. Kiến thức:
- Học sinh nêu được thành phần hoá học của Prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của Prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Trình bày được các chức năng của Prôtêin.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.
- Rèn tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức.
Tiết thứ : 18 Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / /2007. Bài 18: Prôtêin. I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức : - Học sinh nêu được thành phần hoá học của Prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng của nó. - Mô tả được các bậc cấu trúc của Prôtêin và hiểu được vai trò của nó. - Trình bày được các chức năng của Prôtêin. 2. Kỹ năng : - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình. - Rèn tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh hiểu Prôtêin có vai trò đối với tế bào và cơ thể. II.Phương pháp dạy học: Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và vấn đáp. III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học: * Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo. * Chuẩn bị: - Giáo viên: + Tranh vẽ theo H18 SGK trang54. + Bảng phụ. - Học sinh: Học bài, chuẩn bị câu hỏi theo SGK trang 56. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức:(1 phút). Lớp 9A: Lớp 9C: Lớp 9B : 2.Kiểm tra đầu giờ:(5 phút). Câu 1: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN. Đáp án: ADN ARN -Đại phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn. -Có cấu trúc mạch kép. -Xây dựng từ 4 loại nuclêôtit. -Có ba zơ nitric ti min. -Trong mỗi Nuclêôtit có đường Đêôxiribôzơ( C5H10O4). -Đại phân tử có kích thước và khối lượng rất bé. -Có cấu trúc mạch đơn.. -Xây dựng từ 4 loại ribô nuclêôtit. -Có ba zơ nitric loại Uraxin là dẫn xuất của Ti min -Trong mỗi ribô Nuclêôtit có đường ribô (C5H10O5). Câu 2: Bài tập số 4 SGK trang53. 3. Bài mới:(34 phút). ĐVĐ: Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của tế bào, biếu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Hoạt động I(18 phút). Cấu trúc của Prôtêin. - Mục tiêu: + Nêu được thành phần hoá học và mô tả các bậc cấu tríc của Prôtêin. + Phân tích được tính đa dạng và đặc thù của Prôtêin. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV yêu cầu H/S đọc 5 dòng phần I và trả lời câu hỏi sau: ? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của Prôtêin? -GV yêu cầu học sinh thực hiện ẹ1 SGK tr 54. ?Vì sao Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? -Quan sát H18 SGK trang 54, thông báo: Tính đa dạng và đặc thù còn biểu ở cấu trúc k0 gian. -GV yêu cầu HS thực hiện tiếp ẹ2 SGK tr55. ?Tính đặc trưng của Prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào -GVchốt kiến thức. -Cấu trúc bậc I là cấu trúc cơ bản, còn cấu trúc không gian mới thực hiện chức năng. -H/S tự thu thập và xử lí nêu được: +Thành phần hoá học và cấu tạo của Prôtêin. -Hoạt động theo nhóm 3 phút, thảo luận và thống nhất câu trả lời: +Tính đặc thù:Thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự của aa. +Tính đa dạng: Do cách xắp xếp khác nhau của 20 loại aa. -Gọi 1-2 học sinh lên trình bày và hoàn thiện kiến thức các nhóm khác bổ sung. -HS QS hình, đối chiếu các bậc cấu trúc. - HS xác định được: Tính đặc trưng thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4. I.Cấu trúc của prôtêin: - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố : C, H, O, N. - Prôtêin là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau. -Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại aa này tạo nên tính đa dạng của prôtêin. - Mỗi phân tử Prôtêin không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự các axit amin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi a xít amin. -Các bậc cấu trúc: +Bậc 1: Là chuỗi aa có trình tự xác định. +Bậc 2: Là chuỗi aa tạo vòng xoắn tự do. +Bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. +Bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi aa kết hợp với nhau. Hoạt động 2.(16 phút). Chức năng của Prôtêin. - Mục tiêu: + Học sinh nêu được các chức năng của Prôtêin đối với tế bào và cơ thể. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV yêu cầu HS đọc phần II và trả lời ẹSGK trang 55: ?Vì sao Pr dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt? ?Nêu vai trò của một số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày? ?Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường? -GV giảng cho HS 3 chức năng của prôtêin. -GV phân tích thêm các chức năng: +Là thành phần tạo nên kháng thể. +Prôtêin phân giải cung cấp năng lượng. +Truyền xung thân kinh -GV phân tích và chốt lại kiến thức: -HS đọc kết luận SGK trang 56. -H/S đọc SGK trang 55, nghe ghi nhớ kiến thức. -HS vận dụng kiến thức để trả lời: +Vì các vòng xoắn dạng sợi bện lại kiểu dây thừng nên chịu lực khoẻ. +Các loại enzim: /Amilaza biến tinh bột thành đường. /Pépsin:cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn. +Do thay đổi tỉ lệ bất thường của insulin làm tăng lượng đường trong máu. -H/S thảo luận nhóm tiếp và thống nhất ý kiến II.Chức năng của prôtêin: 1.Chức năng cấu trúc: Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất. Từ đó hình thành nên các đặc điểm của mô, cơ quan và cơ thể. 2.Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất của enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hoá. 3.Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất: Các hooc môn phần lớn là prôtêin, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể. Tóm lại: prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào,biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. 4. Kiểm tra - Đánh giá.(4phút). Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tính đa dang và tính đặc thù của prôtêin là do: Số lượng, thành phần các loại aa. Trật tự sắp xếp các aa. Cấu trúc không gian của prôtêin. chỉ có a và b đúng. ( Đáp án: 1 - d) Câu 2: Bậc cấu trúc có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin là: Cấu trúc bậc 1. Cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc 3. Cấu trúc bậc 4. ( Đáp án: 2 - a). 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). - Học bài và trả lời câu hỏi theo nội dung SGK trang 56 . -Làm bài tập số 3- 4 SGK trang 56. -Ôn tập phần : ADN và ARN. - Chuẩn bị trước bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. V.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: