Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 55 - Tuần 28: Kiểm tra một tiết.

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 55 - Tuần 28: Kiểm tra một tiết.

- Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của HS khi học xong 2 chương đầu cực phần 2 « sinh vật và môi trường ».

 - Phát hiện những phần kiến thức mà học sinh chưa hiểu, chưa nắm được để có kế hoạch phụ đạo.

II. Chuẩn bị

 - GV : ra đề kiểm tra – in đề.

 

docx 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 55 - Tuần 28: Kiểm tra một tiết.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 55 - TuÇn 28
Kiểm tra một tiết.
I. Môc tiªu
	- Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của HS khi học xong 2 chương đầu cực phần 2 « sinh vật và môi trường ».
	- Phát hiện những phần kiến thức mà học sinh chưa hiểu, chưa nắm được để có kế hoạch phụ đạo.
II. Chuẩn bị
	- GV : ra đề kiểm tra – in đề.
	- HS: Ôn tập chương I, II phần sinh vật và môi trường.
III. Đề kiểm tra
Câu 1: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa 2 nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn?
Câu 2: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Hiện tượng tỉa cành ở TV là mối quan hệ gì? Trong đk nào hiện tượng tỉa cành diễn ra?
Câu 3: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
Câu 4: Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Cân bằng sinh học là gì?
Câu 5: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? Hãy thiết lập 2 chuỗi thức ăn?
D. Đáp án – biểu điểm
Câu 1: (2 đ)
	- Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển; cây sống nơi ẩm ướt và có nhiều ánh sáng ( ven bờ ruộng, ao ) có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
	- Cây sống ở nơi khô hạn : có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm , lá biến thành gai.
Câu 2: (2 đ)
Các sv cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong các đk:
	- Hỗ trợ khi sv sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích, thể tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.
	- Cạnh tranh khi gặp đ/k bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở.
	- Tự tỉa lá là kết quả của cạnh tranh cùng loài và khác loài.
	- Hiện tượng tự tỉa xảy ra khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
Câu 3 ( 2 đ)
	- Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng do số trẻ em sinh ra hàng năm cao
( 0 15 lớn hơn 30 % ), cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao, tuổi thọ Tb thấp ( 65T phát triển dưới 10 % )
	- Tháp dân số già là tháp dân số có dáng hẹp, đỉnh ko nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh thấp ( 0 15T dưới 30%); tỉ lệ tử vong thấp (65 phát triển cao hơn 10%), tuổi thọ Tb cao.
Câu 4: (2 đ)
	- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong 1 không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
	- Cân bằng sinh học trong quần xã là: số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT.
Câu 5: (2 đ)
	- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu:
	+ Các thành phần vô sinh ( đất, đá, nước)
	+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
	+ Sinh vật tiêu thụ gồm có ĐV ăn TV và ĐV ăn thịt.
	+ Sinh vật phân giải như vi sinh vật, nấm, vi khuẩn.
	- Thiết lập 2 chuỗi thức ăn: mỗi chuỗi có ít nhất SV sx – sv tiêu thụ.
IV. Rút kinh nghiệm
..
TiÕt 56 - TuÇn 28
CHƯƠNG III : CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG.
BÀI 53: Tác động của con người đối với môi trường.
I. Môc tiªu
1. Kiến thức
	- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên
	- Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng về việc bảo vệ MT cho hiện tại và tương lai.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng thu thập thông tin từ sách báo.
	- Khả năng khái quát kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
	 GD ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
	- GV : tư liệu về MT, hoạt động của con người tác động đến MT.
	- HS : chuẩn bị bài : đọc trước biện pháp bảo vệ môi trường.
III. Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức
	- KT sĩ số : 9A 9B 9C
2. Kiểm tra bài cũ
	Theo báo cáo thực hành.
3. Bài mới
Phương pháp
Nội dung
- GV: Y/c HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
? XH loài người đã trải qua những thời kì nào?
? Những hoạt động LĐ, sx chính con người đã sử dụng trong các thời kì đó?
? Ảnh hưởng của các hoạt động sx đối với MT ntn?
- GV: chốt lại kiến thức
- GV : nêu câu hỏi :
? Những hoạt động nào của con người làm phá hủy MT tự nhiên ?
? Hậu quả từ những hoạt động của con người là gì ?
- GV : Y/c HS báo đáp án và sửa sai.
- GV : đặt câu hỏi
 Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, em hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái MT ?
- GV : trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng ?
* Liên hệ : Hãy cho biết tác hại của việc chặt phá rừng , đốt rừng trong những năm gần đây ở địa phương ?
- GV: nêu câu hỏi
? Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo MT?
- GV: nhận xét và giúp HS hoàn chỉnh ND kiến thức
* Liên hệ: cho biết thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ, cải tạo MT?
I. Tác động của con người tới MT qua các thời kì phát triển của XH.
- Thời kì ng/thủy : đốt rừng đào hố săn bắt S rừng giảm.
- XH N2 :
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sx thay đổi đất và tầng nước mặt.
- XH CN :
+ Khai thác bừa bãi, XD khu CN đất bị thu hẹp rác thải lớn
II. T/đ của con người làm suy thoái MT tự nhiên
- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả rất xấu:
+ Mất cân bằng sinh thái 
+ Sói mòn đất gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến nước ngầm.
+ Nhiều loại sv bị mất, đặc biệt nhiều loài ĐV, TV quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên
- Hạn chế sự gia tăng DS
- Sử dụng hiệu quả, hợp lí nguồn tài nguyên.
- Pháp lệnh bảo vệ SV.
- Trồng rừng, xử lí rác.
- Lai tạo giống tốt
4. Kiểm tra – đánh giá
	- Y/c HS đọc kết luận chung
	? Nguyên nhân gây suy thoái môi trường?
5. Dặn dò
	- Học bài, làm bài số 2/166
IV. Rút kinh nghiệm
..
Yên Lâm, ngày tháng 03 năm 2011
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxsinh 9 tuan 28.docx