Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 45 - Bài 43:Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 45 - Bài 43:Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

. Kiến thức:

- Học sinh nêu được những ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.

 2. Kĩ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 45 - Bài 43:Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 45 
	Ngày soạn: / /2007. Ngày dạy: / /2007.
bài 43 : ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được những ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận .
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hỏi đáp.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo
* Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
 +Tranh hình 43.1: Lớp bần ở thân cây.
 +Tranh hình 43.2: Gấu ngựa ở Việt Nam và gấu trắng ở Bắc cực.
 + Tranh hình 43.3. Cây sống trên vùng khô cạn.
 + Bảng phụ. 
 - Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 129.
 + Sưu tầm một số thực vật do ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:
Sĩ số lớp: 9A: 9C:
 9B: 9D:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? cho ví dụ?
- ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động 1.
Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
- Mục tiêu: 
+ HS phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của động vật, thực vật.
+ Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới tập tính của sinh vật.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
->GV yêu cầu HS đọc 3 dòng š phần I, nêu câu hỏi:
? Sinh vật sống được ở nhiệt độ nào?
 ->Y/c quan sát hình 43.1 – 43.2 và ảnh sưu tầm, trả lời câu hỏi sau:
? Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể như thế nào?
->GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
-> Đọc tiếp š ở ví dụ 3 SGK trang 127 và thực hiện ẹ:
?ẹ1: Phân biệt sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt?
?ẹ2: Hoàn thành bảng 43.1.
?Vậy nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào?
->GV mở rộng: nhiệt độ môi trường thay đổi -> sinh vật phát sinh ra những biến đổi để thích nghi và hình thành những tập tính.
->Đọc  SGK theo yêu cầu của GV, quan sát hình 43.1; 43.2 và tranh ảnh sưu tầm. Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và nêu được:
+Phạm vi nhiệt độ sinh vật sống được là 00C đến 500C.
+Nhiệt độ ảnh hưởng tới:quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
->Học sinh nghiên cứu  SGK trang 127 trả lời:
+Động vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+Động vật biến nhiệt: phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 
->Đại diện nhóm hoàn thành bảng 43.1.
->Nhóm khác bổ xung.
I. ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật:
-Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.
-Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ từ 00C đến 500C.
-Hình thái nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
Bảng 43.1 ( dự kiến ) Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
1. Sinh vật biến nhiệt
-Vi khuẩn cố định đạm.
- Cây lúa nước.
- ếch.
- Rắn
- Rễ cây họ đậu.
- Ruộng lúa.
- Hồ, ao, ruộng lúa.
- Hang, cánh đồng
2. Sinh vật hằng nhiệt
- Chim.
- Chó, mèo
- Tổ ở ngoài vườn, hốc cây.
- Vật nuôi trong nhà.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Mục tiêu:
 + HS phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống động vật và thực vật.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
->GV yêu cầu HS đọc  phần II, SGK trang 128 và thực hiện ẹ hoàn thành bảng SGK trang 129.
->GV gọi các nhóm lên hoàn thành bảng, GV đưa ra câu hỏi:
? Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?
? Như vậy: Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào?
*Liên hệ:? Trong sản xuất người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
->HS thảo luận nhóm, thu thập œ và hoàn thành bảng 43.2. 
-> Đại diện nhóm lên bảng hoàn thiện bảng, các nhóm khác bổ xung.
-> Yêu cầu HS nêu được:
- ảnh hưởng tới hình thái: Phiến lá, mô dậu, biểu bì
- ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển.
- ảnh hưởng tới thoát hơi nước, giữ nước.
-> Liên hệ: 
/ Cung cấp điều kiện sống.
/ Đảm bảo đúng thời vụ.
/ Chọn những nhóm cây trồng phù hợp.
II. ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
- Hình thành các nhóm sinh vật:
/ Thực vật -> ưa ẩm, nhóm chịu hạn.
/ Động vật: Nhóm ưa ẩm, nhóm ưa khô.
-> Kết luận SGK trang 129. 
Bảng 43.2: Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường.
Các nhóm sinh vật.
Tên sinh vật.
Nơi sống.
1. Thực vật ưa ẩm.
2. Thực vật chịu hạn.
3. Động vật ưa ẩm.
4. . Động vật ưa khô
- Cây dáy.
- Cây thông.
- Giun đất.
- Lạc đà
- Dưới tán rừng.
- Trên đồi.
- Trong đất.
- Sa mạc
V. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
? trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vâtỵ thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường.
VI. Dặn dò và hướng dẫn học bài:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 129.
- Đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị bài: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
- Kẻ bảng 44 SGK trang 132 vào vở. 
VII. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthu t45.doc