Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể (tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiển sắc thể (NST) ở mỗi loài.

- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.

- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.

 

doc 68 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 8 - Bài 8: Nhiễm sắc thể (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9A. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 13 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 15 vắng: ...
Chương II. NHIỄM SẮC THỂ
TIẾT 8. BÀI 8:
NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiển sắc thể (NST) ở mỗi loài.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
3. Thái độ: 
- Yêu thích khoa học và môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Chuẩn bị tranh phóng to hình 8.1.,8.2.,8.4.,8.5 (SGK tr.24-25).
2. HS: SGK, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (15/)
 ĐỀ 1: LỚP 9A
KIỂM TRA 15/ 
A – ĐỀ BÀI 
Hoàn thành các phép lai sau:
1. P: AABB X AaBb
2. P: AAbb X aaBb
3. P: AAbb X AaBB
4. P: aaBB X AABb
B - ĐÁP ÁN:
1. P: AABB X AaBb 
 G: AB AB, Ab, aB, ab 
 F1: AABB, AABb, AaBB, AaBb (4 đ)
2. P: AAbb X aaBB
 G: Ab aB, ab
 F1: AaBb, Aabb (2 đ)
3. P: AAbb X AaBB
 G: Ab AB, aB 
 F1: AABb, AaBb (2 đ)
4. P: aaBB X AABb
 G: aB, AB, Ab 
 F1: AaBB, AaBb (2 đ)
 ĐỀ 2: LỚP 9C
A – ĐỀ BÀI 
1. Trong các phép lai sau đây phép lai nào cho tỉ lệ 1 : 1
A. P: AA X AA
B. P: Aa X Aa
C. P: AA X Aa
D. P: Aa X aa
2. Trong trong trường hợp trội không hoàn toàn thì F2 có tỉ lệ như thế nào ?
A. Tỉ lệ 1 : 1
C. Tỉ lệ 1 : 2 : 1
B. Tỉ lệ 3 : 1 
D. Tỉ lệ 1:1: 1:1
3. Hoàn thành phép lai sau: 
P : AABb X AaBb
B - ĐÁP ÁN:
1 - D. P: Aa X aa (1 đ)
2 - C. Tỉ lệ 1 : 2 : 1 (1 đ)
3. P : AABb X AaBb
GP: AB, Ab AB, Ab, aB, ab
F1: AABB, AABb, AaBB, AaBb, AABb, AAbb, AaBb, Aabb (8 đ)
 ĐỀ 3: LỚP 9B
A – ĐỀ BÀI 
1. Trong phép lai nào sau đây có tỉ lệ 3 : 1 ?
A. P: AA X AA
B. P: Aa X Aa
C. P: AA X Aa
D. P: Aa X aa
2. Trong các phép lai sau đây phép lai nào cho tỉ lệ 1 : 1
A. P: AA X AA
B. P: Aa X Aa
C. P: AA X Aa
D. P: Aa X aa
3. Hoàn thành các phép lai sau: 
A. P: AA X AA
B. P: aa X aa
C. P: AA X Aa 
D. P: AABB X AABb 
E. aabb X AaBB 
B - ĐÁP ÁN:
1 - B. P: Aa X Aa (1 đ)
2 - D. P: Aa X aa (1 đ)
3. 
A. P: AA X AA ---> AA (1 đ)
B. P: aa X aa ---> aa (1 đ)
C. P: AA X Aa ---> AA, Aa (2 đ)
D. P: AABB X AABb ---> AABB, AABb (2 đ)
E. aabb X AaBB ---> AaBb, aaBb (2 đ)
2. Bài mới:
 - GV giới thiệu vào bài (1/)
	- Mở bài: Sự di truyền các tính trạng thường có liên quan tới các nhiễm sắc thể có trong nhân tế bào. Tiết học này chúng ta sẽ nghiên cứu về tính đặc trưng, cấu trúc, chức năng của NST.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (10/)
I - Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- GV: Yêu cầu hs quan sát tranh phóng to hình 8.1 cho biết cặp NST tương đồng là gì ? Kí hiệu là gì ?
- GV: Yêu cầu hs xem bảng 8 và nhận xét: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ?
- GV: Yêu cầu hs quan sát hình 8.2 xác định bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm.
- GV giải thích: Số lượng NST không thể hiện trình độ tiến hóa của loài. Mỗi loài được đặc trưng bởi hình dạng và số lượng NST trong tế bào.
- Gv chốt lại
- HS: Thảo luận và đưa ra kết quả:
+ Cặp NST tương đồng (bộ NST lưỡng bội), một NST có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ, NST lưỡng bội kí hiệu là 2n.
- HS: Số lượng NST không thể hiện trình độ tiến hóa của loài. Mỗi loài được đặc trưng bởi hình dạng và số lượng NST trong tế bào.
- HS quan sát, ghi nhớ
- Hs chú ý lắng nghe.
- Tự rút ra kết luận
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Giống nhau về hình thái, kích thước.
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứu các cặp NST tương đồng.
- Bộ NST đơn bội là bộ NST chứa một NST của của mỗi cặp tương đồng.
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính.
-Hình dạng: hình que, hình chữ V
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng.
HOẠT ĐỘNG 2: (8/)
II – Cấu trúc nhiễm sắc thể
- GV: Yêu cầu hs quan sát hình 8.4 và 8.5 cho biết số 1 và số 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST.
- GV: Yêu cầu hs nêu lên cấu trúc NST.
- HS: 
+Số 1: Chỉ nhiễm sắc tử chị em Cromatit.
+Số 2: Chỉ tâm động.
- HS trả lời: NST có trúc điển hình gồm 2 Cromatit đính với nhau ở tâm động.
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
+ NST có trúc điển hình gồm 2 Crômatit đính với nhau ở tâm động.
- GV: Giải thích cho hs:
+NST ở trạng thái đơn có 2 thành phần là phân tử ADN 
(Axít đêoxiribônuclêic) và một loại Prôtêin là loại Histôn.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
+ NST ở trạng thái đơn có 2 thành phần là phân tử ADN 
(Axít đêôxiribônuclêic) và một Prôtêin loại Histôn.
HOẠT ĐỘNG 3: (7/)
III - Chức năng của nhiễm sắc thể
- GV: Thuyết trình và nhấn mạnh các ý sau:
- Cấu trúc mang gen chứa đựng thông tin di truyền.
- Có khả năng tự nhân đôi để truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
- HS: Ghi bài sau khi nghe GV thuyết trình.
- Tự rút ra kết luận
+ NST thực hiện hai chức năng là:
- Cấu trúc mang gen chứa đựng thông tin di truyền.
- Có khả năng tự nhân đôi để truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
3. Củng cố: (1/)
	- Trả lời câu hỏi cuối bài.
	- Đọc phần kết luận chung SGK
4. Dặn dò: (1/)
 	 - Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
 	 - Đọc trước bài: NGUYÊN PHÂN.
g b ò a e
Lớp 9A. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 13 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 15 vắng: ...
TIẾT 9. BÀI 9:
NGUYÊN PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST.
- Trình bày được diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
- Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sản và sinh trưởng của cơ thể.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
 	 - Yêu thích khoa học và môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
	- Tranh phóng to hình 9.2.,9.3 và bảng 9.2 (SGK).
2. Học sinh: 
	- SGK, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
 	- Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội ?
	- Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng ?
2. Bài mới:
 Đặt vấn đề (1/)
	- Tế bào của những loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì tế bào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (10/)
I - Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
- GV: Cho hs quan sát tranh phóng to hình 9.1 và 9.2 yêu cầu thảo luận mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn và trạng thái .
GV đặt câu hỏi:
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào ?
- GV yêu cầu HS thảo luận:
- Nêu sự biến đổi hình thái NST ?
+Hoàn thành bảng 9.1 (tr. 27)
- GV chốt lại kiến thức:
+Tại sao sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì ?
- HS: Thảo luận và từng nhóm đưa ra kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét và đưa ra kết quả đúng:
+ NST là thể nhiễn màu vì nó dễ bắt màu bằng dung dịch thuốc nhuộm kiềm tính.
- Hs trả lời, lớp bổ sung
- Tự rút ra kết luận
- Hs trả lời, lớp bổ sung
- Hs tự rút ra kết luận
- Hs ghi bài
+ NST là thể nhiễm màu vì nó dễ bắt màu bằng dung dịch thuốc nhuộm kiềm tính.
+ Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra hai tế bào mới.
+ Nguyên phân xảy ra ở kì trung gian và diễn ra ở 4 kì và xảy ra ở hầu hết tế bào cơ thể, tế bào sinh dưỡng, hợp tử, tế bào mầm sinh dục.
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các chu kì của tế bào:
+ Dang sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian;
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
HOẠT ĐỘNG 2: (15/)
II - Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
- GV: Cho hs quan sát tranh phóng to hình 9.3.
- HS: Quan sát tranh, cùng thảo luận và 
1. Kì trung gian:
Sau đó cho hs thực hiện lệnh q để hoàn thành nội dung bảng 9.2
- GV: Tóm tắt cho hoàn chỉnh và yêu cầu hs ghi bài
- GV nhấn mạnh:
+ Ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan.
+ Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật.
- Nêu kết quả của quá trình phân bào.
- GV chốt lại.
ghi nội dung của nhóm vào bảng 9.2 theo yêu cầu của lệnh q.
- HS: Ghi bài: 
 - Hs chú ý
- Hs chú ý
- Hs trả lời, lớp bổ sung
- Hs tự tút ra kết luận
- NST dài, mảnh duỗi xoắn và nhân đôi thành NST kép.
- Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
2. Quá trình nguyên phân diễn ra ở 4 kì:
- Kì đầu: NST kép đóng xoắn, co ngắn và đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiểm sắc chất.
HOẠT ĐỘNG 3: (10/)
III - Ý nghĩa của nguyên phân 
- GV: Yêu cầu hs nghiên cứu mục 3 trong SGK, thảo luận nhóm và rút ra ý nghĩa của nguyên phân.
+ Do đâu mà số lượng các NST của tế bào con giống mẹ.
+ Trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi -> điều đó có ý nghĩa gì ?
- GV có thể nêu ý nghĩa thực tiễn trong giâm, chiết, ghép
 - GV chốt lại
- HS: Thảo luận và rút ra ý nghĩa:
+ Kết quả: Nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra hai tế các tế bào già, chết.
- Truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng.
- HS trả lời, lớp bổ sung
 - HS: Ghi bài: 
+ Làm tăng lượng tế bào cơ thể, giúp cho sự sinh trưởng của mô, cơ quan và sự lớn lên của cơ thể, giúp phục hồi các mô, cơ quan bị tổn thương.
+ Tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già, chết.
- Truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. 
3. Củng cố: (4/)
- Đọc phần kết luận chung SGK. Đọc phần em có biết SGK
4. Dặn dò: (1/)
- Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 10: GIẢM PHÂN- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NTS
qua các kì giảm phân I và giảm phân II.
Lớp 9A. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 13 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 09 năm 2011. Sĩ số: 15 vắng: ...
TIẾT 10. BÀI 10:
GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân I và giảm phân II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên tới các cặp NST tương đồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh).
3. Thái độ: 
- Yêu thích khoa học và môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Tranh phóng to hình 10 SGK.
2. Học sinh: 
- SGK, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY  ...  rút ra kết luận
- HS đọc Em có biết
- HS tự rút ra kết luận
* Sự khác nhau:
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen cùng giới.
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen cùng giới hoặc khác giới.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu đồng sinh:
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
3. Củng cố: (4/)
	- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Cho ví dụ về ứng dụng của phương pháp trên ?
 - Học bài trả lời các câu hỏi trong SGK 
4. Dặn dò: (1/)
 	- Đọc trước bài 28: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
g b ò a e
Lớp 9A. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 12 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 15 vắng: ...
TIẾT 30. BÀI 29:
BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I - MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Nhận biết bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Nắm được đặc điểm di truyền của các bệnh: Bạch tạng, câm điết bẩm sinh...
- Trình bày được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát kiến thức thông qua kênh hình, trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
- Có hiểu biết về các bệnh ngoài xã hội, trên cơ sở đó có ý thức bảo vệ môi trường để tránh các bệnh, tật di truyền.
4. GDMT: 
- Biện pháp đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
II - KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về một số bệnh và tật di truyền ở người.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Động não. Vấn đáp - tìm tòi. Trực quan. Dạy học nhóm. Hỏi chuyên gia 
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC :
1. Giáo viên: 
- Tranh vẽ SGK.
2. Học sinh: 
- SGK, vở ghi
V – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiên cứu sự di truyền của một số tính trạng ở người ?
2. Bài mới: 
	* Vào bài (1/)
	- Đột biến gen, đột biến NST xảy ra là do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hoá học hoặc do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đã gây ra các bệnh và tật cho sinh vật nói chung và cho con người nói riêng. Vậy ở người có những bệnh và tật di truyền nào ? Để biết được điều này hôm nay cô cùng các em tìm hiểu nôi dung của bài 29.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (15/)
I – Một vài bệnh di truyền ở người
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 để trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ sẵn bảng để HS lên trình bày.
- Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường ?
- Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền ?
- Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.
+ Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.
I/ Một vài bệnh di truyền ở người
* KN Bệnh:
- Bệnh là những bất thường xảy ra ở cơ thể sống làm ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển bình thường của sinh vật.
- Nội dung phiếu học tập
Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn
- Da và màu tóc trắng.
- Mắt hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Đột biến gen lặn
- Câm điếc bẩm sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: (10/)
II – Một vài tật di truyền ở người
- Yêu cầu HS quan sát H 29.3
- Nêu các dị tật ở người ?
- HS quan sát H 29.3 và kể tên các dị tật ở người. - Rút ra kết luận.
II. Một số tật di truyền ở người
* KN Tật:
- Tật là dị tật.
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
HOẠT ĐỘNG 3: (10/)
III – Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào ?
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền ?
* GDMT: 
- GD HS các biện pháp đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
- HS chú ý lắng nghe, và ghi nhớ
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên. Do ô nhiễm môi trường. Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
- Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền.
3. Củng cố: (4/)
- Gọi Hs đọc kết luận Sgk
- Kể tên các bệnh và tật di truyền ở người ? Cho biết nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế các bệnh và tật di truyền ?
4. Dặn dò: (1/)
- Học bài và làm bài tập
- Đọc trước bài 30 
Lớp 9A. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 24 vắng: ...
Lớp 9B. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 12 vắng: .......
Lớp 9C. Tiết TKB:Ngày giảng: ..tháng 11 năm 2011. Sĩ số: 15 vắng: ...
TIẾT 31. BÀI 30:
DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
I - MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS hiểu được di truyền học là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của “hôn nhân một vợ một chồng” và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
- Hiểu tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và hậu quả di truyền của ô nhiễm môi trường đối với con người.
2. Kĩ năng:
- Rèn tư duy phân tích tổng hợp.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS cần đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.
4. GDMT:
- Các chất phóng xạ và các chất có trong tự nhiên hoặc do, tăng tỉ lệ người mắc tật bệnh di truyền.
II - KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu mối quan hệ giữa di truyền với đời sống con người.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III - CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Dạy học nhóm, trực quan. Vấn đáp – tìm tòi, động não.
IV - PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC :
1. Giáo viên: 
- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
2.Học sinh: 
- SGK, vở ghi
V – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó ?
2. Bài mới:
	* Vào bài (1/)
- Tại sao người ta khuyên không nên kết hôn với những người có quan hệ họ hàng trong vòng 4 đời, phụ nữ không nên sinh con khi quá 35 tuổi ... Tại sao ngày nay tỉ lệ các cặp vợ chồng sinh con ra bị dị tật bẩm sinh ngày càng tăng ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: (10/)
I – Di truyền y học tư vấn 
+ GV: Yêu vầu hs làm bài tập mục ‚ (tr.86)
- GV: GV hoàn chỉnh đáp án, tổ chức thảo luận :
- Di truyền y học tư vấn là gì ? 
- Gồm những nội dung nào ?
- GV: Hoàn chỉnh kiến thức và cho hs ghi
- HS: Nghiên cứu ví dụ và thảo luận thống nhất câu trả lời: Đây là bệnh di truyền, bệnh do gen lặn quy định vì đã có người trong gia đình mắc bệnh.
+ Không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh.
- HS trả lời 
- HS tự rút ra kết luận.
- Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền y học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ.
+ Chẩn đoán, cung cấp thông tin, cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền.
HOẠT ĐỘNG 2: (15/)
II – Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình
- GV: Yêu cầu hs đọc thông tin SGKthảo luận vấn đề 1:
+ Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ?
+ Tại sao những người có quan hệ quyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn ?
+ Giải thích quy định “ hôn nhân 1 vợ 1 chồng” bằng cơ sở sinh học ?
+ Vì sao không nên chẩn đoán giới tính thai nhi ?
+ Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ?
- HS: Nghiên cứu ví dụ và thảo luận thống nhất câu trả lời:
+ Kết hôn gần làm đột biến lặn, có hại biểu hiệndị tật bẩm sinh tăng.
+ Từ đời thứ 5 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền.
- HS thảo luận và trả lời 
+ Không nên chẩn đoán giới tính thai nhi sớm hạn chế việc mất cân đối tỉ lệ nam/ nữ.
+ Không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh.
1. Di truyền học với hôn nhân:
- Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định:
+ Hôn nhân 1 vợ: 1 chồng.
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn.
2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình:
+ Phụ nữ nên sinh con ở tuổi từ 2534 tuổi là hợp lí.
+ Phụ nữ nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo học tập và công tác ?
- GV: Chốt lại đáp án.
- HS: Giải thích, từng nhóm trình bày còn nhóm khác nhận xét và bổ sung:
- HS tự rút ra kết luận.
+ Từ độ tuổi lớn hơn 35 tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ.
HOẠT ĐỘNG 3: (10/)
III – Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
+ GV: Yêu cấu hs nghiên cứu thông tin SGK và thông tin mục “Em có biết” tr.85.
 Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền ? 
Ví dụ ? 
- GV Tổng kết lại kiến thức.
- HS: Tự thu nhận và xử lí thông tin nêu được:
+ Các tác nhân vật lí, hóa học gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất phóng xạ, chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sử dụng quá mứcgây đột biến gen, đột biến NST.
- HS tự lấy VD
- HS tự rút ra kết luận.
- Các tác nhân vật lí, hóa học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.
3. Củng cố: (4/)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc ghi nhớ SGK.
4. Dặn dò: (1/)
- Học bài, đọc trước chương VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC, bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
g b ò a e

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 9 2011 T831.doc