Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 15 - Bài 15: ADN

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 15 - Bài 15: ADN

. Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức:

- Kể tên được các thành phần hoá học của ADN. Đặc biệt là tính đa dạng, đặc thù của ADN.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và F. Crick.

-Nêu được hệ quả của nguyên tắc bổ sung.

2. Kỹ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1578Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 15 - Bài 15: ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 15 
	Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / /2007.
Chương III: ADN và gen.
 Bài 15: ADN.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Kể tên được các thành phần hoá học của ADN. Đặc biệt là tính đa dạng, đặc thù của ADN.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatxơn và F. Crick.
-Nêu được hệ quả của nguyên tắc bổ sung.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh ý nghĩa của ADN đảm bảo tính đặc thù của sinh vật.
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và vấn đáp. 
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Tranh mô hình cấu trúc của phân tử ADN.
 + Mẫu vật: mô hình cấu trúc một đoạn phân tử ADN.
- Học sinh: Học bài, chuẩn bị câu hỏi theo SGK trang 47. 
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:(1 phút). Lớp 9A: Lớp 9C:
 Lớp 9B : 
2.Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào trong giờ.
3. Bài mới:(38 phút). 
ĐVĐ: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
Hoạt động 1.(19 phút). 
Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
- Mục tiêu:
 + HS giải thích được vì sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu H/S quan sát H15 SGKtrang45,
đọc„ phần I . 
?Nêu thành phần hoá học của phân tử ADN.
-Y/C các nhóm quan sát H15SGK trang 45đọc„ thảo luận theoẹ phần I. 
? Tại sao ADN tính đặc thù và đa dạng?
-GV hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh:
-Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN. 
-H/S tự thu thập và xử lí „ nêu được:
+ADN gồm các nguyên tố: C,H,O, N, P.
Lớp thảo luận nhóm bàn thống nhất ý kiến nêu được:
-Tính đặc thù: Do số lượng, thành phần, trình tự của các loại nuclêôtit.
- Tính đa dạng: Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit. 
-Gọi 1-2 học sinh lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
I.Cấu tạo hoá học của phân tử ADN:
-Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O, N, P.
-ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là nuclêôtit gồm 4 loại: A, T, G, X.
-Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù do: Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
-Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu tạo nên tính đa dạng của ADN.
-Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. 
Hoạt động 2.(19 phút). 
Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Mục tiêu: + Học sinh mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN. 
 + Hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu HS đọc„ quan sát H15 SGKtrang45 mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
-Từ mô hình ADN HS thảo luận theo ẹ2:
?Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp?
-GVcho trình tự một mạch đơn yêu cầu HS lên xác định trình tự các nuclêôtit ở mạch còn lại.
?Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
-GV nhận mạnh:
Tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài.
- Tổng số Nu của phân tử ADN (N).
+ N = 2A + 2G.
+ H = 2A + 3G.
%A = %T, %G = %X.
%A + %G = 50%
- HS đọc kết luận SGK tr46
-H/S hoạt động nhóm bàn. Đọc „ phần II, quan sát H15 SGKtrang45 ghi nhớ kiến thức:
-Đại diện nhóm lên trình bày mô hình ADN,lớp bổ sung thống nhất ý kiến:
HS nêu được các cặp liên kết là:
A-T và G-X.
-HS vận dụng nguyên tắc bổ sung ghép các nuclêôtit ở hai mạch.
-HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: 
-Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
-Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 A0chiều cao34A0
gồm 10 cặp nuclêôtit.
- Các Nu giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:A- T, G- X.
-Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính bổ sung của hai mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại.
+ Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN:
 A=T, G =X.
->A+G = T+X.
4. Kiểm tra - Đánh giá:(5 phút). 
 Câu 1: Bài tập trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng nhất:
1.Tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là do:
 a.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
 b.Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
 c. Tỉ lệ.
 d. Chỉ có b và c đúng. ( Đáp án: 1 - a)
2. Theo nguyên tắc bổ sung thì:
A+T = G +X.
Tỉ lệ.
A =T, G =X.
 d. Chỉ có b và c đúng. ( Đáp án: 2 - c).
Câu 2: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
 - A – T – G – X – T – A – G – X -
 Hãy viết đoạn mạch bổ sung với nó?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). 
- Học bài và trả lời câu hỏi theo nội dung SGK trang 47 .
- Làm bài tập số 4- 5- 6 SGK trang 47.
- Đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị trước bài 16: ADN và bản chất của gen.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut15.doc