Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2. Kỹ năng:
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
Ngày soạn: ......./..... /. Chương II: HỆ SINH THÁI Tiết 48 Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài. 2. Kỹ năng: -Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích bộ môn B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp C. Phương pháp giảng dạy: + Hoạt động nhóm + Quan sát - Tái hiện D. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và ví dụ thực tế có liên quan đến bài học 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) Bài tập1,2 sgk trang 129 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Trong tự nhiên tồn tại các hệ sinh thái, các hệ sinh thái khác nhau luôn có sự đặc trưng về quần thể sinh vật, quần xã sinh vật,... Vậy, QTSV là gì? Nó có những đặc trưng cơ bản nào? b, Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể sinh vật: Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, tóm tắt khái niệm quần thể. Hs: Tóm tắt, bổ sung cho nhau. Gv: Nhấn mạnh các yếu tố chính hình thành quần thể. -Cùng loài -Cùng sống trong một không gian, thời gian -Có khả năng sinh sản Hs: Lắng nghe, ghi nh I. Quần thể sinh vật: -Khái niệm: Quần thể là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. Vd: -Quần thể cá rô phi trong ao cá -Quần thể cỏ chỉ Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và tóm tắt nội dung Hs: Đọc thông tin, tóm tắt các ý chính. Gv: Chốt nội dung chính. Hs: Chắt lọc nội dung ghi nhớ Gv: Sinh vật nói chung được chia thành mấy nhóm tuổi, đặc điểm của từng nhóm tuổi? Hs: Tham khảo thông tin sgk để trả lời. Gv: Chuẩn hóa nội dung kiến thức. Hs: Lắng nghe, ghi chép Gv: Thế nào là mật độ quần thể? Hs: Tóm tắt thông tin sgk để trả lời, bổ sung cho nhau Gv: Chuẩn hóa nội dung cần ghi nhớ Hs: Lắng nghe, ghi chép II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: 1.Tỉ lệ giới tính: -Tỉ lệ đực, cái: Đa số tỉ lệ đực cái là 50:50(1:1), tỉ lệ này thay đổi theo độ tuổi, tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa đực và cái. 2.Thành phần nhóm tuổi: -Nhóm tuổi trước sinh sản: Làm quần thể tăng khối lượng và kích thước -Nhóm tuổi sinh sản: Quyết định mức sinh sản của quần thể 3.Mật độ quần thể: Là khối lượng, số lợng cá thể trong một đơn vị diện tích Hoạt động 3: Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật Gv: Yêu cầu học sinh tiếp tục tóm tắt sgk, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi Hs: Thảo luận nhóm, đưa ra kết quả thảo luận Gv: Dựa vào kết quả thảo luận để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: Lắng nghe, chắt lọc thông tin để ghi chép III.Ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật: -Điều kiện môi trường ảnh hưởng lớn đến số lượng cá thể trong quần thể -Sinh vật tăng quá nhiều củng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường 4. Củng cố: (5’) Đọc phần tóm tắt sgk Làm bài tập 2 sgk 5. Dặn dò: (2’) Học phần tóm tắt sgk, làm bài tập 3sgk Kẻ trước khung 48.1 và 48.2 sgk vào vở bài tập.
Tài liệu đính kèm: