Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.
- Nhận biết được sự hình thành thể đa bội do rối loạn: Nguyên phân. giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường.
- Nêu được ứng dụng của thể đa bội trong chọn giống và tiến hoá.
2. Kĩ năng:
Tiết thứ : 25 Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / / 2007. bài 24 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo). I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội. - Nhận biết được sự hình thành thể đa bội do rối loạn : Nguyên phân. giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên. - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường. - Nêu được ứng dụng của thể đa bội trong chọn giống và tiến hoá. 2. Kĩ năng : - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Hình thành ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong sản xuất. II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và vấn đáp. III.Chuẩn bị phương tiện: * Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách tham khảo. * Chuẩn bị: - Giáo viên: +Tranh hình 24.1 -> 24.5 SGK . + Phiếu học tập: Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan. Đối tượng quan sát. Đặc điểm. Mức bội thể. Kích thước cơ quan. 1.Tế bào cây rêu 2.Cây cà độc dược 3.Củ cải 4.Quả táo - Học sinh: Học bài theo câu hỏi cuối SGK trang 71 . IV.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định tổ chức lớp:(1 phút). Sĩ số lớp: 9A: 9C: 9B: 2. Kiểm tra đầu giờ:(5 phút). Câu 1: Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy những dạng nào? ? Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể? Câu 2:Viết sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể (2n+1) và (2n-1) 3. Bài mới:(34 phút). Hoạt động 1. (19 phút). Hiện tượng đa bội thể. - Mục tiêu: + Hình thành khái niệm về thể đa bội. + Nêu được đặc điểm điển hình của thể đa bội và phương hướng sử dụng các đặc điểm đó trong chọn giống. -Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản ? Thế nào là thể lưỡng bội ?( kiến thức cũ ) -Yêu cầu học sinh đọc thông tin, thực hiện ẹ SGK –trang 69-70, trả lời câu hỏi: ? Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n có chỉ số khác n khác thể lưỡng bội như thế nào? ?Vậy thể đa bội là gì? -Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập: -GV thông báo:Đáp án đúng. -GV nhấn mạnh: Sự tăng trưởng số lượng NST, ADN -> ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá của kích thước tế bào. -Treo tranh: 24.1, 24.2, 24.3, 24.4, 24.5, yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi: ?Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào? ?Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào? ?Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống? -GV:Hướng tạo đa bội được chú trọng nhiều đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu thân, lá như lấy gỗ, lấy sợi, lấy rau -Lấy các ví dụ cụ thể để minh họa. -Vận dụng kiến thức chương II, nêu được: +Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng (2n). -Nhóm thảo luận nêu được: +Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n. +HS nêu khái niệm -Thảo luận nhóm 5 phút, đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập, nhóm khác bổ sung. -Các nhóm quan sát, trao đổi, thống nhất ý kiến và nêu được: +Tăng số lượng NST-> tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan. -Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng: thân, rễ, lá và cơ quan sinh sản: để năng suất cao. -VD: +Nho và dưa hấu tam bội, quả to không hạt. +Củ cải táo tứ bội, củ to. + Rau muống tứ bội lá và thân to sản lượng 300tạ/ha gấp đôi dạng lưỡng bội. I. Hiện tượng đa bội thể: - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2n). -Tế bào đa bội hoá có bộ NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến kích thước TB của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh -Dấu hiệu nhận biết: +Tăng kích thước thân, cành-> tăng sản lượng gỗ. +Tăng kích thước thân, lá, củ -> tăng sản lượng rau, màu. +Tạo giống có năng suất cao. Nội dung phiếu học tập: + Tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan. Đối tượng quan sát. Đặc điểm. Mức bội thể. Kích thước cơ quan. 1.Tế bào cây rêu - 2n, 3n, 4n. -Kích thước tế bào tăng. 2.Cây cà độc dược - 3n, 6n, 9n, 12n. -Tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng 3.Củ cải - 2n, 4n. -Kích thước củ tăng 4.Quả táo - 2n, 4n. - Kích thước quả tăng Hoạt động 2.(15 phút). Sự hình thành thể đa bội. - Mục tiêu: + Hiểu được cơ chế hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân diễn ra không bình thường. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành thể đa bội. -GV yêu HS nhắc lại diễn biến của NST ở kì sau của nguyên phân, kì sau giảm phân II. ?Nếu NST tự nhân đôi, không phân li về hai cực của tế bào thì điều gì sẽ xảy ra. -HS quan sát hình 24.5 trả lời: ?So sánh giao tử, hợp tử ở 2 sơ đồ 24.5 a và b? ?Vậy trong 2 trường hợp trên trường hợp nào minh hoạ sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn? ?Nêu cơ chế hình thành thể đa bội? -GV chốt kiến thức. HS nghiên cứu SGK nêu được: -Do môi trường ngoài: Tác nhân vật lí(Tia phóng xạ, nhiệt độ), tác nhân hoá học( cô si xin). -Do môi trường trong rối loạn phân bào. -Gọi 1-2 HS trình bày. -NST đơn trong từng NST kép tách nhau phân li về hai cực tế bào. -HS quan sát hình và nêu được: +Hình(a): giảm phân bình thường, lần nguyên phân đầu tiên bị rối loạn ->Hợp tử 4n. +Hình(b): giảm phân bị rối loạn sinh giao tử 2n -> thụ tinh tạo hợp tử 4n. -Vậy hình (a): rối loạn do nguyên phân, hình (b) rối loạn do giảm phân. II. Sự hình thành thể đa bội: 1.Nguyên nhân: -Do môi trường ngoài hay môi trường trong. 2.Cơ chế hình thành thể đa bội: Trong nguyên phân hoặc trong giảm phân tất cả các cặp NST không phân li tạo thể đa bội. -Kết luận chung: SGK-trang71. 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(4 phút). - Thể đa bội là gì?, cho VD? - Giáo viên treo tranh hình 24.5 -> gọi học sinh lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường. - Đột biến là gì? Kể tên các dạng đột biến? 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). - Học bài theo câu hỏi SGK. - Làm câu 3 vào vở bài tập. - Sưu tầm ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống. - Chẩn bị trước bài 25: Thường biến. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: