1. Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ các kiểu hệ sinh thái, lấy được ví dụ chuổi và lưới thức ăn
-Giải thích được biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay(IBM).
2. Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
-Nhận biết nhanh hệ sinh thái
3. Thái độ:
Ngày soạn: ......./..... /. Tiết 51 Bài 50. HỆ SINH THÁI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ các kiểu hệ sinh thái, lấy được ví dụ chuổi và lưới thức ăn -Giải thích được biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay(IBM). 2. Kỹ năng: -Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm -Nhận biết nhanh hệ sinh thái 3. Thái độ: -Có lòng say mê khoa học, yêu mến thiên nhiên B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng. C. Phương pháp giảng dạy: + Hoạt động nhóm + Quan sát - Tái hiện D. Chuẩn bị giáo cụ: 1.Giáo viên: Chuẩn bị tranh 50.2 sgk 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) *Bài tập 2, 3 sgk 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Quần xã sinh vật muốn tồn tại phải thường xuyên liên hệ với môi trường vô sinh. Mối quan hệ đó diễn ra theo những chiều hướng nào? Biểu hiện ra làm sao? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay. b, Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái: (10’) Gv: Yêu cầu học sinh xem thông tin và Nêu khái niệm hệ sinh thái. Hs: Làm theo yêu cầu GV, bổ sung cho nhau để xây dựng khái niệm. Gv: Chuẩn hóa nội dung kiến thức. Hs:Ghi chép nội dung Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phần tam giác sgk Hs: Thảo luận, trình bày kết quả, nhận xét nhau. Gv: Đính chính, bổ sung kiến thức Hs: lắng nghe, ghi chép Gv: Yeu cầu hs nêu t/phần Hệ sinh thái Hs: Xem sgk, trình bày I. Thế nào là một hệ sinh thái: -Khái niệm: Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. -Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: +Các nhân tố vô sinh: Đất, đá, nước, thảm mục. +Sinh vật sản xuất: Thực vật +Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật +Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm.. Hoạt động 2:Tìm hiểu về chuổi thức ăn và lưới thức ăn (10’) Gv: Dùng bảng phụ 50.2sgk, yêu cầu học sinh lên bảng điền. Hs: 1, 2 em lên bảng điền, các em khác bổ sung. Gv: Kết luận, dựa vào kết quả để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: Ghi chép Gv: Yêu cầu hoàn thành 2 câu hỏi tiếp theo ở sgk Hs: Thảo luận, trình bày quan điểm Gv:Dựa vào kết quả hoạt động để đưa ra nội dung cần ghi nhớ Hs: Lắng nghe, ghi chép Gv: Yêu cầu học học sinh thảo luận 2 câu hỏi sgk để trả lời Hs: Thảo luận giữa các bàn để trả lời Gv: Nhận xét, đưa ra kết luận Hs: Lắng nghe, ghi chép Gv: Vậy lưới thức ăn được tạo ra như thế nào? Hs: Quan sát, trả lời Gv: Nhận xét, đưa ra nội dung ghi nhớ Hs: Ghi nhớ nội dung Gv: Quan sát sơ đồ để cho biết thành phần của lưới thức ăn Hs: Dựa vào sơ đồ để đưa ra kết luận Hs: Chốt nội dung Hs: Ghi nhớ nội dung II. Chuổi thức ăn và lưới thức ăn: 1. Chuổi thức ăn: -Chuổi thức ăn là một dãy gồm nhiều sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuổi thức ăn, vùa là vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là vật bị sinh vật mắt xích sau tiêu thụ . 2.Thế nào là một lưới thức ăn: +Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuổi thức ăn có cùng mắt xích chung +Một lưới thức ăn bao gồm ba thành phần chính: Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân giải 4. Củng cố: (5’) - Đọc phần tóm tắt sgk - Làm bài tập 2 sgk 5. Dặn dò: (2’) - Học thuộc bài cũ, làm bài tập 1 sgk - Xem lại toàn bộ kiến thức chương I, II
Tài liệu đính kèm: