Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 57 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 57 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường (tiếp)

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.

3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 57 - Bài 54: Ô nhiễm môi trường (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9A. Tiết TKB:.Ngày giảng: ...tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:.Ngày giảng: ...tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 11 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:.Ngày giảng: ...tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng: ...
TIẾT 57. BÀI 54:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I - MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.
4. Tích hợp GDBVMT:
- Thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
II – KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và trên thế giới.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm, lắng nghe tích cực. kĩ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp, tổ.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, tranh luận, viết tích cực, trực quan.
IV - CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H 54.1 tới 54.4 SGK.
- Tư liệu về ô nhiễm môi trường.
2.Học sinh: 
- SGK, vở ghi 
V - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Nêu các tác động của con người tới môi trường ?
2 Bài mới:
 Vào bài (1/)
- Ô nhiễm môi trường đang trở thành ghánh nặng của mỗi địa phương mỗi quốc gia. Việc xử lí các tác hại và hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (10/)
I - Ô nhiễm môi trường là gì ?
- GV đặt câu hỏi:
- Ô nhiễm môi trường là gì ?
- Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm ?
- GV chốt lại
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung
- HS tự rút ra kết luận
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
HOẠT ĐỘNG 2: (25/)
II - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
- Kể tên các chất khí thải gây độc ?
- Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào ?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- GV đánh giá kết quả các nhóm.
- GV cho HS liên hệ 
- Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí ?
- GV phân tích thêm: việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra lượng khí độc. Nếu đun bếp không thông thoáng, các khí này sẽ tích tụ gây độc hại cho con người.
- GV yêu cầu HS quan sát H 54.2 và trả lời các câu hỏi s SGK trang 163. con đường phát tán chất hoá học.
+ CO2; NO2; SO2; CO; bụi...
- HS thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng 54.1 SGK.
- Mỗi nhóm hoàn thành 1 nội dung, rút ra kết luận.
- HS có thể trả lời:
+ Có hiện tượng ô nhiễm môi trường do đun than, bếp dầu....
- HS chú ý lắng nghe
- HS tự nghiên cứu H 54.2, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi SGK.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật, bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào ?
- GV bổ sung thêm: với chất độc khó phân huỷ như ĐT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn.
- Con đường phát tán các loại hoá chất đó ?
- Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu ?
- Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào ?
- Cho HS đọc thông tin SGK và điền nội dung vào bảng 54.2.
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu ?
- Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị...?
- Phòng tránh bệnh sốt rét ?
* Tích hợp GDBVMT:
- GV nêu thực trạng ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường cho HS biết.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- HS tiếp thu kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK để trả lời
- HS nghiên cứu SGK trả lời và rút ra kết luận.
+ Nguyên nhân bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh.
+ Phòng bệnh sốt rét: diệt bọ gậy, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ mắc màn...
- HS chú ý lắng nghe.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém...
4. Củng cố: (4/)
- Cho HS trả lời các câu hỏi SGK.
5. Dặn dò: (1/)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 165.
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và những công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Phân các tổ: mỗi tổ báo cáo về 1 vấn đề ô nhiễm môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 9 T57 O NHIEM MOI TRUONG.doc