Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 29 - Tuần 15 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 29 - Tuần 15 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Học xong bài này, HS có khả năng:

1/ Kiến thức:

 - Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.

 - Phân biệt được 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và khác trứng.

 - Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 29 - Tuần 15 - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10-12-2005 
Ngày dạy:13- 12 -2005
Tuần 15__ Tiết 29	
CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI.
Bài 28 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI .
A/ Mục tiêu:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
1/ Kiến thức: 
	- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay 	đột biến ở người.
	- Phân biệt được 2 trường hợp : sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
	- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ 	đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
2/ Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nghiên cứu sơ đồ phả hệ.
	- Kĩ năng hoạt động nhóm, thu nhận kiến thức qua hình vẽ.
3/ Thái độ: 
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.
B/ Chuẩn bị:
	- Tranh phóng to hình 28.1 đến 28.3 SGK.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Trong thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ sinh đôi rất giống nhau, nhưng có trẻ sinh đôi không 	giống nhau, vì sao vậy? Chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay để trả lời câu hỏi trên.
2/ Phát triển bài:
I / NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VIỆC NGHIÊN CỨ PHẢ HỆ.
* Mục tiêu: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng ở người.
* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giải thích cho HS rõ:
- Việc nghiên cứu di truyền ở ngưòi gặp 2 khó khăn chính là người sinh sản chậm, đẻ ít con, và vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến.
Nên phải có phương pháp nghioên cứu thích hợp.
- GV lưu ý HS: cần nắm vững các kí hiệu trước khi theo dõi sơ đồ hình 28.1 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án.
- HS theo dõi thu nhận thông tin do GV cung cấp và ghi những nội dung chính vào vở.
- HS quan sát tranh phóng to hình 28.1 SGK và tìm hiểu thông tin trong SGK để thảo luận trả lời các câu hỏi mục s .
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi , các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện đáp án.
* Đáp án: 
- Màu mắt nâu là trội so với màu mắt đen, vì nó thể hiện ở đời F1 .
- Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan đến giới tính. Vì cả 3 thế hệ: P, F1, F2 đều có người mắc bệnh ở cả 2 giới tính.
Hoạt động 2: XÁC ĐỊNH SỰ DI TRUYỀN BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG.
	* Mục tiêu: - xác định sự di truyền bệnh máu khó đông.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong ví dụ 2 SGK và quan sát tranh phóng to hình 28.1 SGK để trả lời 2 câu hỏi:
+ Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn qui định?
+ Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao?
- GV cung cấp cho HS thông tin: Bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn kiểm soát.
- Gợi ý: Tính trạng mắc bệnh thể hiện ở đời F1 là trội hay lặn?
- HS nghiên cứu nội dung trong ví dụ 2 SGK và quan sát tranh phóng to hình 28.1 SGK hoạt động nhóm để trả lời 2 câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động , các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án :
- Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính. Vì do gen lặn quy định thường thấy ở nam giới ( sơ đồ sau: gen a gây bệnh, gen A không gây bệnh) :P: XAXa x XAY
Gp: XA ; Xa XA ; Y
F1: XAXA : XAY : XAXa : XaY
 ( mắc bệnh)
II/ NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH.
Hoạt động 3: NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH.
* Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền.
* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng:
- GV nêu vấn đề:
Trẻ đồng sinh thường gặp nhất là trẻ sinh đôi( cùng trứng hay khác trứng).
Yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục s SGK.
 H: Sơ đồ hình 28.2a khác 28.2b như thế nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn thiện đáp án đúng.
- Gv chốt lại những ý đúng.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thực hiện trả lời các câu hỏi trong mục s .
H: Tính trạng nào của 2 anh em hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường?
H: Tính trạng nào dễ thay đổi do điều kiện môi trường?
- GV giải thích: Nghiên cứu trẻ đồng sinh, người ta thấy được vai trò của kiểu gen và của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
- HS quan sát tranh phóng to hình 28.2 SGK, hoạt động nhóm thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án:
- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều cùng giới. Vì chúng được phát triển từ cùng một hợp tử, có chung bộ NST giới tính qui đinh giới tính giống nhau.
- Đồng sinh khác trứng là những trẻ đồng sinh , nhưng phát triển từ những hợp tử khác nhau, có bộ NST khác nhau.
- Đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng khác nhau điểm cơ bản là: đồng sinh cùng trứng có bộ NST giống hệt nhau, còn đồng sinh khác trứng có bộ NST khác nhau.
- HS hoạt động nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
- Tính trạng hầu như không thay đổi là tính trạng chất lượng.
- Tính trạng dễ bị thay đổi do tác động của môi trường là tính trạng số lượng.
3/ Củng cố: - Yêu cầu HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
4/ Dặn dò:
	- VN học bài, làm bài tập, chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Ngày soạn: 10-12-2005
Ngày dạy: - 12-2005
Tuần 15__ Tiết 30	
Bài 29 BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI .
A/ Mục tiêu:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
1/ Kiến thức: 
	- Nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái của bệnh nhân.
	- Nêu được các đặc điểm di truyền của các bệnh: bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón 	tay.
	- Xác định được nguyên nhân của các bệnh tật, di truyền biết đề xuất các biện pháp hạn chế 	sự phát sinh các bệnh tật này.
2/ Kĩ năng: 
	- Rèn kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, thảo luận theo nhóm và quan sát, phân tích thu nhận 	kiến thức từ hình vẽ.
3/ Thái độ:
	- Có thái độ đúng đắn với các bệnh tật di truyền, không hoang mang hay chống các tư tưởng 	mê tín 	cực đoan.
B/ Chuẩn bị:
	- Tranh phóng to hình 29.1 đến 29.3 SGK.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài:	 Các ĐBG, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự 	nhiên , do ô nhiễm môi trường và do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra bệnh và 	tật di truyền ở người.
2/ Phát triển bài:
I/ MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
	* Mục tiêu: - HS nhận biết một số bệnh di truyền ở người thông qua một số biểu hiện bên ngoài.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1/ Bệnh Đao:
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 29.1 SGK và nghiên cứu nội dung thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi:
H: Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân đao với bộ NST của người bình thường là gì?
H: Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm nào?
- YC đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2/ Bệnh Tơcnơ:
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 29.2 SGK và nghiên cứu nội dung thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK. 
- GV lưu ý HS: chú ý kĩ cặp NST giới tính.
- YC đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3/ Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh:
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
H: Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh là như thế nào?
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và rút ra kết luận .
- HS quan sát tranh phóng to hình 29.1 SGK và nghiên cứu nội dung thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm để thống nhất đáp án trả lời:
+ Cặp NST thứ 21của người bệnh Đao có 3 NST, người bình thường là 2 NST.
+ Các dấu hiệu: bé, lùn, cổ rụt, má phệ... si đần bẩm sinh không có con.
- HS quan sát tranh phóng to hình 29.2 SGK và nghiên cứu nội dung thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm để thống nhất đáp 
án trả lời:
+ Cặp NST giới tính của bệnh nhân Tơcnơ chỉ có 1 NST, người bình thường là 2.
+ Dấu hiệu: Nữ, cổ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
- Bạch tạng do ĐBG lặn gây ra, bệnh nhân códa, tóc màu tắng, mắt màu hồng.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh cũng do ĐBG lặn gây ra(do chất phóng xạ, chất hóa học).
II/ MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI:
Hoạt động 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
	* Mục tiêu: - HS nhận biết được một số tật di truyền ở người.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh.
H: Kể một số tật di truyền mà em biết?
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động của mình.
- HS quan sát tranh và nệu một số tật di truyền ở người:
+ Tật khe hở môi – hàm.
+ Tật bàn tay mất một số ngón.
+ bàn chân mất ngón và dính ngón.
+ Bàn tay dư ngón...
III/ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI.
	* Mục tiêu: - HS hiểu được cơ sở KH của các tật di truyền từ đó đề xuất các biện pháp hạn chế pát 	sinh các tật di truyền ở người.
	* Thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Từ các cơ chế phát sinh trên em hãy tự đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người?
- GV Yêu cầu HS báo cáo các đề xuất của mình, nêu nhận xét rút ra kết luận.
- Hs tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận hoạt động nhóm đề ra các biện pháp nhằm hạn chế các bệnh và tật di truyền.
- Đại diện nhóm báo áo kết quả hoạt động :
+ Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa ho ... ghệ tế bào.
2/ Phát triển bài:
I/ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
Hoạt động 1: KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.
	* Mục tiêu: - Nhận biết được công nghệ di truyền tế bào là gì, gồm những công đoạn chủ yếu nào.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu nội dung thông tin mục I SGK để thực hiện s SGK.
- GV giải thích : Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc đã trở thành một ngành kĩ thuật có qui trình xác định, được gọi là công nghệ tế bào.
- GV lưu ý HS: Cần nghiên cứu kĩ SGK để nêu lên được các bước trong qui trình nuôi cấy mô.
- Yêu cầu cử đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện đáp án đúng.
- HS nghiên cứu nội dung thông tin mục I SGK để thực hiện s SGK.
- Nghe GV phân tích sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi .
- Cử đại diện báo cáo kết quả hoạt động dưới sự chỉ đạo , hướng dẫn, điều khiển của GV.
* Đáp án: - Ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với KG của cơ thể gốc được gọi là công nghệ tế bào.
- Người ta phải: Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể mẹ, rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Sau đó kích thích mô non bằng hooc môn sinh trưởng để nó phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
	* Tiểu kết: - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào 	hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
	- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là: tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy 	để tạo mô sẹo, dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể 	hoàn chỉnh.
II/ ỨNG DỤNG TẾ BÀO.
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU ỨNG DỤNG TẾ BÀO.
	* Mục tiêu: - Phân tích được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
	- Nêu được phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
- Yêu cầu HS nghiên cứu và thu nhận thông tin SGK và trình bày lại qui trình nuôi cấy mô dựa vào tranh vẽ hình 31 SGK.
2/ Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật:
- Yêu cầu HS nghiên cứu và thu nhận thông tin SGK , hoạt động nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: 
Nêu những ưu điểm và triển vọng của phương pháp vi nhân giống.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động .
- GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng.
3/ Phương pháp nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng:
a) Lai tế bào:
- GV giải thích rõ: Do tế bào thực vật có vách cứng nên phải loại bỏ lớp vách này truớc khi dung hợp 2 tế bào.
Bằng cách dung hợp 2 tế bào trần, có thể lai tế bào xoma của 2 loài, thuộc 2 họ, thậm chí thuộc 2 bộ với nhau.
b) Chọn dòng tế bào:
GV nêu vấn đề: Một tế bào phân chia nguyên nhiễm nhiều lần liên tiếp sẽ tạo ra dòng tế bào.
- Dùng phương pháp nuôi cấy mô để chọn các mô tốt cho phát triển thành cây giống.
- HS nghiên cứu và thu nhận thông tin SGK và trình bày lại qui trình nuôi cấy mô dựa vào tranh vẽ hình 31 SGK nêu nên được: + qui trình nuôi cấy mô.
+ Thành tựu nuôi cấy mô , đặc biết các kết quả nuôi cấy mô trong nước: nhân giống khoai tây, dứa phong lan...
- HS hoạt động nhóm thống nhất đáp án trả lời:
- PP vi nhân giống cho ra giống nhanh, năng suất cao và chi phí thấp. Có triển vọng mở ra khả năng cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân hoặc nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- HS quan sát tranh phóng to hình 31.3 SGK và thu nhận thông tin SGK để nêu lên được: 
+ PP dung hợp tế bào trần.
+ Thành tựu dung hợp tế bào trần trên thế giới và ở Việt Nam.
- HS chú ý nhe và thu nhận thông tin do GV cung cấp.
	* Tiểu kết: Công nghệ tế bào được ứng dụng trong phạm vi nhân giống hay nhân bản vô tính hoặc 	trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới.
3/ Củng cố:
	- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ghi nhớ SGK.
	H: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
	H: Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
4/ Dặn dò:
	- VN học bài, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Ngày soạn:1/1/2005
Ngày dạy:
Tuần : 17 __ Tiết 33.
Bài 32 công nghệ gen.
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	* Học xong bài này , HS có khả năng:
	- Nêu được khái niệm kĩ thuật di truyền và các khâu trong kĩ thuật gen.
	- Xác định được các lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật gen.
	- Nêu lên được công nghệ sinh học là gì?- Xác định được các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học.
2/ Kĩ năng:
	- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, hoạt động hợp tác theo nhóm.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hợp với chức năng.
B/ Chuẩn bị:
	- Tranh phóng to hình 32.1, 32.2 SGK.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: 	Công nghệ gen là gì? Người ta sử dụng công nghệ gen với mục đích gì? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trên trong nội dung bài hôm nay.
2/ Phát triển bài:
I/ KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN.
Hoạt động 1: KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN.
	* Mục tiêu: - HS nêu được khái niệm kĩ thuật di truyền và các khâu trong kĩ thuật gen.
	* Thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV treo tranh phóng to hình 32.1 – 32.2 SGK cho HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi mục s SGK.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện đáp án đúng.
- GV lưu ý HS quan sát hình 32.1- 32.2 thấy được những đoạn giống (1, 2, 3, 4) và khác nhau(5, 6)
- GV phân biệt sự chuyển gen vào tế bào vi khuẩn và tế bào động – thực vật: + Trong TB vi khuẩn, gen được chuyển do gắn vào thể truyền(plasmit) nên vẫn có khả năng tái tạo độc lập với NST dạng vòng của vật chủ.
+ Trong TB của động vật, gen được chuyển chỉ có khả năng tái bản khi nó được gắn vào NST của tế bào nhận.
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu ứng với 3 PP(chủ yếu).
- HS quan sát tranh vẽ và độc lập nghiên cứu nội dung thông tin SGK. 
- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
* Đáp án: - Người ta dùng kĩ thuật gen để tạo ra các chế phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến đổi gen .
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu: + Khâu 1: PP tách AD N của tế bào cho và tách phân tử AD N dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
+ Khâu 2: PP tạo AD N tái tổ hợp . AD N của tế bào cho và p/tử AD N làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định , ngay lập tức ghép AD N của tế bào cho vào AD N thể truyền.
+ Khâu 3: Chuyển đoạn AD N tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép thể hiện .
- Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
II/ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN.
Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN.
	* Mục tiêu: - Xác định được các lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật gen.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Tạo các chủng vi sinh vật mới:
- Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
Những ưu điểm của Ecoli trong sản xuất các sản phẩm sinh học là gì?
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại ý đúng.
2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen:
GV nêu vấn đề: Bằng kĩ thuật gen, người ta đã đưa ra nhiều gen qui định tính trạng quí từ giống này sang giống khác.
VD: chuyển gen quy định tổng hợp b- caroten vào tế bào của cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A, chuyển một gen từ giống đậu của pháp vào tế bào cây lúa, làm tăng hàm lượng sắt trong gạo lên 3 lần...
3. Tạo động vật biến đổi gen:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK , hoạt động nhóm để nêu được các thành tựu chuyển gen vào động vật ?
- HS hoạt động cá nhân nghiên cứu nội dung thông tin SGK.
- Đại diện HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Đáp án :
Ecoli dễ nuôi cấy, sinh sản nhanh (sau 30 phút lại phân đôi) 
- HS chú ý nghe và thu nhận thông tin , ghi những ý chính vào vở.
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và hoạt động nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời kết quả hoạt động 
* Yêu cầu nêu được 1 số ý sau: người ta đã chuyển được gen sinh trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả hấp thụ thức ăn cao, ít mỡ nhưng cũng có tác dụng phụ có hại cho nghười tiêu dùng( tim nở to, loét dạ dày, viêm da...), chuyển được gen sinh trưởng và gen chịu lạnh từ cá bắc cực vào cá hồi và cá chép...
III/ KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
Hoạt động 3: KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
	* Mục tiêu: - Hiểu được công nghệ sinh học và các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học. 
	* Thực hiện: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin mục III SGK và hoạt động nhóm để tìm câu trả lời .
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét tìm câu trả lời hoàn chỉnh. 
- HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và hoạt động nhóm tìm được các thành tựu của công nghệ sinh học.
* Đáp án: - Công nghệ sinh học là một nghành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ xử lí môi trường, công nghệ gen.
3/ Củng cố: 
	- Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
4/ Dặn dò: 
	- VN học bài, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29-33.doc