1 Mục tiêu:
a. Kiến thức
- HS biết được khái niệm quần xã, phân biệt được quần xã với quần thể.
- Biết được những dấu hiệu điển hình của 1 quần xã, quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã.
b. Kỹ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
2 Chuẩn bị:
a. GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 49 SGK /147
b. HS: đọc bài, dự đoán trả lời câu hỏi, ôn kiến thức về quần thể.
3 Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
4 Tiến trình:
Tiết:51 Ngày dạy: ▼ QUẦN XÃ SINH VẬT Mục tiêu: Kiến thức HS biết được khái niệm quần xã, phân biệt được quần xã với quần thể. Biết được những dấu hiệu điển hình của 1 quần xã, quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. Kỹ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 49 SGK /147 HS: đọc bài, dự đoán trả lời câu hỏi, ôn kiến thức về quần thể. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Tiến trình: Ổn định:KTSS. VS KTBC: Nêu sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác. Do đâu có sự khác nhau đó? (10 đ) Quần thể người có những đặc trưng kinh tế – xã hội mà quầm thể sinh vật khác không có đó là pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá. ( 5 đ) Sự khác nhau đó là do con ngưòi có lao động và tư duy, nên có khả năng tự đìe chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể đồng thời cải tạo thiên nhiên. ( 5 đ) Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu thế nào là 1 quần xã sinh vật. MT: Biết được khái niệm quần xã SV, phân biệt được quần xã với quần thể. GV cho HS quan sát hình 49.1, 49.2 SGK /147, đọc thông tin SGK. Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã khác quần thể ở những điểm cơ bản nào? (quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài, quần xã gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau) GV: Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, chủ yếu thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể. Quan hệ giữa các quần thể trong quần xã là mối quan hệ sinh thái khác loài. Yếu tó nào tạo ra sự gắn bó mật tiết giữa các quần thể trong quần xã, nhờ đó mà quần xã có cấu trúc tương đối ổn định? (là mối quan hệ sinh thái khác loài biểu hiện quan hệ hổ trợ, quan hẹ đối địch). HĐ2: Tìm hiểu những dấu hiệu đặc trưng của 1 quần xã. MT: Biết được những dấu hiệu đặc trưng của 1 quần xã. GV cho HS tham khảo SGK, thảo luận nhóm 5 phút trả lời câu hỏi. Những dấu hiệu đặc trưng của 1 quần xã là gì? HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, GV sửa chữa bổ sung => kết quả đúng. GV chốt lai kiến thức. GV: Độ đa dạng và độ nhiều khac nhau căn bản ở điểm nào? ( độ đa dang nói về số lương loài trong quần xã, đọ nhiều nói về số lượng cá thể trong mỗi loài). GV: Đôï nhiều thực chất là mật độ cá thể của từng loài trong quần xã, được biểu hiện là chỉ số giữa số lượng cá thể của từng loài trên 1 đơn vị diện tích trong quần xã. Độ nhiều thay đổi theo thời gian ( mùa, năm hay đột xuất). GV: Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cở lớn hoặc hoạt động của loài đó có tác động lớn tới các loài khác và tới môi trường. Trong số các loài chiếm ưu thế có 1 loài tiêu biểu nhất cho quần xã đó là loài đặc trưng, loài này chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. HĐ3: Tìm hiểu về quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. MT:Biết được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần thể. GV: yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK, quan sát hình 49.3 SGK. Các nhân tố nào ảnh hưởng tới quần xã? Nêu vd về sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể do ảnh hưởng của ngoại cảnh (hình 49.3)? Ngoài vd SGK hãy nêu thêm 1 vd về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của 1 quần thể trong quần xã? Khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã? ( khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xẫ luôn được không chấ ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường). I. Thế nào là 1 quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. II. Những dấu hiệu đặc trưng của 1 quần xã. * Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. Số lượng các loà sinh vật: Độ đạng: Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Độ nhiều: Là mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. Độ thường gặp: Tỉ số % số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát. Thành phần các loài sinh vật Loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Loài đặc trưng: là loài này chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. III.Quan hệ giữa ngôại cảnh và quần xã: Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thưy đổi. Vd: SGK. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Củng cố và luyện tập : Câu 1 SGK /149 (QXSV là tập hợp nhiều QTSV thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Khác nhau: QTSV: Gồm nhiều cá thể cùng loài, mối quan hệ giữa các cá thể trong QTSV là mối quan hệ cùng loài về mặt dinh dưỡng, nơi ơ,û sinh sản; QXSV: gồm nhiều QT thuộc các loài khác nhau, có mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã là mối quan hệ sinh thái khác loài). Câu 3 SGK /149: (II) Câu 4 SGK /149 (số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Vd: Trong QX truông cayy bụi cỏ: ong lấy phấn hoa, bướm hút mật và thụ phấn cho những cây thích, 1 số sâu bọ ăn thực vật bị bọ ngựa, bọ rùa, chuồn chuồn săn bắt ssau ăn thịt, nhưng chúng là mồi của ếch nhái, thằn lằn, chim ăn sâu bọ (sẻ), xác của thực vật, ĐV được vi khuẩn phân huỷ -> mùn cung cấp cho cây). Hướng dẫn HS tự học ở nhà Học bài, làm bài tập VBT /149. Chuẩn bị: Đọc bài hệ sinh thái SGK /150, dự đoán trả lời vác câu hỏi ▼ SGK Rút kinh nghiệm: Tiết:52 Ngày dạy: HỆ SINH THÁI Mục tiêu: Kiến thức Nêu được thế nào là 1 hện sinh thái. Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. Kỹ năng: Quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ 1 lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng. HS: đọc bài, dự đoán trả lời câu hỏi ▼ SGK Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Tiến trình: Ổn định:KTSS. VS KTBC: Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Cho vd. Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào? Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Vd: rừng ngập mặn ven biển, quần xã rừng mưa nhiệt đới. Khác nhau: QTSV: Gồm nhiều cá thể cùng loài, mối quan hệ giữa các cá thể trong QTSV là mối quan hệ cùng loài. QXSV: gồm nhiều QT thuộc các loài khác nhau, có mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã là mối quan hệ sinh thái khác loài. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: Tìm hiểu thế nào là một hệ sinh thái. MT: Biết được khái niệm hệ sinh thái. GV cho HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 50.1 SGK . Thế nào là 1 hệ sinh thái? Trong hệ sinh thái các sinh vật có quan hệ như thế nào? GV cho HS tham khảo VD SGK, thấy được mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái. Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng (đất đá, lá rụng, mùn hữu cơ , thành phần hữu sinh: Cây cỏ, cây gỗ, hươu, hổ, chuột, rắn, bọ ngựa ). Lá và cành cây mục là thức ăn của sinh vật nào? (vi khuẩn, giun đất, nấm ) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật ? ( cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hoà khí hậu cho ĐV sinh sống). Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật? (ăn thực vật, góp phần thụ phấn phát tán TV, tạo phân bón cho TV). Nếu rừng bị cháy thì điều gì sẽ xảy ra đối vối đông vật? (đv mất nơi ở, nguồn thức ăn, nguồn nươc, khí hậu khô cạn , đv sẽ chết). GV: Trên hình 50.1 đã thể hiện 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh. Vậy hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào? GV: SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân giải là nhân tố hữu sinh. Hãy kể tên hệ sinh thái mà em biết? ( rừng quốc gia Cúc Phương, rừng ngập mặn,hệ sinh thái biển). Ơû quê ta có những hệ sinh thái nào? (hệ sinh thái rừng ở Tân Biên, Tân Châu, hệ sinh thái đồng ruộng hoặc 1 conn sông ). GV: Phạm vi của 1 hệ sinh thái to, nhỏ rất khác nhau nhưng phải có đầy đủ các thành phần cơ bản của hệ sinh thái là thành phần vô sinh và hữu sinh. GV: Hẹ sinh thái đồng ruộng ở tỉnh ta trồng cao su, mía, lúa nước đây là hệ sinh thái nông nghiệp do đó chúng ta phải bảo vệ bừng cách duy trì các hệ sinh thái VN cải tạo hệ sinh thái để đạt năng xuất và hiệu quả cao, đối với hệ sinh thái rừng thì phải bảo vệ rừng, không chạt phá rừng bừa bãi. HĐ2: Tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn MT: Phân biệt được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. GV cho HS quan sát hình 52 (khi quan sát chú ý chiều mũi tên). Thảo luận nhóm3phút thực hiện lệnh▼1SGK /152 HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, GV sửa chữa bổ sung => kết quả đúng. Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? GV cho HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 50.2 cho biết sâu ăn lá cây có thể tham gia vào chuỗi thức ăn nào? (GV lưu ý HS trong tự nhiên 1 loài SV không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn). Sâu ăn lá cây có thể tham gia vào các chuỗi thức ăn sau: Cây gỗ -> sâu ăn lá -> bọ ngựa. Cây gỗ -> sâu ăn lá -> chuột. Cây gỗ -> sâu ăn lá -> cầy. Cây cỏ -> sâu ăn lá -> bọ ngựa. Cây cỏ -> sâu ăn lá -> chuột. Cây cỏ -> sâu ăn lá -> cầy. Hãy sắp xếp các SV theo từng t ... c bộ phận của tế bào, các hoạt động sống của tế bào, điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 65.3. GV sửa chữa => kết quả đúng. Thành tế bào có chức năng gì? Màng tế bào có chức năng gì? Ti thể có chức năng gì? Lạp thể có chức năng gì? Ribôxôm có chức năng gì? Không bào có chức năng gì? Nhân tế bào có chức năng gì? GV cho HS báo cáo nội dung bảng 65.4. GV sửa chữa => kết quả đúng. Quang hợp, hô hấp và tổng hợp protein có chức năng gì? GV: Trao đổi chất qua màng tế bào, bảo đảm sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của tế bào. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 65.5. GV sửa chữa => kết quả đúng. Quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào nguyên phân và giảm phân khác nhau như thế nào? III. Sinh học cơ thể. Cây có hoa Rễ: hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. Thân vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây. Lá thu nhận ánh sáng để quang hợp, tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước. Hoa thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Quả bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt. Hạt nảy mầm -> cây con, duy trì và phát triển nòi giống. Cơ thể người Vận động:nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể. Tuần hoàn:vận chuyển chất dinh dưỡng, õi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết. Hô hấp:thực hiện sự trao đổi khí với môi trường ngoài: nhận oxi và thải khí cacbonic. Tiêu hoá:pân giải các chất hữ cơ phức tạp thành các chất đơn giản. Bài tiết: thải ra ngoài những chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể. Da:cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Thần kinh và giác quan:điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, đamr bảo cho cơ thể là 1 thể thống nhất toàn ven. Tuyến nội tiết:điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thẻ, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch. Sinh sản: sinh con, duy trì và phát triển nòi giống. IV. Sinh học tế bào Cấu trúc tế bào Thành tế bào:bảo vệ tế bào. Màng tế bào: trao đổi chất giữa trông và ngoài tế bào. Ti thể: thực hiện sự chuyển hoá năng lượng của tế bào. Lạp thể: tổng hợp các chất hữu cơ Ribôxôm: tổnghợp protein. Không bào: chứa dịch tế bào. Nhân:chứa vật chất di truyền (NST), điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Hoạt động sống của tế bào Quang hợp: tổng hợp chất hữu cơ. Hô hấp: phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. Tổng hợp protein: tạo protein cung cấp cho tế bào. Phân bào Nguyên phân: (bảng 9.2 SGK /29) Giảm phân: (bảng 10 SGK /32) Củng cố và luyện tập : GV chốtt lại những kiến thức cơ bản. Hướng dẫn HS tự học ở nhà Học ôn kiến thức về cơ chế của hiện tượng di truyền, các qui luật di truyền, các loại biến dị, đột biến, đặc điểm của quần thể, quần xã. Rút kinh nghiệm: Tiết:70 Ngày dạy: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (tt) Mục tiêu: Kiến thức Hệ thống hoá các kiến thức sinh học cơ bản về di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường. Kỹ năng: so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 66.1 -> 66.5 SGK HS: điền sẵn nội dung vào các bảng 66.1 -> 66.5 SGK. Phương pháp: Vấn đáp. Tiến trình: Ổn định:KTSS. VS KTBC: Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: hệ thống hoá các kiến thức về di truyền và biến dị. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 66.1. GV sửa chữa => kết quả đúng. Cơ sơ vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử và tế bào là gì? Nêu cơ chế và hiện tượng của từng cấp độ? GV cho HS báo cáo nội dung bảng 66.2. GV sửa chữa => kết quả đúng. Qui luật phân li có nội như thế nào? Giải thích? GV: Kết quả của lai 1 cặp tính trạng là F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1. Giải thích vì sao có được kết quả trên? (do sự phân li và tổ hợp của các cặp gen tương ứng). Ý nghĩa: xác định tính trạng trội. Quy luật phân li độc lập có nội dung như thế nào? GV: kết quả của lai 2 cặp tính trạng: F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành. Ý nghĩa: tạo biến dị tổ hợp. Di truyền giới tính có nội dung như thế nào? Giải thích: do sự phân li và tổ hợp của các NST giới tính. Ý nghĩa:điều khiển tỉ lệ đực cái trong lĩnh vực chăn nuôi. Di truyền liên kết có nội dung như thế nào? Giải thích:do các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào. Ý nghĩaTạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 66.3. GV sửa chữa => kết quả đúng. Thế nào là biến dị tổ hợp? Nguyên nhân nào xuất hiện biến dị tổ hợp? (do sự phân li và tổ hợp tự do của các ặp gen trong giảm phân và thụ tinh). Tính chất và vai trò? (xuất hiện với tỉ lệ không nhỏ, di truyền cho thế hệ sau, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá) Nêu khái niệm đột biến? Nguyên nhân của đột biến là gì? (do tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể của AND và NST). Tính chất, vai trò mang tính cá biệt ngẫu nhiên có lợi hoặc có hại, di truyền là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Thế nào là thường biến? Nguyên nhân của thường biến là gì?(do ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không do sự biến đổi kiểu gen). Tính chất, vai trò: mang tính đồng loạt, định hướng, có lợi không di truyền được nhưng đảm bảo sự thích nghi cho cơ thể. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 664. GV sửa chữa => kết quả đúng. Thế nào là đột biến gen? Đột biến gen gồm những dạng nào? Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Đột biến cấu trúc NST gồm những dạng nào? Thế nào là đột biến số lượng NST? HĐ2: Hệ thống hoá các kiến thức về sinh vật và môi trường. MT: nắm vững mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường, củng cố lại kiến thức về hệ sinh thái. GV cho HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK /197. GV sửa chữa => kết quả đúng. Môi trường gồm các nhân tố sinh thái: vô sinh, hữu sinh và con người. Các cấp độ tổ chức sống: cấp đôï thấp nhất là cá thể. Tập hợp các cá thể cùng loài -> quần thể. Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau -> quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái. Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp đôï tổ chức sống đựợc thể hiện qua sự tương tác giữa các NST với từng cấp độ tổ chức sống. GV cho HS báo cáo nội dung bảng 66.5. GV sửa chữa => kết quả đúng. Nêu khái niệm của quần thể? quần thể có những đặc điểm gì? (có đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái hổ trợ hoặc cạnh tranh). Thế nào là quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật có những đặc điểm gì?(có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài, luôn có sự khống chế -> sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể). Thế nào là 1 hệ sinh thái? Hệ sinh thái có những đặc điểm gì? (có nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng là chủ yếu thông qua chuỗi và lưới thức ăn). Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm nững thành phần chủ yếu nào? V. Di truyền và biến dị: Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền. Cơ sở vật chất cấp phân tử AND: Cơ chế: AND -> ARN -> protein. Hiện tượng:tính đặc thù của AND Cơ sở vật chất cấp độ tế bào: NST Cơ chế: nhân đôi, phân li, tổ hợp, nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Hiện tượng: duy trì ổn địmh bộ NST đặc trưng của loài. Các quy luật di truyền Quy luật phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền, phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chấ như ở cơ thể thuần chuẩn của P. Quy luật phân li độc lập. Các cặp NTDT: đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Di truyền giới tính Ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái là 1 : 1. Di truyền liên kết Các tính trạng do nhóm gen liên kết qui định đựơc di truyền cùng nhau. Biến dị Biến dị tổ hợp: Sự tổ hợp các loại gen của P tạo ra thế hệ lai ngững kiểu hình khác P. Đột biến: Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng AND và NST -> biến đổi kiểu hình. Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình của 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. Đột biến Đột biến gen: là những nbiến đổi trong cấu trúc của gen thường tại 1 điểm nào đó. Các dạng đột biến: mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit. Đột biến cấu trúc NST: Là những đột biến trong cấu trúc NST. Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lập đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Đột biến số lượng NST: Là những biến đổi về số trong bộ NST. Các dạng đột biến: Dị bội thể và đa bội thể. VI. Sinh vật vật môi trường. Mối quan hệ giữa các cấp độï tổ chức sống và môi trường. Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độï tổ chức sống và môi trường SGK /197. Hệ sinh thái. Quần thể : Gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Quần xã: Gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hẹ sinh thái mật thiết với nhau. Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã và khu vực sống của nó. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác đọng lẫn nhau vấtc đọng qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Củng cố và luyện tập : GV chốt lại 1 số kiến thức cơ bản. Hướng dẫn HS tự học ở nhà Hoàn chỉnh nội dung các bảng từ 66.1 -> 66.5 vào VBT. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: