rèn kỉ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với SGK.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng chống các bệnh thông thường cho bản thân, bảo vệ môi trường sống xung quang nhà và nơi công cộng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn và bảng phụ.

2. Học sinh: Kẻ bảng bài tập 1

III. Hoạt động dạy học:

 * On định sỉ số: 8A: 8B: 8:C

1. Mở bài: GV ôn lại chương trình sinh học 7 và giới thiệu sơ qua chương trình sinh học 8 để HS có cách nhìn tổng quát về kiến thức.

2. Phát triển bài:

 

doc 26 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn:8/8/10 Bài:1 Tiết:1
Ngày dạy:10/8/10 BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS nêu được mục đích và ý nghĩa của của kiến thức phần cơ thể người. Giải thích được mối liên hệ và liên quan đến các môn học khác.
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật. 
- Nắm được phương pháp học tập đặc thù của môn học cơ thể người và vệ sinh.
2. Kỉ năng: Rèn kỉ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập và làm việc với SGK.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể, phòng chống các bệnh thông thường cho bản thân, bảo vệ môi trường sống xung quang nhà và nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn và bảng phụ.
2. Học sinh: Kẻ bảng bài tập 1
III. Hoạt động dạy học:
 * Oån định sỉ số: 8A:	 8B:	 8:C
1. Mở bài: GV ôn lại chương trình sinh học 7 và giới thiệu sơ qua chương trình sinh học 8 để HS có cách nhìn tổng quát về kiến thức.
2. Phát triển bài:
Hoạt động I: Vị trí của con người trong tự nhiên:
Mục tiêu: HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong sinh vật do cấu tạo hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV ôn lại CTSH 7 và nêu vấn đề.
+ Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học từ thấp đến cao? Ngành ĐV nào có cấu tạo tiến hóa nhất? Hãy nêu 1 số đặc điểm?
- GV yêu cầu báo cáo từng tổ. Thông báo đáp án đúng theo thứ tự, cung cấp kiến thức tiến hóa của bộ khỉ để HS so sánh. GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lệnh SGK
+ Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với ĐV? Từ đó xác định rõ vị trí con người trong giới động vật?
- GV ghi lại kiến thức và yêu cầu HS tự rút ra kết luận. GV nhấn mạnh các đặc điểm chỉ có ở ngưới.
- HS trao đổi theo nhóm và ghi ra giấy để sắp xếp các ngành theo đúng thứ tự từ thấp đến cao.
- Các nhóm đại diện lên trình bày ở bảng và lưu ý thứ tự.
- Nhận xét của các nhóm và toàn lớp.
- HS tự đánh giá kết quả.
- Hoạt động cá nhân, tự nghiên cứu thông tin SGK nắm được đặc điểm cơ thể người và động vật.
- Hoàn chỉnh BT trong SGK, báo cáo, nhận xét của HS và rút ra đặc điểm chỉ có ở người chứ không có ở động vật.
 Đáp án:1,2,3,5,7,8.
- HS rút ra kết luận và nắm rõ các đặc điểm chỉ có ở người từ đó xác định rõ vị trí của con người trong giới ĐV.
 Tiểu kết: Người là ĐV thuộc lớp thú, tiến hoá nhất:
 + Có tiếng nói, chữ viết.
+ Có tư duy trừu tượng.
+Hoạt động có mục đích.
=> làm chủ thiên nhiên.
Hoạt động II: Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
Mục tiêu: - Nêu được mục đích và ý nghĩa của của kiến thức phần cơ thể người.
- Chỉ ra được mối liên quan giữa môn học với bộ môn khoa học khác.
- GV nêu yêu cầu: Đọc thông tin SGK mục 2, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi.
+ Mục đích của kiến thức phần cơ thể người là gì?
+ Ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người là gì?
-> GV yêu cầu HS rút ra mục đích và ý nghĩa phần kiến thức cơ thể người và ghi nhớ kiến thức.
+ Em hãy cho ví dụ và giải thích về mối quan hệ( cơ thể với môi trường) và liên quan giữa bộ môn cơ thể người và vệ sinh với các môn KH khác?
+ Để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh em phải làm những gì?
- GV chốt lại và giáo dục HS phòng chống các bệnh thông thường ( ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh thân thể, bảo vệ môi trường...) thường xuyên tập luyện TDTT.
- HS ng/cứu SGK tr 5, hoạt động theo nhóm nêu lên mục đích và ý nghĩa của môn học.
+ Yêu cầu nêu được: 3 mục đích về kiến thức ( cấu tạo, chức năng) mối quan hệ và liên quan đến các môn học khác và 2 ý nghĩa về bảo vệ cơ thể và tích luỹ kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan.
-> Báo cáo của nhóm và nhận xét của nhóm khác, rút ra kết luận.
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ Vận dụng vào kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời.
- HS tiếp nhận kiến thức và nâng cao ý thức tự bảo vệ cơ thể.
Tiểu kết: - Mục đích: 
+ Cung cấp kiến thức về: Cấu tạo, c/n sinh lí của các cơ quan cơ thể.
+ Mối liên quan giữa cơ thể với môi trường.
+ Liên quan đến KH khác: y học, TT, hội họa, tâm lí giáo dục.
- Ý nghĩa:
+ Biết cách rèn luyện thân thể,phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường.
+ Tích luỹ kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan.
Hoạt động III: Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh.
Mục tiêu: Chỉ ra được phương pháp đặc thù của môn học qua: Mô hình, TN, tranh.
- GV y/c ng/cứu thông tin SGK.
+ Nêu các PP cơ bản để học tập bộ môn?
+ Nêu lên một số ưu điểm của pp đó?
- GV lấy VD liên quan đến chương trình. 
- HS đọc thông tin SGK mục III.
+ Vận dụng các phương tiện đã học ở lớp dưới trả lời: mô hình, thực hành
+ HS trả lời và bổ sung nhau. Rèn luyện KN vận dụng các phương pháp.
Tiểu kết: - Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, mẫu sống để hiểu: hình thái, cấu tạo.
 - Bằng TN: tìm ra chức năng sinh lí cơ quan, hệ cơ quan.
 - Vận dụng kiến thức: giải thích thực tế, vệ sinh, rèn luyện thân thể. 
3. Kết luận chung: 
- HS đọc kết luận SGK trang 7
- GV tóm tắc kiến thức
4. Kiểm tra đánh giá:
 Câu 1: Xác định vị trí con người trong tự nhiên có ý nghĩa gì?
Câu 2: Hãy nêu mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người?
5. Dặn dò:
 - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 7.
 - Kẻ bảng 2 tr 9 vào vở bài tập.
 - Oân lại kiến thức các hệ cơ quan của ĐV thuộc lớp thú đã học ở lớp 7.
Ngày soạn:12/8/10 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 
Ngày dạy:14/8/10 Bài: 2 Tiết: 2 CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - HS nêu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình và chức năng các hệ cơ quan.
- Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và nội tiết thông qua ví dụ cụ thể.
2. Kỉ năng: Quan sát và nhận biết kiến thức qua tranh ảnh,mô hình, tư duy tổng hợp logic về cấu tạo cơ thể người.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh vẽ H 2.1, 2.2 tr 8 SGK, mô hình các cơ quan ở phần thân cơ thể người, bảng phụ H 2- 3 tr 9.
2. Học sinh: Kiến thức các hệ cơ quan đã học ở lớp 7, kẻ bảng 2, H 2-3 tr 9.
III. Hoạt động dạy học:
* Oån định sỉ số: 8A:	 8B:	 8:C
1. Mở bài: - Nêu được mục đích và ý nghĩa của của kiến thức phần cơ thể người?
- Cơ thể người gồm những phần nào? Các cơ quan trong cơ thể tạo nên hệ cơ quan, sự phối hợp hoạt động các cơ quan trong hệ cơ quan diễn ra như thế nào để tạo nên sự thống nhất của cơ thể?
2. Phát triển bài:	Hoạt động I: Cấu tạo
Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể và chức năng của chúng.
1.1. Các phần cơ thể.
- GV cho HS quan sát H 2.1, 2.2 và xem nội dung phần I tr 8, đối chiếu với mô hình.
+ Cơ thể người gồm có mấy phần? Liên hệ ở cơ thể mình.
+ Cơ thể chúng ta được bao bọc bằng cơ quan nào? Chức phận chính của cơ quan này là gì?
+ Dưới da là các cơ quan nào?
+ Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
+ Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực và khoang bụng?
-> Hãy nêu đặc điểm của cơ thể người?
- GV cho HS quan sát lại mô hình, giới thiệu sơ lược cấu tạo các hệ cơ quan trong khoang sọ, khoang ngực và khoang bụng.
- Tổng kết, đáng giá, GD học sinh.
- HS quan sát tranh vẽ ở bảng, mô hình, đọc lệnh tr 8 mục I, trả lời câu hỏi.
+ 3 phần, HS chỉ ở tranh và liên hệ cơ the.å
+ Da, bảo vệ cơ thể 
+ Cơ và xương.
+ Cơ hoành, HS chỉ lên tranh vẽ cơ hoành, chỉ rõ các cơ quan trong khoang ngự và khoang bụng qua mô hình.
+ 1 HS chỉ rõ ở tranh các cơ quan nằm trong khoang ngực và khoang bụng thông qua mô hình.
+ HS rút ra kết luận: cơ thể người có 3 phần ( các cơ quan của từng phần) đầu, thân, chi, cơ hoành, khoang ngực và khoang bụng.
- Xác định đúng vị trí các cơ quan nằm trong các khoang của cơ thể và liên hệ ở bản thân. 
+ Nhận xét của HS và rút ra kết luận.
Tiểu kết : - Các phần của cơ thể người gồm: 3 phần: đầu, thân và chi
 - Cơ hoành ngăn cách khoang ngực ( chứa tim và phổi) với khoang bụng ( chứa ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái và các cơ quan sinh sản).
1.2. Các hệ cơ quan.
- GV thông báo cơ thể chúng ta có nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động tạo nên sự thống nhất của cơ thể.
- GV hướng dẫn thực hiện lệnh bảng 2 và yêu cầu HS hoàn thành theo nhóm.Treo bảng 2 để HS điền kết quả.
- GV ghi ý kiến bổ sung.
+ Gọi HS lên chỉ trên mô hình xác định vị trí của một số cơ quan đồng thời xác định cơ quan này thuộc hệ cơ quan nào?
+ Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào?
+ So sánh các hệ cơ quan của người và thú, em co ùnhận xét gì?
- GV tổng kết lại kiến thức xác định vị trí các cơ quan của từng hệ cơ quan, cụ thể các hệ cơ quan chúng ta sẽ học các bài sau.
- HS tiếp thu kiến thức.
+ HS thực hiện theo nhóm hoàn thành bảng 2 tr 9.
+ Đại diện nhóm lên báo cáo, ghi kết quả, nhóm khác đánh giá và sữa chữa kết quả.
 + 2-3 HS lên chỉ trên mô hình xác định rõ vị trí của các cơ quan và xếp xhu1ng vào hệ cơ quan, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
+ Da, giác quan, hệ sinh dục, hệ nội tiết.
+ Chỉ ra điểm giống và khác nhau.
- HS chi nhớ vị trí các cơ quan trong hệ cơ quan, và rút ra kết luận.
Tiểu kết:
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa
Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải phân.
Hệ h ... i quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu lên được ý nghĩa của cơ.
- Liên hệ được ngành nghề như: diễn viên, thể dục thể hình
2. Kỉ năng: Quan sát kênh hình rút ra kiến thức, thu thập thông tin, giải thích.
3. Thái độ: Giáo dục HS tập luyện TDTT, bảo vệ hệ cơ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Hình 9.1 – 9.4 SGK, búa y tế, ghế đẩu.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước ở nhà về cấu tạo của bắp cơ, mối quan hệ giữa cơ và xương.
III. Hoạt động dạy học: 
 * Oån định sỉ số: 8A:	8B:	8C:
1. Mở bài: Vì sao cơ được gọi là cơ xương? Vì sao cơ được gọi là cơ vân? – GV giới thiệu sơ lược các nhóm cơ.
2. Phát triển bài:
Hoạt động I: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo của một bắp cơ điển hình.
- GV sử dụng H 9.1, giới thiệu các phần bắp cơ, TB cơ, gân cơ bám vào xương.
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức bảng sau:
Cơ quan
Cấu tạo
Bắp cơ
Tế bào cơ
Cơ hai đầu, cơ đầu
- GV hỏi thêm:
+ Tại sao TB cơ có vân ngang?
- GV nhận xét và phân tích giữa 2 tấm Z, lưu ý HS: Có các mạch máu và dây thần kinh xen lẫn với các sợi cơ.
- GV cho HS lên mô tả lại trên tranh vẽ về cấu tạo của một bắp cơ.
- HS quan sát H 9.1, đọc kĩ thông tin và chú thích trên hình hòan thành kiến thức theo 2 HS vào vở bài tập.
+ Màng, bụng cơ, bó cơ
+ Tơ cơ, tơ cơ dày, tơ cơ mảnh.
+ Đầu gần cơ chia hai, chia ba.
- HS rút ra kết luận và tiếp thu kiến thức.
+ Tơ cơ dày-mảnh xen kẽ nhau.
- HS chú ý trên tranh vẽ.
- 1 HS lên mô tả và rút ra kết luận.
Tiểu kết: - Bắp cơ: Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ bọc trong màng liên kết, hai đầu bám vào xương qua khớp, phần giữa bụng cơ.
- Tế bào cơ ( Sợi cơ ): Nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ - Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh
+ Tơ cơ mảnh trơn, tơ cơ dày có mấu lồi sinh chất
+ Đơn vị cấu trúc là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày.
Hoạt động II: Tính chất của cơ
Mục tiêu: HS thấy rõ được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn cơ.
- GV làm TN c/m tính chất co cơ, giới thiệu qua H 9.2, 9.3.
+ H 9.3 mô tả PX đầu gối dựa vào đó em hãy giải thích cơ chế Pxạ của sự co cơ?
- GV gọi 1 HS co cánh tay lại, cả lớp cùng làm, quan sát và trả lời.
+ GV cho HS làm thí nghiệm: Gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? đó?
+ Hãy nêu tính chất của cơ? Khi nào cơ thực hiện được tính chất đó?
- GV phân tích.
+ Khi cơ co, thể tích cơ có thay đổi không?
- GV giới thiệu TN co cơ ếch trong bình nước đầy nhưng mực nước không thay đổi.
+ Tại sao người bị liệt cơ không co được?
+ Khi bị chuột rút ở chân thì bắp cơ cứng lại, đó có phải là sự co cơ không?
- HS quan sát TN đối chiếu với hình vẽ, mô tả cơ chế PX của sự co cơ.
+ Khi bị kích thích- co cơ- dãn cơ.
+ Thực hiện theo y/c của GV
+ Cơ co phình to và ngắn lại do từng TB cơ ngắn lại, hiện tượng tơ cơ mảmh xuyên sâu tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại- TB cơ ngắn lại.
-> HS rút ra kết luận.
+ Không
- HS vận dụng vào kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế.
Tiểu kết: - Tính chất của cơ: co và dãn 
 - Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của thần kinh.
 Hoạt động III: Ý nghĩa của hoạt động co cơ.
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của hoạt động co cơ trong cơ thể.
- GV cho HS quan sát H 9.4.
+ Hoạt động của cơ có những vai trò gì đối với cơ thể?
+ Phân tích sự phối hợp hoạt động co dãn giữa cơ hai đầu( cơ gấp) và cơ ba đầu( cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào?
+ Vậy giữa cơ và xương có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- GV phân tích:
+ Để hệ cơ phát triển bình thường em phải làm gì?
* Em hãy kể ngành nghề có liên quan đến hệ cơ và xương?
- HS quan sát H9.4 liên hệ kiến thức đã học, thảo luận để trả lời.
+ Sự sắp xếp cơ đối kháng cơ này kéo xương về một phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại.
+ HS vận dụng kiến thức để trả lời chĩ rõ các quan hệ co cơ -> xương cử động -> sự vận động.
+ Liên hệ ở bản thân: Aên uống, tập thể dục
- HS kể như: nghề thể dục thể hình, diễn viên
Tiểu kết: - Cơ co giúp xương cử động để cơ thể vận động, di chuyển, lao động.
 - Trong cơ thể luôn có sự hoạt động phối hợp của các nhóm cơ.
3. Kết luận: HS đọc kết luận SGK
 4. Kiểm tra đánh giá: 
Câu 1: 1 HS lên bảng mô tả qua tranh vẽ về cấu tạo của một bắp cơ và nêu tính chất của cơ? Vậy giữa cơ và xương có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 2: Do đâu khi cơ co, TB cơ ngắn lại.
 a. Do các tơ cơ mảng ngắn lại làm đĩa sáng ngắn lại.
 b. Do các tơ cơ dày co ngắn lại- đĩa tối co ngắn. 
c. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ
d. Các tơ cơ mảnh trượt lên các tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại khiến TB cơ co ngắn lại
5. Dặn dò: - Học bài ở nội dung 1,2,3, trả lời câu hỏi 1, 2,3 tr 33
- Oân lại kiến thức về lực ở vật lý, công cơ, kẻ bảng 10 SGK
Ngày soạn:14/9/09 Bài: 10 Tiết: 10
Ngày dạy: 16/9/09 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. Mục tiêu: Qua bài học HS cần đạt được:
1. Kiến thức: - C/m được co cơ sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được lợi ích tập luyện cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức. 
2. Kỉ năng: Thu thập thông tin, phân tích, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện cơ, thường xuyên tập thể dục.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy ghi công của cơ và các loại quả cân.
- HS: Kẻ bảng 10
III. Hoạt động dạy học: 
* Oån định sỉ số: 8A:	8B:	8C:
1. Mở bài: Đặc điểm CT nào của cơ phù hợp với c/n co cơ? Hoạt động của cơ mang lại hiệu quả gì để tăng hoạt động hiệu quả co cơ?
2. Phát triển bài: 
Hoạt động I: Công cơ
Mục tiêu: HS chỉ ra được co cơ sinh ra công- công của cơ sử dụng vào các hoạt động.
- GV y/c học sinh làm bài tập sau: Chọn các từ: Lực kéo, lực hút, lực đẩy, co dãn.
+ Khi cơ tạo ra một lực.
+ Cầu thủ đá bóng tác động một vào quả bóng.
+ Khi kéo gầu nước, tay ta tác động một vào gầu nước.
- Từ bài tập trên hãy nhận xét về sự liên quan giữa cơ lực và co cơ.
+ Vì sao co cơ lại sinh ra công? Công do cơ sinh ra có tác dụng gì?
+ Cách tính công của cơ?
+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ?
- GV hướng dẫn cách tính công.
- HS hoạt động cá nhân, điền các từ đã cho vào ô trống cho phù hợp.
+ 1 HS lên điền, cả lớp nhận xét.
- HS suy nghỉ trao đổi nhau trả lời
+ Hoạt động của cơ- lực = di chuyển vật
+ Cơ co-1 lực – vật – vật di chuyển = công, vận động và lao động.
+ A = F x S
+ Thần kinh, nhịp độ lao động, khối lượng vật.
- HS rút ra kết luận và nâng cao ý thức.
Tiểu kết: - Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển, tức là đã sinh ra công. - Công thức tính công của cơ: A = F x S 
 Trong đó: A: công sản ra, F :lực tác động, S :quảng đường.
- Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của trạng thái TK, nhịp độ LĐ và khối lượng của vật.
Hoạt động II: Sự mỏi cơ.
Mục tiêu: HS chỉ ra nguyên nhân của sự mỏi cơ, từ đó biện pháp rèn luyện, bảo vệ giúp cơ lâu mỏi, bền bỉ.
+ Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa? Nếu bị thì có hiện tượng ntn?
- Để tìm hiểu mỏi cơ GV biểu diễn TN. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 10 tr 34.
+ Qua kết quả trên với khối lượng ntn thì công cơ sản ra lớn nhất?
+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, em có nhận xét gì về biên độ co cơ quá trình TN kéo dài?
+ Khi chạy 1 đoạn đường dài em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
+ Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc qúa sức có thể đặt tên là gì?
- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra Kluận.
+ Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ?
+ Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi?
+ Trong lao động cần có biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng xuất lao động cao?
+ HS nêu ý kiến trong đời sống, lao động, TDTT dẫn đến mỏi cơ.
- Đại diện của nhóm lên điền kết quả, bổ sung của HS.
+ Biên độ co cơ giảm dần
+ Mệt, mỏi cơ.
+ Sự mỏi cơ
- HS đọc thông tin vận dụng trả lời.
+ Chỉ ra được các biện pháp chống mỏi cơ.
Tiểu kết: - Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu, biên độ co cơ giảm ngừng.
- Nguyên nhân: Lượng ôxi cung cấp cho cơ thể thiếu, năng lượng cung cấp ít, sản phẩm tạo ra là axit lắc tic tích tụ đầu độc cơ.
- Biện pháp: Hít thở sâu,xoa bóp cơ, uống nước đường, cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lí.
 Hoạt động III: Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ.
Mục tiêu: HS thấy được vai trò quan trọng của luyện tập cơ và chỉ ra các phương pháp luyện tập phù hợp. 
+ Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?
+ Luyện tập thường xuyên có tác dụng ntn đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
+ Nên có phương pháp luyện tập
- HS thảo luận theo nhóm ở các câu hỏi
- Báo cáo của nhóm, nhận xét cụa nhóm khác và rút ra kết luận:
+ Thần kinh
+ Thể tích của cơ
+ Lực cơ
+ Khả năng dẻo dai, bền bỉ: làm việc lâu mỏi.
Tiểu kết: - Tăng thể tích cơ ( Cơ phát triển ) - Tăng lực co cơ – hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa có hiệu quả cao- tinh thần sảng khoái- lao động cho năng xuất cao.
 - Rèn luyện: thường xuyên, bền bỉ, vừa sức
3. Kết luận: - HS đọc kết luận SGK. GV tóm tắc kiến thức.
4. Kiểm tra đánh giá: - Công của cơ là gì? 
- Nguyên nhân mỏi cơ và các biện pháp khắc phục.
- Luyện tập TDTT thường xuyên, vừa sức có tác dụng gì?
5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi 4 tr36
 - Tổ chức trò chơi: Thi kéo tay, vật tay. Đọc mục “ Em có biết “
 - Oân lại kiến thức bộ xương thú đã học ở lớp 7, kẻ bảng 11 tr 38.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 - soan theo chuan va huong nghiep.doc