- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
- Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, tổng hợp kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
Tiết : 46 Ngày soạn : .. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I. MỤC TIÊU : - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. - Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật. - Rèn kĩ năng quan sát tranh, tổng hợp kiến thức. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật. II. CHUẨN BỊ - Tranh H 44.1 3 SGK. - Bảng phụ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 1. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? 2. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn. 3. Tiến trình bài giảng Vào bài: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Quan hệ cùng loài - GV yêu cầu: Hãy chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài. - Trả lời câu hỏi + Khi có gió bão thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ? + Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì? - GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả. - GV yêu cầu: Làm bài tập SGK trang 131. Chọn câu trả lời đúng và giải thích. - GV nhận xét và nêu câu hỏi khái quát: Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ đó có ý nghĩa gì? → Kết luận: Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Trong 1 nhóm có những mối quan hệ: + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn. + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn. * Liên hệ: Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì? II. Quan hệ khác loài - GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quỳ, địa ý, cây nắp ấm đang bắt mồi. Yêu cầu: Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh. - GV đánh giá → hỏi thêm: Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết. - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 44 và làm bài tập SGK trang 132. - GV nhận xét → kết luận. Nội dung bảng 44 SGK trang 132 - HS trao đổi nhóm. + Chọn đúng tranh, quan sát → thống nhất ý kiến. + Gió bão cây sống thành nhóm ít bị đỗ gãy hơn sống lẻ. + Động vật sống bầy đàn bảo vệ được nhau. - Đại diện nhóm trình bày → nhóm khác bổ sung. - HS tiếp tục trao đổi nhóm thống nhất lựa chọn → nhóm khác nhận xét. Yêu cầu : câu 3 - HS nêu được 2 mối quan hệ + Hỗ trợ. + Cạnh tranh. → Từ đó rút ra kết luận, hoàn chỉnh nội dung vào vở ghi. - HS nêu được: Nuôi vịt đàn, lợn đàn để tranh nhau ăn và sẽ nhanh lớn. - HS quan sát tranh. - Huy động vốn kiến thức thực tế. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến → nêu được: + Động vật ăn thịt, con mồi. + Hỗ trợ nhau cùng sống. - HS có thể kể thêm: Kí sinh giữa giun và người, bọ chét ở trâu bò. - HS dựa vào kiến thức để lựa chọn → HS khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi, lắng nghe. - HS có thể trả lời. Dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa. 4. Củng cố 1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? 2. Hãy cho ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài. 5. Dặn dò - Học bài và làm bài tập. - Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: