Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh diễn đạt được khái niêm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật và lấy ví dụ minh họa.
- Học sinhchỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của quần thể.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng khái quát hoá, kĩ năng vân dụng.
Ngày soạn : 27/ 2/ 2010. Ngày dạy : 2/ 3/ 2010. Tiết: 49 Chương II. Hệ sinh thái Bài 47: Quần thể sinh vật I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Học sinh diễn đạt được khái niêm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật và lấy ví dụ minh họa. - Học sinh chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của quần thể. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng khái quát hoá, kĩ năng vân dụng. - Kĩ năng phát triển tư duy lô gic và hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + Tranh vẽ về quần thể thực vật động vật. + Bảng phụ - Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 142. III. Phương pháp : Đàm thoại, HĐN IV.Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: 5’ Gọi 1-2 em lên chấm bài thực hành phần thu hoạch. * Khởi động: GV cho HS quan sát ảnh: Đồi chè, rừng cao su-> Đây là 2 quần thể sinh vật. Vậy tại sao chúng được gọi là quần thể? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. 12’ Thế nào là một quần thể sinh vật. - Mục tiêu: + Diễn được khái niệm quần thể. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết quần thể. - Tiến hành: HĐNB Hoạt động của thầy & trò. ->Cho HS quan sát tranh về đàn bò, bụi tre, đồng lúavà thông báo chúng được gọi là quần thể. -> YC học sinh hoàn thành bảng 47.1 SGK trang 139, thời gian 2 phút. ? Gọi HS kể thêm một số quần thể khác? ? Vậy quần thể là gì? -> GV mở rộng: - Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là một quần thể không? Tại sao? Nội dung. I. Thế nào là một quần thể: - Quần thể sinh vật: Học theo 3 dòng phần kết luận SGK trang 142. - Ví dụ: Rừng cọ, đồi trè Như vậy: Để nhận biết một quần thể sinh vật, cần có những dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong. Hoạt động 2. 15’ Những đặc trưng cơ bản của quần thể. - Mục tiêu: + Học sinh chỉ ra được ba đặc trưng cơ bản của quần thể. ý nghĩa thực tiễn từ những đặc trưng của quần thể. -Tiến hành: HĐCN ->Yêu cầu HS đọc phần II. ->GV giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể? ? Tỉ lệ giới tính là gì? ? Tỉ lệ này có ý nghĩa gì? ? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào? ->GV bổ xung: ở gà số lượng con đực thường ít hơn con cái nhiều? ĐVĐ: ? So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần ở hình 47 SGK trang 141. ? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? ? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? ? Mật độ là gì? ? Mật độ có liên quan tơí yếu tố nào trong quần thể? ->Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp, cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp? ? Trong các đặc trưng trên, thì đặc trưng nào là cơ bản? Vì sao? II.Những đặc trưng cơ bản của quần thể: 1. Tỉ lệ giới tính: - Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái. - tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quă sinh sản. 2. Thành phần nhóm tuổi: Học theo bảng 47.2 SGK trang 140. 3. Mật độ quần thể: - Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích. - Ví dụ:Mật độ rau cải 40 cây/ m2. - Mật độ quần thể phụ thuộc vào: / Chu kì sống của sinh vật. / Nguồn thức ăn của quần thể. / Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội Hoạt động 3. 8’ ảnh hưởng của của môi trường tới quần thể sinh vật. - Mục tiêu: + Học sinh chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường tới số lượng cả thể trong quần thể. - Tiến trình: HĐNB ->Yêu cầu HS đọc phần III và trả lời theo ẹ SGK trang 141. ? Vậy các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể? ->Liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào? III. ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật: - Môi trường( Nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. - Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng. 4. Củng cố - đánh giá: 5’ Câu 1: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh, các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau? Câu 2: Bài tập trắc nghiệm: Hãy xác định tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần thể, tập hợp nào không phải là quần thể? 1. Các cá thể loài tôm sống trong hồ. 5.Các con chó nuôi trong nhà. 2.Bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi.6.Các cây lúa trên cánh đồng lúa. 3.Các con voi sống trong vườn bách thú. 7.Các con chó sống trong một khu rừng. 4.Con chim nuôi trong vườn bách thú. 8.Các giò phong lan. Đáp án: +Tập hợp sinh vật là quần thể: 1, 2, 6, 7. + Tập hợp sinh vật không phải là quần thể: 3, 4, 5, 8. 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 142. - Tìm hiểu vấn đề độ tuổi, dân số, kinh tế giao thông, nhà ở - Chuẩn bị bài: Quần thể người. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: