Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 44 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 44 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

. Kiến thức:

- Học sinh nêu được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lí vàtập tính của sinh vật.

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy lô gic và khái quát hoá kiến thức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4840Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 44 - Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 44 
	Ngày soạn: / /2007. Ngày dạy: / /2007.
bài 42 : ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái giải phẫu sinh lí vàtập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tư duy lô gic và khái quát hoá kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và trực quan vấn đáp.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo
* Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 +Tranh hình 42.1: Tính hướng sáng của cây trồng trong chậu, để bên cửa sổ.
 +Tranh hình 42.2: Rừng thông. 
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 124 - 125.
 + Sưu tầm một sốthực vật thể hiện tính hướng sáng.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:
Sĩ số lớp: 9A: 9C:
 9B: 9D:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- chuột cống sống trong rừng nhiệt đới chịu tác động của các nhân tố sau:
+mức ngập nước
+kiến.
 +độ dốc của đất.
 +nhiệt độ không khí. 
+ánh sáng.
+độ ẩm.
+rắn hổ mang.
 +cây gỗ. 
+gió,
 +thảm khô.
+sâu ăn lá>
+độ tơi xốp.
+lượng mưa. 
 Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái?
3.Bài mới:
Hoạt động 1.
- Mục tiêu: 
 + Chỉ ra những ảnh hưởng của ánh sáng lên hình thái, sinh lí và tập tính của thực vật.
 + Phân biệt được nhóm cây ưa bóng và nhóm cây ưa sáng.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
->GV nêu vấn đề ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào?
 ->Y/c quan sát mẫu sưu tầm được: lá lốt và lá lúa? ->trả lời câu hỏi.
? vậy sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá trên nói lên điều gì?
->Trong thực tế: nhiều cây mọc dưới tán rừng
?Vậy người ta phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng như thế nào?
?Em hãy kể tên cây ưa sáng và cây ưa bóng?
?Trong nông nghiệp người ta ứng dụng điều này vào sản suất như thế nào? Có ý nghĩa gì?
->GV khái quát kiến thức.
->HS trao đổi nhóm và xử lí , hoàn thiện bảng 42.1 -> Gọi đại diện nhóm lên, hoàn thành bảng, nêu được:
- ánh sáng đã ảnh hưởng tới quang hợp.
- Lá lốt: Xếp ngang để nhận nhiều ánh sáng.
- Lá lúa: Xếp nghiêng và thẳng để ánh sáng chiếu thẳng góc.
->Giúp thực vật thích nghi với môi trường sống.
- Lấy được ví dụ về cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất.
- Ví dụ: trồng đỗ dưới tán cây ngô.
I. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
- ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như: quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.
- Cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng.
Ví dụ: Cây lúa.
- Cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, như sống dưới tán các cây khác.
Ví dụ: Cây lá lốt, củ gừng 
Hoạt động 2.
ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của động vật.
- Mục tiêu:
 + HS chỉ ra được ánh sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sống, sinh sản và tập tính của động vật.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
->GV yêu cầu HS đọc , nghiên cứu thí nghiệm và thực hiện ẹSGK trang 123:
? Vậy ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
-> GV đánh giá sự hoạt động của học sinh.
?Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập tối, ban đêm, sáng sớm, ban ngày?
? Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào?
->GV thông báo thêm:
- Gà đẻ trứng ban ngày.
- Vịt đẻ trứng vào ban đêm.
- Mùa xuân nếu nhiều ánh sáng, cá chép đẻ trứng sớm hơn.
? Vậy ánh sáng có ảnh hưởng gì tới động vật?
? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng xuất?
->HS nghiên cứu thí nghiệm, thảo luận nhóm theo ẹ và chọn phương án đúng: Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
->HS tiếp tục trao đổi để tìm ra ví dụ phù hợp như
- Loài ăn đêm: ở trong hang tối
- Nơi ở bao giờ cũng phù hợp với tập tính kiếm ăn. 
-> Phần liên hệ: HS có thể nêu được.
- chiếu sáng để cho cá đẻ.
- Tạo ngày nhân tạo để gà đẻ nhiều trứng.
II. ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
- ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng, di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản.
- Nhóm động vật ưa sáng gồm: Những động vật hoạt động chủ yếu về ban đêm và sống trong hang, hốc đất
-> Kết luận SGK trang 124. 
V. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
? Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng?
? Hãy sắp xấp các cây sau vào nhóm các cây ưa bóng và cây ưa sáng cho phù hợp: cây bàng,ổi, ngải cứu, thài lài, phong lan, dấp cá, táo
VI. Dặn dò và hướng dẫn học bài:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 124 - 125.
- Đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị bài: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
VII. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthoat44.doc