Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II

Câu 1( 2 điểm): Hãy sắp xếp các thí dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài ( cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, SV ăn SV khác):

Cỏ dại và lúa; vi khuẩn Rizôbium sống cùng với rễ cây họ đậu; cáo với gà; nấm với tảo hình thành đại y; dê và bò trên cùng một cánh đồng cỏ; sán lá sống trong gan động vật;

đại bàng và thỏ; một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay tổ kiến; rận bám trên da trâu; hổ và hươu.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67: kiểm tra học kỳ II
A. Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì II.
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, tính cẩn thận.
B. Ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Sinh vật và môi trường
1
 2
1
 2
Hệ sinh thái
1
 4
1
 4
Bảo vệ môi trường
1 
 4
1
 4
Tổng
1
 2
2
 8
3
 10
C. Đề bài và điểm số:
Câu 1( 2 điểm): Hãy sắp xếp các thí dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài ( cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, SV ăn SV khác):
Cỏ dại và lúa; vi khuẩn Rizôbium sống cùng với rễ cây họ đậu; cáo với gà; nấm với tảo hình thành đại y; dê và bò trên cùng một cánh đồng cỏ; sán lá sống trong gan động vật; 
đại bàng và thỏ; một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay tổ kiến; rận bám trên da trâu; hổ và hươu.
Câu 2 ( 4điểm): Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cây xanh, sâu, chuột, châu chấu, chim ăn sâu, rắn, gà, Sinh vật phân giải. 
a. Hãy xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần thể trên?
b. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã SV trên.
Câu 3(4điểm): Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Bản thân em đã làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường ?
D. Đáp án chi tiết và điểm số từng phần:
Câu
Đáp án
Điểm
1
2đ
1. Quan hệ cộng sinh: 
- Vi khuẩn Rizôbium sống cùng với rễ cây họ đậu
- Nấm với tảo hình thành đại y
2. Quan hệ hội sinh:
- Một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay tổ kiến
3. Quan hệ cạnh tranh:
- Cỏ dại và lúa
- Dê và bò trên cùng một cánh đồng cỏ
4. Quan hệ kí sinh:
- Sán lá sống trong gan động vật
- Rận bám trên da trâu
5. Quan hệ SV ăn SV khác:
- Cáo với gà,
- Đại bàng và thỏ.
- Hổ và hươu.
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
2
4đ
a.Các chuôic thức ăn:
- Cây xanh -> Sâu -> Chim ăn sâu
- Cây xanh -> Sâu -> Chim ăn sâu -> SVPG
- Cây xanh -> Chuột -> Rắn
- Cây xanh -> Chuột -> Rắn -> SVPG
- Cây xanh -> Châu chấu -> Rắn
- Cây xanh -> Châu chấu -> Rắn -> SVPG
- Cây xanh -> Châu chấu -> Gà
- Cây xanh -> Châu chấu -> Gà -> SVPG
b. Lưới thức ăn:
 Sâu	 Chim ăn sâu
Cây xanh	Chuột	Rắn	SVPG
 Châu chấu	Gà
Mỗi Chuỗi đúng cho 0.5đ
2
3
4đ
a. K/n ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các SV khác.
b. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do các khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Ô nhiễm do các chất thải rắn
- Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh.
c. Liên hệ:
+/ Trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu
+/ Không vứt rác bừa bãi
+/ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng
+/ Tuyên truyền cho mọi người nâng cao hiểu biết về phòng chống ô nhiễm
+/ Trách nhiệm của mỗi người: hành động phòng chống ô nhiễm. 
0.75
1.25
2
E. Tiến hành kiểm tra:

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran de dap an KTHKII Sinh 9hot.doc